Người hay viết sai chính tả là người như thế nào

Đúng vậy! Cách nhanh nhất để khiến người ta mất hứng trò chuyện, tranh luận hay thậm chí phát điên với bạn chính là hãy viết sai chính tả. Mà đừng sai những từ khó hay ít dùng, hãy sai những từ cơ bản, ai cũng có thể viết đúng trong vòng 1 nốt nhạc nhưng bạn, theo một cách diệu kì nào đó vẫn viết sai được cơ.

Với nhiều người, việc phải đọc những dòng chữ viết nhầm dấu hỏi với dấu ngã, viết sai "s" với "x"... chẳng khác nào bị hành hạ hay tra tấn đôi mắt. Dẫu biết việc "dị ứng" với lỗi chính tả đôi khi cũng hơi quá đà vì ai mà chẳng 1, 2 lần nhầm lẫn hay viết sai. Nhưng mà, khó chịu thì vẫn là khó chịu thôi, chị hiểu hơm?

Trường đại học Michigan mới đây đã làm ra hẳn một nghiên cứu về hiện tượng tâm lý này, tôi tin chắc là bạn sẽ không thích kết quả nghiên cứu lắm đâu.

Người hay viết sai chính tả là người như thế nào

Cách bạn phản ứng với lỗi sai chính tả phần nào phản ánh một nét tính cách của bạn đấy.

Chỉ với một bài khảo sát nhỏ qua email tên "If You're House Is Still Available, Send Me an Email", các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một nhóm người "đặc biệt nhạy cảm với các lỗi chính tả". Họ đã yêu cầu 83 người đọc một loạt các văn bản chứa nhiều lỗi đánh máy (ví dụ như "teh" thay vì "the"), sai ngữ pháp (there hay they're) hay một văn bản hoàn hảo không một lỗi sai. Sau khi phải chịu đựng những văn bản toàn sạn như vậy, tình nguyện viên được hỏi xem họ phát hiện ra được bao nhiêu lỗi chính tả, và cảm giác của họ khi phải đọc chúng.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm ra mối liên kết giữa đặc tính nhạy cảm với lỗi sai chính tả với tính cách của người tham gia. Tình nguyện viên được yêu cầu hoàn thành bài trắc nghiệm tính cách Big Five (bài trắc nghiệm xác định mức độ của 5 loại tính cách: hướng ngoại, tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, dễ chịu, tâm lý bất ổn). Họ cũng được yêu cầu đoán xem người viết email là người như thế nào bằng cách đoán xem họ thông minh đến đâu, thân thiện ra sao với một thang điểm cho trước.

Người hay viết sai chính tả là người như thế nào

Chắc là trừ những lỗi quá dĩ nhiên như thế này.

Bạn có tò mò muốn biết kết quả không? Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có tính cách khó chịu thường tỏ ra nhạy cảm với lỗi sai hơn người bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhóm người này sở hữu tính cách "khó thông cảm dù chỉ là với những sai lầm nhỏ nhặt" trong truyền thuyết, thật ra đây chỉ là cách nói hoa mỹ dành cho những kẻ khó chịu thích thích săm soi lỗi ngữ pháp của người khác mà thôi.

Nghiên cứu cũng cho biết những người hướng ngoại thường có xu hướng bỏ qua những lỗi vặt này trong khi những người có lối sống khép kín lại rất để tâm đến chúng đồng thời ngấm ngầm đánh giá bản chất của người viết chỉ qua một vài con chữ. Nhóm đối tượng có chỉ số tận tâm cao và cởi mở thấp thường tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với lỗi đánh máy và trạng thái tâm lý không mấy ảnh hưởng đến khả năng này.

Chắc hẳn là sẽ có một vài người sẽ bị tổn thương vì kết quả nghiên cứu, nhưng suy cho cùng thì bài khảo sát cũng chỉ dựa trên có 83 người mà thôi. Nhóm người này không thể đại diện cho số đông được, chúng ta thử chờ đợi một vài nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai xem kết quả có thay đổi không nào.

Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường...

Nói về chất lượng của những người được gọi là có bằng cấp hiện nay, giám đốc một công ty cung ứng nguồn nhân lực cho biết: Qua đánh giá những người được công ty ông phỏng vấn thì... phần lớn là quá yếu. Nhiều người nói tiếng Anh “rôm rốp”, nhưng lại viết sai tiếng Việt, phổ biến nhất là viết câu què, câu cụt. Và ông ta không hiểu vì sao những người đó lại tốt nghiệp được trung học, rồi đại học?

Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạy ra rả trong nhà trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi khi đọc một bài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần như chấp nhận phải “chung sống” với tiếng Việt viết sai.

Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đã thường xuyên có những giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công tác... thì lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải giữ gìn.

Với người Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại thì chuyện viết sai tiếng Việt càng là việc “hà rầm” hơn.

Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường, ngụy biện cho những cái sai của mình là “phong cách” hay “sự sáng tạo”. Điều đó dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung “đại khái” quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ cho rằng chỉ cần người khác hiểu được đại khái ý chính là được!

Việc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói quen, tập quán của từng vùng miền. Vì thế, ngay chính trên quê hương của tiếng Việt việc nói và viết sai tiếng mẹ đẻ vẫn xảy ra như cơm bữa.

Ví dụ: Người miền Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr - ch, gi - d, l - nh, s - x... - nên nói, thậm chí viết : “ông giời” (ông trời), “mặt giăng” (mặt trăng), “uống riệu” (uống rượu), “giồng cây ăn chái” (trồng cây ăn trái), “phong chào chanh đấu” (phong trào tranh đấu), “nhọ nhem” (lọ lem)...

Nguời miền Trung thì không phân biệt dấu hỏi - dấu ngã...

Người miền Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏi ngã, có nhiều lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm đầu:

- v - d: “dội dàng đi dề” (vội vàng đi về)

- tr - ch: “ông chời” (ông trời)

Lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm cuối:

- t - c: “dủ nhao chơi cúc bắc” (rủ nhau chơi cút bắt)

- au - ao: “chời mưa như trúc” (trút)...

Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau cả! Với những người Việt xa quê hương quá lâu không được nói, viết tiếng Việt hàng ngày thì việc viết sai chính tả, lủng củng, dùng từ không chính xác, phải “mượn” ngoại ngữ để diễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông cảm bỏ qua.

Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu “chat chit” trên internet thì bây giờ nhan nhãn thứ “tiếng Việt cách tân”, xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: “sẹo” (sạo), “trùi” (trời), “thui” (thôi), “rùi” (rồi), “cí” (ký, cái), “đê” (đi), “thía” (thế), “wé” (quá), “wừn” (quần)....

Không phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm nay thì tiếng Việt mới bước vào con đường bị viết sai một cách bi đát như vậy. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyên là một GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: “Năm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước.

Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Nhưng tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt.

Rồi tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn”.

Nhìn tới ngó lui, nhìn xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việt chẳng phải là chuyện gì mới mẻ, chắc nó đã có từ khi... có tiếng Việt! Tuy nhiên, viết chính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt được. Người Việt dù trong nước hay ở hải ngoại đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc, không thể nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt.