Người tham gia tố tụng dân sự là gì

Đương sự là cụm từ xuất hiện thường xuyên trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hành chính. Vậy, đương sự là gì?

1. Đương sự là gì trong tố tụng dân sự?

Hiện nay, khái niệm đương sự xuyên suốt các quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.Bộ luật này cũng đưa ra hai khái niệm về đương sự như sau:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vì thế, có thể hiểu, đương sự là những người tham gia trong các vụ án dân sự/việc dân sự tại Tòa án nhân dân về các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình... Họ có thể lànguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Để hiểu chi tiết khái niệm đương sự, cần đi tìm hiểu các đối tượng nêu trên, họ là ai?

1.2 Nguyên đơn trong tố tụng dân sự là gì?

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự:

2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Có thể hiểu đơn giản, nguyên đơn trong vụ án dân sựlà người tham gia tố tụng với tư cách là người khởi kiện vụ án dân sự. Việc khởi kiện này có thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc bảo vệ lợi ích côhg cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc...

Việc tham gia tố tụng dân sự của nguyên đơn mang tính chủ động, là người trực tiếp yêu cầu giải quyết vụ án dân sự đó. Trong hoạt động tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.


Đương sự là gì trong tố tụng dân sư, hành chính...? [Ảnh minh họa]

1.3 Người yêu cầu giải quyết việc dân sựlà gì?

5. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Chẳng hạn, hai bên vợ cồng yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn.

Họ cũng tham gia tốt tụng dân sự với tư cách là người chủ động yêu cầu. Tuy nhiên, không khởi kiện ai và cũng không cần bảo vệ lợi ích nào...

1.4 Bị đơn trong tố tụng dân sự là gì?

Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về bị đơn trong tố tụng dân sự như sau:

3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Như vậy, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị kiện. Họ tham gia tố tụng mang tính bắt buộc, bị động. Trong các vụ án dân sự, bị đơn bị tham gia với tư cách là người xâm phậm đến quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.

Bị đơn có thể cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, nếucơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ thì bị đơn có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. Nếu không thể tự mình thu thập chứng cứ, bị đơn có thể đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc hoặc đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ...

1.5 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là gì?

Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng định nghĩa về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự như sau:

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Đương sự trong tố tụng hành chính

Theo Bộ luật Tố tụng Hành chính:

7.Đương sựbao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong đó, người khởi kiện có thểlà cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính. Việc khởi kiện xảy ra đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân...

Và, người bị kiệnlà nhữngngười, tổ chức... có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị cá nhân, cư quan, tổ chức khởi kiện...

Đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính là cơ quan, tổ chức, cá nhân không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

3. Đương sự trong tố tụng hình sự

Đương sự trong vụ án hình sự gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Trong một vụ án hình sự, có rất nhiều vấn đề liên quan, kể cả liên quan đến các yếu tố dân sự.

Khi việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và vụ án hình sự liên quan mật thiết đến nhau thì việc cùng giải quyết có thể đáp ứng được tính chính xác, khách quan, toàn diện. Vì thế, để giải quyết chung hai khía cạnh dân sự và hình sự trong một vụ án hình sự thì đòi hỏi các bên phải tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bởi vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng của Bộ luật Tố tụng Hình sự là giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Trên đây là giải đáp thắc mắc đương sự là gì?Nếu bạn còn có thêm vướng mắc, có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

09[94]/2015

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga
  • 2.Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ
  • 3.Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc
  • 4.Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
  • 5.Một số kiến nghị hoàn thiện về người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
  • 6.Tài liệu tham khảo

Người tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

TRẦN THẢO*

09[94]/2015 - 2015, Trang 71-80

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

Trong khoa học tư pháp hình sự trên bình diện quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng, khi phân định chủ thể tố tụng hình sự [TTHS] có nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi chủ thể TTHS khi tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự [VAHS] có địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể được quy định trong luật TTHS của mỗi quốc gia có sự khác nhau, mức độ hoàn thiện cũng khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tìm hiểu, so sánh quan điểm khoa học pháp lý về người tham gia TTHS quy định trong pháp luật TTHS một số nước trên thế giới như: Nga, Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 [BLTTHS năm 2003] về người tham gia tố tụng [TGTT] trong thời gian tới ở Việt Nam.


ABSTRACT:

In criminal justice science, in the world in general and in Vietnam in particular, there are many different viewpoints on dividing subjects in criminal procedure. When taking part in solving criminal cases, every subject in criminal procedure has its own legal status, rights, obligations and responsibilities which are stipulated in criminal procedure law in every country. These regulations as well as their levels of perfection are different. In this paper, the author analyzes and compares legal scientific viewpoints on persons taking part in criminal procedure in criminal procedure laws of some countries such as: Russia, the USA, China and Vietnam. Therefore the author proposes some suggestions to amend regulations on persons taking part in criminal procedure to improve Vietnam Criminal Procedure Law 2003 in the future.

TỪ KHÓA: không có,
KEYWORDS: no,
Trích dẫn:
×
TRẦN THẢO*, Người tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 09[94]/2015, Trang 71-80

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=ffc92f46-53a0-4133-a1ec-3aa154e25418

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký
Bài viết đã được lưu vài tài khoản.
×
Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Trong mỗi VAHS, số lượng, thành phần những chủ thể TGTT có thể khác nhau phụ thuộc vào diễn biến của từng vụ án, quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng [THTT]. Ngoài cơ quan THTT, người THTT, còn có cá nhân khác tham gia vào việc giải quyết VAHS, có thể là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ các cơ quan THTT. Việc tham gia của các chủ thể này tuy bị chi phối bởi các cơ quan THTT và người THTT, nhưng sự tham gia hay không tham gia của họ vẫn có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động TTHS. Những người TGTT là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là những người mà các cơ quan THTT yêu cầu tham gia vào việc giải quyết VAHS. Người TGTT bao gồm: bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Từ khi BLTTHS năm 2003 được ban hành và có hiệu lực cho đến nay, khi phân định chủ thể TTHS, trong khoa học tư pháp hình sự có nhiều quan điểm khác nhau, như quan điểm cho rằng chủ thể TTHS được chia làm ba loại gồm các cơ quan THTT, những người THTT và những người TGTT. Trong đó người TGTT được phân chia thành ba loại: người TGTT có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người TGTT để bảo vệ quyền lợi của người khác; người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, mỗi chủ thể TTHS khi tham gia vào việc giải quyết VAHS đều có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể được quy định trong luật TTHS, tức là địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này phải được pháp luật quy định một cách rõ ràng cụ thể bằng văn bản pháp luật TTHS. Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong đời sống pháp lý trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo luật TTHS của một số nước trong việc xây dựng, sửa đổi BLTTHSnăm 2003 là vấn đề tất yếu khách quan.


1. Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga

Chương II BLTTHS Liên bang Nga năm 2001đềcập người TGTTnhư sau:[1]

Nhóm thứ nhất, các chủ thể TGTThình sựthuộc bênbuộc tội bao gồm:

- Kiểm sát viên:Kiểm sát viên là người có chức vụ quyền hạn, có quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy tố hình sự trong quá trình tố tụng hình sự và kiểm sát hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra ban đầu và cơ quan điều tra dự thẩm trong phạm vi thẩm quyền được quy định trong Bộ luật này.[2]

- Dự thẩm viên:Dự thẩm viên là người có chức vụ, quyền hạn, có quyền tiến hành điều tra dự thẩm đối với vụ án trong phạm vi thẩm quyền do Bộ luật này quy định.[3]

- Về thủ trưởng cơ quan điều tra:Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền tiếp nhận vụ án để điều tra và tiến hành điều tra toàn bộ vụ án với tư cách và thẩm quyền của dự thẩm viên và [hoặc] lãnh đạo nhóm điều tra theo quy định tại Điều 38 và Điều 163 Bộ luật này.[4]

- Về nhân viên điều tra ban đầu:Thẩm quyền của cơ quan điều tra ban đầu quy định tại mục 1, khoản 2 Điều 40 Bộ luật này được Thủ trưởng cơ quan điều tra ban đầu giao cho nhân viên điều tra ban đầu.[5]

- Người bị hại:Người bị hại là thể nhân, bị thiệt hại về thể chất, tài sản, tinh thần do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra. Quyết định công nhận người bị hại được thể hiện bằng quyết định của kiểm sát viên, dự thẩm viên hoặc Tòa án.[6]

- Tư tố viên:Tư tố viên là người đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án tư tố theo thủ tục quy định tại Điều 318 Bộ luật này và thực hiện việc buộc tội trước Tòa án.[7]

- Nguyên đơn dân sự:Nguyên đơn dân sự là thể nhân hoặc pháp nhân có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản khi có căn cứ để cho rằng thiệt hại đối với họ là do tội phạm trực tiếp gây ra. Quyết định công nhận nguyên đơn dân sự được thể hiện trong quyết định của Tòa án hoặc quyết định của thẩm phán, kiểm sát viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu. Nguyên đơn dân sự có thể đệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với thiệt hại về tinh thần[8].

- Người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên:Người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên có thể là luật sư, còn người đại diện của nguyên đơn dân sự là pháp nhân có thể là những người khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga. Theo quyết định của thẩm phán hòa giải, đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự cũng có thể là một trong những người họ hàng thân thích của người bị hại hoặc của nguyên đơn dân sự hoặc người khác do người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự yêu cầu.[9]

Nhóm thứ hai, các chủ thể TGTThình sựthuộc bênbàochữa bao gồm:

- Người bị tình nghi:Người bị tình nghi là người đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và theo thủ tục quy định tại Mục 20 Bộ luật này; bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ luật này; bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 108 Bộ luật này.[10]

- Bị can: Bị can là người bị tống đạt quyết định khởi tố bị can; bị tống đạt bản cáo trạng.[11]

- Về người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa thành niên:Đối với những vụ án hình sự về các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện thì sự tham gia của người đại diện hợp pháp của họ là bắt buộc theo thủ tục quy định tại Điều 426 và 428 Bộ luật này.[12]

- Về bị người bào chữa:Người bào chữa là người thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi và bị can và giúp họ về mặt pháp lý trong quá trình tố tụng đối với vụ án theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.[13]

- Về bị đơn dân sự:Bị đơn dân sự có thể là thể nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do tội phạm gây ra. Nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên, hoặc Tòa án ra quyết định công nhận thể nhân hoặc pháp nhân là bị đơn dân sự.[14]

- Về bị người đại diện của bị đơn dân sự:Người đại diện của bị đơn dân sự có thể là luật sư. Nếu bị đơn dân sự là pháp nhân thì người đại diện có thể là người khác có thẩm quyền đại diện cho lợi ích của họ theo quy định của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga. Theo quyết định của Tòa án, thẩm phán, kiểm sát viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu thì người đại diện của bị đơn dân sự còn có thể là một trong số những người họ hàng thân thích của bị đơn dân sự hoặc người khác do bị đơn dân sự yêu cầu.[15]

Nhóm thứ ba, các chủ thể khác TGTThình sựbao gồm:

- Người làm chứng: Người làm chứng là người có thể biết được những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều tra và xét xử vụ án và được triệu tập để đưa ra những lời khai.[16]

- Người giám định:Người giám định là người có những kiến thức chuyên môn và được trưng cầu theo thủ tục quy định tại Bộ luật này để thực hiện việc giám định tư pháp và đưa ra kết luận.[17]

- Nhà chuyên môn:Nhà chuyên môn là người có những kiến thức chuyên môn được trưng cầu tham gia vào các hoạt động tố tụng theo thủ tục quy định tại Bộ luật này để phối hợp trong việc phát hiện, củng cố và thu thập những đồ vật và tài liệu, áp dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đưa ra các câu hỏi đối với người giám định cũng như giải thích cho các bên và Tòa án những vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên môn của họ.[18]

- Người phiên dịch:Người phiên dịch là người được triệu tập tham gia vào quá trình tố tụng trong những trường hợp theo quy định của Bộ luật này, thông thạo ngôn ngữ cần thiết để phiên dịch.[19]

- Người chứng kiến:Người chứng kiến là người không liên quan đến vụ án được nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên hoặc kiểm sát viên mời để chứng thực sự kiện tiến hành hoạt động điều tra cũng như nội dung, các bước tiến hành và kết quả hoạt động điều tra.[20]

Như vậy, BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 có những ưu điểm sau đây:

Thứ nhất,Bộ luật này quy định chủ thể TGTT thành từng nhóm riêng biệt, xác định rõ vai trò, địa vị pháp lý của họ trong TTHS như: nhóm thứ nhất là các chủ thể TGTThình sựthuộc bênbuộc tội, nhóm thứhai làcácchủthểTGTThình sựthuộc bênbàochữa vànhóm thứba làcác chủthểkhácTGTThình sự.

Sựphânđịnhđóýnghĩa lớn trong việcđảm bảo thực hiện tranh tụng, đápứng nhu cầu cải cách tưphápnước ta trong giaiđoạn hiện nay.

Thứ hai,BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 đề cập các chủ thể TGTThìnhsự trong từng điều luật, quyđịnh rõ ràng cụ thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ.

Thứ ba,BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 có những quy định cụ thể mang tính khái niệm về một số chủ thể TGTThình sự.

Tóm lại, theo quan điểm của tác giả thì với những ưu điểm của mình quy định của BLLTHS Liên bang Nga năm 2001 về người TGTT có thểđượcvận dụng vào việc hoàn thiện BLTTHS năm 2003 theo mô hình tố tụng thẩm vấn kết hợp tranh tụng tại Việt Nam.

* NCS.ThS, Phó Khoa Cảnh sát kinh tế, Trường ĐH Cảnh sát nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.

[1] Các điều luật dưới đây được trích từ nguồn: Viện Kiểm sát tối cao, Viện Khoa học kiểm sát, Bộ Luật Tố Tụng hình sự, Liên bang Nga [Dịch từ nguyên bản tiếng Nga; Mátxcơva, 2002], Phụ trương Khoa học pháp lý, năm 2002.

[2] Khoản 1 Điều 37 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[3] Khoản 1 Điều 38 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[4] Khoản 2 Điều 39 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[5] Khoản 1 Điều 41 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[6] Khoản 1 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[7] Khoản 1 Điều 43 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[8] Khoản 1 Điều 44 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[9] Khoản 1 Điều 45 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[10] Khoản 1 Điều 46 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[11] Khoản 1 Điều 47 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[12] Điều 48 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[13] Khoản 1 Điều 49 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[14]Khoản 1 Điều 54 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[15] Khoản 1 Điều 55 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[16] Khoản 1 Điều 56 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[17] Khoản 1 Điều 57 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[18] Khoản 1 Điều 58 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[19] Khoản 1 Điều 59 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

[20] Khoản 1 Điều 60 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001.

2. Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ

Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, bao gồm cả sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/12/2006, gồm một số quy định liên quan đến chủ thể TTHS như sau:[21]

- Thẩm phán có nghĩa là một thẩm phán liên bang hoặc một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.[22]

- Luật sư của chính phủ[23]có nghĩa là:

+ Tổng Chưởng lý hoặc một trợ lý được ủy quyền;

+ Một luật sư chính quyền Mỹ hoặc một trợ lý được ủy quyền;

+ Khi áp dụng cho các vụ án phát sinh theo luật của Guam, Tổng Chưởng lý Guam hoặc một người khác được luật Guam ủy quyền hành động trong vấn đề;

+ Bất kỳ luật sư nào khác được pháp luật trao quyền tiến hành tố tụng theo những nguyên tắc này với tư cách là một công tố viên.

Có thể hiểu đây chính là các công tố viên do chức năng thực hiện việc truy tố của những người này.

- Thẩm phán liên bang[24]có nghĩa là:

+ Một chánh án hoặc thẩm phán của chính quyền Mỹ định nghĩa theo những thuật ngữ tại đạo luật 28 U.S.C 451;

+ Một thẩm phán điều tra;

+ Một thẩm phán do Thượng viện Mỹ thông qua và được pháp luật trao quyền tại bất kỳ khối thịnh vượng chung, vùng lãnh thổ hoặc vùng đất thuộc sở hữu nào để thực hiện chức năng liên quan đến một nguyên tắc cụ thể.

- Thẩm phán điều tra[25]được định nghĩa theo đạo luật 28 U.S.C 631-639. Đây là nhân viên xét xử các vụ án tại một tòa án của cảnh sát.

- Về bồi thẩm đoàn:Khi lợi ích công yêu cầu, tòa án phải ra lệnh triệu tập một hoặc nhiều đại bồi thẩm đoàn. Một đại bồi thẩm đoàn phải có từ 16 đến 23 thành viên, và tòa án phải ra lệnh triệu tập đủ số người có đủ tiêu chuẩn pháp lý để đáp ứng yêu cầu này.[26]

- Về bồi thẩm viên dự khuyết:Khi một Đại bồi thẩm đoàn được lựa chọn, tòa án cũng lựa chọn các bồi thẩm viên dự khuyết. Bồi thẩm viên dự khuyết phải có cùng tiêu chuẩn và được lựa chọn theo đúng cách như các bồi thẩm viên khác.[27]

- Bị cáo có thể là người hoặc tổ chức:Sau khi bị cáo có yêu cầu, nếu bị cáo là một tổ chức, chính phủ phải tiết lộ cho bị cáo bất kỳ nguyên tắc nào được mô tả trong Nguyên tắc 16[a][1][A] và [B] nếu chính phủ đồng ý là người đưa ra tuyên bố.[28]

- Về người phiên dịch: Tòa án có thể lựa chọn, chỉ định, và ấn định thù lao hợp lý cho người phiên dịch. Thù lao phải được trả từ các quỹ theo quy định của luật hoặc chính phủ, như tòa án có thể chỉ đạo.[29]

- Về người bào chữa - Luật sư của bị cáo:Thẩm phán phải cho phép bị cáo cơ hội hợp lý để hỏi ý kiến người bào chữa[30]; Cho luật sư của bị cáo cơ hội nói thay mặt bị cáo.[31]

- Về nạn nhân và người giám hộ của nạn nhân:Trước khi quyết định hình phạt, tòa án phải giải thích cho nạn nhân Cho dù nạn nhân có mặt hay không, quyền của nạn nhân được giải thích trước tòa có thể được thực hiện bởi những người: Cha mẹ hoặc người giám hộ, nếu nạn nhân ít hơn 18 tuổi hoặc không có năng lực; hoặc một thành viên trong gia đình hoặc họ hàng do tòa án chỉ định, nếu nạn nhân chết hoặc bị mất năng lực.[32]

- Ngoài ra còn một số người khác như: phóng viên tòa án, người điều khiển thiết bị ghi, người ghi chép lại lời khai được ghi âm.[33]

Nhìnchung, phápluật TTHS Hoa Kỳ không có những quy định mang tính khái niệm về người TGTT hình sự, những người này chỉ được nhắc đến hay viện dẫn rải rác trong một số nguyên tắc. Pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ không quy định một cách rạch ròi cụ thể các chủ thể THTT, chủ thể TGTT hình sự, cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này khi TGTT hình sự.

Tóm lại, có thể nhận thấy pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ không có nhiều ưu điểm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện BLTTHS năm 2003 theo mô hình tố tụng thẩm vấn kết hợp tranh tụng tại Việt Nam.

[21] Các điều luật dưới đây được trích từ nguồn: Viện Kiểm sát tối cao, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Các nguyên tắc Liên bang về tố tụng hình sự 2006 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ [Dịch từ bản tiếng Anh], Hà Nội, 12/2008.

[22] [b] [4] Nguyên tắc 1. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[23] [b] [1] Nguyên tắc 1. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[24] [b] [3] Nguyên tắc 1. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[25] [b] [5] Nguyên tắc 1. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006: The court means a federal judge conducting his leggitimate functions given under the law.

[26] [a] [1] Nguyên tắc 6. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[27] [a] [2] Nguyên tắc 6. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[28] Nguyên tắc 16[a][1][C]. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[29] Nguyên tắc 28. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[30] Nguyên tắc 5[d][2]. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[31] Nguyên tắc 32[g][4][B]. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[32] Nguyên tắc 32[i][4][B]. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

[33] Nguyên tắc 6[e][2][B]. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2006.

3. Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc

BLTTHS của nước Cộng hòa nhândânTrung Hoađượcthông qua tại kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân Toàn quốc lần thứ 5ngày01/5/1979 và được sửa đổi năm 1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1997 quy định các chủ thể TGTT hình sự, ví dụ như:[34]

- Về cơ quan tiến hành TTHS:Khi tiến hành TTHS, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của Bộ luật này và các luật khác có liên quan.[35]

- Về người tham gia tố tụng hình sự:

+Người TGTT có nghĩa là các bên đương sự [người bị hại, tư tố viên, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự trong các vụ kiện dân sự phát sinh], người đại diện pháp lý, đại diện khác có liên quan trong vụ án, người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.[36]

+Người đại diện tham gia vụ án có nghĩa là những người được người bị hại chỉ định trong các vụ án thuộc công tố và người đại diện hợp pháp của họ hoặc họ hàng thân thích và tư tố viên trong các vụ án thuộc tư tố và người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng thay mặt họ, và những người được các bên đương sự chỉ định trong các vụ kiện dân sự phát sinh và người đại diện pháp lý của họ tham gia tố tụng thay mặt họ.[37]

Về ưuđiểm, BLTTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã xác địnhđượccơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Công an. Người TGTT là những người thuộc cơ quan tiến hành tố tụng [Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Thủ trưởng cơ quan Công an] và một số người khác[người bị hại, tư tố viên, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện pháp lý, đại diện khác có liên quan trong vụ án, người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch].

Tóm lại, BLTTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có những chế định phân biệt cơ quan THTT, người TGTT có thể ̉được nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào việc hoàn thiện chế định người TGTT trong TTHS Việt nam.


[34] Các điều luật dưới đây được trích từ nguồn: Viện Kiểm sát tối cao, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [Dịch từ bản tiếng Anh], Hà Nội, 12/1998.

[35] Điều3 BLTTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1996.

[36] Điều82 [4] BLTTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1996.

[37]Điều 82 [5] BLTTHS Cộng hòanhân dân Trung Hoa 1996.

4. Người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

BLTTHS năm 2003 quy định tại Chương IV những chủ thể TGTT như sau:

- Người bị tạm giữ: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.[38]

- Bị can: Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự tức là cơ quan có thẩm quyền đã có đủ tài liệu chứng cứ xác định họ phạm tội và ra quyết định khởi tố bị can đối với họ.[39]

- Bị cáo: Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử sau khi bị Viện kiểm sát truy tố[40].

- Người bị hại: Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra.[41]

- Nguyên đơn dân sự: Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.[42]

- Bị đơn dân sự: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định, chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.[43]

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tốtụng.[44]

- Người bào chữa: Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận tham gia tố tụng để làm sáng tỏ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.[45]

-Người bảo vệquyền lợi củađương sự:Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người được các cơ quan THTT chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến VAHS. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác có đủ điểu kiện cần thiết.[46]

- Người làm chứng: Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan THTT triệu tập để khai báo về những sự việc̀n xác minh trong vụán.[47]

- Người giám định: Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan THTT trưng cầu theo quy định của pháp luật.[48]

- Người phiên dịch: Người phiên dịch là người biết những ngôn ngữ cần thiết cho việc giải quyết vụ án được các cơ quan THTT yêu cầu TGTT trong những trường có người TGTT không sử dụng được tiếng Việt.[49]

Như vậy, BLTTHS năm 2003 quy định người TGTT bao gồm: người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bào chữa; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch. Mặc dù Bộ luật đã quy định tương đối đầy đủ về người TGTT và quyền, nghĩa vụ pháp lý của họ, tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 2003, một số vướng mắc nhất định vẫn còn tồn tại.

Thứ nhất,Chương IV BLTTHS năm 2003 chưa quy định đầy đủ những chủ thể TGTT trong TTHS như trong hoạt động điều tra có người chứng kiến các hoạt động bắt, khám xét, thu thập chứng cứ nhưng Bộ luật không xác định họ là người tham gia tố tụng ở chương này và không có điều luật nào xácđịnh địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ của họ trong TTHS.

Thứ hai,BLTTHS năm 2003 chưa quy định rõ vai trò, địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội hay bên bào chữa.

Thứ ba,BLTTHS năm 2003 thể hiện chưa đầy đủ các quy định mang tính khái niệm về người TGTT; ví dụ như thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến VAHS.

Thứ tư,̣t số quyđịnhtrong BLTTHSnăm 2003 chưa rõ ràng, chưa rõ tiêu chí để phân biệt tư cách tố tụng dẫn đến khó xác định tư cách TGTT trong thực tiễn; như: theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLTTHS năm 2003 thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ravà có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu căn cứ vào quy định này thì nguyên đơn dân sự, nếu là cá nhân cũng giống như người bị hại, vì người bị hại cũng là người bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra.



[38] Xem Điều 48 BLTTHS năm 2003.

[39] Xem Điều 49 BLTTHS năm 2003.

[40] Xem Điều 50 BLTTHS năm 2003.

[41] Xem Điều 51 BLTTHS năm 2003.

[42] Xem Điều 52 BLTTHS năm 2003.

[43] Xem Điều 53 BLTTHS năm 2003.

[44] Xem Điều 54 BLTTHS năm 2003.

[45] Xem Điều 56 BLTTHS năm 2003.

[46] Xem Điều 59 BLTTHS năm 2003.

[47] Xem Điều 55 BLTTHS năm 2003.

[48] Xem Điều 60 BLTTHS năm 2003.

[49] Xem Điều 61 BLTTHS năm 2003.

5. Một số kiến nghị hoàn thiện về người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi xin đưa ra môṭ số kiến nghị hoàn thiện về người TGTT trong pháp luật TTHS Việt Nam như sau:

Một là,bổ sungvào Chương 4 BLTTHSnăm 2003điều luậtvề người TGTT với tên gọi là Người bị bắt nhằm xác định tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã và đối với họ chưa có quyết định tạm giữ.[50]Nội dung điều luật người bị bắt nênđược quyđịnhcụ thể như sau:

- Người bị bắt quy định tại điều này là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã và đối với họ chưa có quyết định tạm giữ.

- Người bị bắt có quyền:được biết lý do mình bịbắt; được giảithích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai hoặc im lặng khi chưa có người bào chữa, người trợ giúp pháp lý hoặc người giám hộ [đối với người chưa thành niên]; đượcđưa ratài liệu, đồ vật, yêu cầu; được tựbào chữa hoặc nhờngười khác bào chữa; đượckhiếu nại về việc bị bắt, quyết định, hành vi của cơ quan, người có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tố tụng.

- Người bị bắt có nghĩa vụ thực hiện các quy định về việc bắt phù hợp với pháp luật.

Hai là,bổ sungvàoChương 4 BLTTHS năm2003điều luậtNgười chứng kiếnvề người TGTT nhằm xác định tư cách pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến trong trường hợp được cơ quan THTT có thẩm quyền triệu tập để chứng kiến việc tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS như: khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, kê biên tài sản, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra[51]Nội dung điều luậtngười chứng kiếnnên được bổ sung cụ thể như sau:

- Người chứng kiến là người được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền triệu tập để chứng kiến việc tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

- Người chứng kiến có quyền: yêùu cơquan triệu tập họbảovệtính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình hoặc của người thân thích của mình khi bị đe dọa; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;được cơquan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phíkhác theo quyđịnh của pháp luật.

- Người chứng kiến có nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.Người chứng kiến cũng có nghĩa vụ giữ bí mật về hoạt động điều tra khi được yêu cầu; khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình chứng kiến. Người chứng kiến từ chối, trốn tránh việc khai báo hoặc khai báo gian dối mà không có lý do chính đáng, thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật Hình sựnăm 1999, sửađổi bổsung năm 2009.

Ba là, không nên quy định các chủ thể trong hoạt động tố tụng thành hai chương riêng biệt với hai tuyến chủ thểngười tiến hành tố tụng Chương IIIvàngười TGTT Chương IVnhư hiện nay mà nên quy định chung vào một chương có tên gọi làcác chủ thể trong tố tụng hình sự. Cần hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể thuộc bên gỡ tội và quy định nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên buộc tội; việc xét xử phải đảm bảo cho bên bị buộc tội thực hiện các quyền của mình nhằm tạo ra cơ chế tố tụng dân chủ, bình đẳng, khách quan của tư pháp hình sự hiện đại.

Kết luận

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.[52]Vì vậy, để bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người TGTT trong TTHS nói riêng, trước hết phải xây dựng hệ thốngcácquy phạm phápluật hoànchỉnh trong lĩnh vực nàynhư: xác định rõ ràng từng chủ thể TTHS, địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể trong TTHS của họ. Đó chính là chuẩn mực chung, công bằng đối với tất cả mọi người, thông qua đó, công dân mới có cơ sở pháp lý để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật trong lĩnh vực TTHS. Đồng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong hoạt động TTHS nhằm góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân trong TTHS, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


[50] Xem Điều 81, 82 BLTTHS năm 2003.

[51] Xem Điều 142, 143, 144, 152,153 BLTTHS năm 2003.

[52] Xem Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề