Nguyên nhân dẫn đến việc học online

[XHTT] - Nhà mạng luôn đảm bảo đường truyền Internet, thậm chí là ưu tiên định tuyến cho các dịch vụ học trực tuyến. Tuy nhiên khả năng "nút thắt cổ chai" vẫn có thể sẽ xuất hiện nếu máy chủ của ứng dụng học trực tuyến không được phân bổ đủ tài khoản.

Năm học mới 2021 - 2022 đã bắt đầu. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành đã triển khai dạy và học trực tuyến cho hàng triệu học sinh. Tuy nhiên, những ngày học đầu tiên đã xảy ra tình trạng “nghẽn mạng”, khó đăng nhập vào phần mềm học tập, có học sinh đang học thì bị “rớt”, “văng” ra khỏi lớp học trực tuyến.

Trước thực tế này, nhiều người cho rằng, nguyên nhân là do đường truyền Internet cáp quang đến từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Song có thể không hẳn như vậy!

 

Để biết nguyên nhân chính xác, cần hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng tới một buổi học trực tuyến. Ngoài đường truyền Internet, chất lượng buổi học còn liên quan tới hiệu năng của thiết bị [laptop, smartphone, tablet,...], khả năng đáp ứng của bản thân ứng dụng học trực tuyến đó và máy chủ mà ứng dụng đang sử dụng.

Hiện nay, các ứng dụng học trực tuyến phổ biến tại Việt Nam chủ yếu đến từ các nhà cung cấp quốc tế. Nhiều trong số đó không sử dụng máy chủ [server] trong nước, đơn cử một ứng dụng họp, học trực tuyến phổ biến đang được rất nhiều người ở Việt Nam tin dùng lại có máy chủ ở Singapore.

Khi người dùng sử dụng, tín hiệu Internet từ Việt Nam phải kết nối đi nước ngoài, và ngược lại. Điều này dẫn tới rất phụ thuộc vào đường truyền từ người dùng cuối cùng đến server đặt ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mỗi gói tin được truyền tải phải đi qua nhiều chặng cáp quang đất liền và cáp quang biển xuyên quốc gia. Vì vậy, không chỉ phụ thuộc vào đường truyền tại Việt Nam mà việc hoạt động trơn tru của ứng dụng còn phụ thuộc cả vào đường truyền tại nước ngoài.

Về phía các nhà mạng tại Việt Nam, họ luôn khẳng định đảm bảo đường truyền cho khách hàng, kể cả khi cáp quang biển AAG và AAE-1 cùng gặp sự cố. Thậm chí, với VNPT, nhà mạng này còn định tuyến ưu tiên cho các luồng dữ liệu truy cập dịch vụ học trực tuyến. Có thời điểm, lưu lượng đã tăng gấp 4 lần so với thông thường, giúp gói tin từ thiết bị cá nhân đến đường truyền và tới máy chủ dịch vụ được đảm bảo.

Bên cạnh đó, cũng phải tính tới nhu cầu tăng đột biến của người dùng Internet ở Việt Nam vào một dịch vụ cụ thể. Điều này dễ khiến luồng dữ liệu từ các thiết bị của người dùng phải nằm ở một "nút thắt cổ chai", nếu máy chủ dịch vụ của ứng dụng học trực tuyến không được đơn vị quản lý phân bổ đủ tài nguyên.

Thực tế, có người vượt qua được "nút cổ chai", nhưng cũng có nhiều người khác nhận phải thông báo quá tải, thử lại sau và "n" lỗi khác. Điều này cũng lý giải cho việc tại sao cùng một thiết bị, một đường truyền Internet, nhưng một người không thể vào lớp học trực tuyến sử dụng ứng dụng của nước ngoài mà lại trơn tru khi vào ứng dụng học trực tuyến của Việt Nam [VNPT E-Learning].

Nói thêm về đường truyền Internet quốc tế tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những nước có lượng cáp quang lớn nhất thế giới. Do vậy, việc khẳng định các lớp học trực tuyến khó truy cập do ảnh hưởng bởi dịch vụ Internet của nhà mạng trong nước là không đủ cơ sở.

Trên thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Việt Nam đều phải cam kết về chất lượng dịch vụ với người dùng. Các dịch vụ viễn thông của các nhà cung cấp tại Việt Nam cũng đều được Cục Viễn thông [Bộ Thông tin và Truyền thông] đo kiểm và công bố định kỳ.

Ngay cả với gói Internet cáp quang thấp nhất [khoảng 20 - 30Mbps], việc có nhiều máy tính, smartphone cùng kết nối để học online là hoàn toàn đáp ứng được. Trong khi đó, có những khách hàng nâng gói Internet cáp quang lên trên 100Mbps cũng không tránh khỏi sự chật vật khi học trực tuyến. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân đến từ nhà mạng.

Được biết, VNPT là một đơn vị vừa cung cấp đường truyền Internet vừa là đơn vị cung cấp giải pháp học trực tuyến với hệ sinh thái hoàn chỉnh [vnEdu với ứng dụng học trực tuyến VNPT E-Learning]. Dù ở góc độ nào, đơn vị này cũng luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình. Ngay từ trước thời điểm năm học mới bắt đầu, VNPT đã thực hiện nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, nâng cấp đường truyền nhằm đảm bảo cho việc dạy và học của ngành giáo dục được tối ưu nhất.

Cũng theo VNPT, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ đường truyền, giải pháp học trực tuyến với hệ sinh thái vnEdu, cũng sẽ giúp các trường, các cơ sở đào tạo, các thầy cô cũng như học sinh có thêm lựa chọn giải pháp dạy và học phù hợp.

Thực tế, với dịch vụ đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn, ổn định với máy chủ trong nước, dù lượng người dùng truy cập tăng đột biến hồi đầu tháng 9 nhưng VNPT E-Learning vẫn hoàn toàn trơn tru, mượt mà.

Người dùng phải tìm hiểu kỹ về các cam kết chất lượng dịch vụ

Theo các chuyên gia, khi sử dụng các ứng dụng, dịch vụ học tập trực tuyến có máy chủ đặt ở nước ngoài, người dùng nên tìm hiểu kỹ các cam kết chất lượng.

Sự khác biệt giữa việc dùng miễn phí hay có phí cũng rất có thể ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Trường hợp mua gói trả phí, người dùng cần tìm hiểu rõ pháp nhân tại Việt Nam để khi gặp sự cố còn có hướng xử lý kịp thời.

P.V

Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày nên giải pháp dạy và học trực tuyến mà các nhà trường đang áp dụng được xem là giải pháp tối ưu nhất. Thế nhưng, nhìn từ thực tế thì việc dạy trực tuyến của các nhà trường chưa thực sự hiệu quả cho dù giáo viên cũng đã làm khá tốt công việc này.

Số lượng học sinh đăng ký học rất ít và chỉ rơi vào một số em ở lớp 9 và lớp 12. Những học sinh của các khối lớp còn lại rất ít em vào học, nhất là những học sinh khu vực nông thôn thì việc học trực tuyến có lẽ còn xa vời quá. Những bài giảng được giáo viên đưa lên nhiều ngày nhưng rất ít khi thấy học sinh vào học tập.

Học sinh tham gia các lớp học trực tuyến của nhiều trường hiện nay còn rất khiêm tốn. [Ảnh minh họa: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Phú Thọ].

Nơi chúng tôi đang công tác, ngay từ tuần thứ 2 nghỉ phòng chống dịch bệnh thì Sở Giáo dục đã chủ trương tập huấn cho giáo viên các cấp học trên toàn địa bàn để giúp giáo viên nắm bắt các kỹ năng cần thiết trong việc soạn giảng, đưa bài lên trang trực tuyến nhằm giúp học trò hệ thống lại kiến thức.

Nhân viên của các nhà mạng luân phiên nhau đến các trường học để tập huấn tận tình cho giáo viên, giáo viên cũng rất ham học hỏi và nhanh chóng làm chủ được phần mềm này.

Bởi thực tế thì nếu giáo viên nào đã biết về công nghệ thông tin chỉ cần nghe hướng dẫn, thực hành trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể thành thạo các kỹ năng cần thiết và đưa được bài giảng lên trang học trực tuyến.

Những giáo viên nào yếu về công nghệ thông tin thì giáo viên trong tổ, Ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ tận tình để thầy cô nào cũng có thể đưa bài giảng của mình lên trang dạy và học trực tuyến của nhà trường.

Vì thế, các giáo viên đều đưa bài ôn tập lên trang trực tuyến của nhà trường. Trong đó, nhà trường yêu cầu bắt buộc là giáo viên cuối cấp và các môn Văn, Toán, Anh phải đưa bài thường xuyên lên cho học trò học trong những ngày mà các em nghỉ học.

Song hành với việc tập huấn của giáo viên thì nhà trường cũng thông báo việc học trực tuyến cho phụ huynh qua các tin nhắn điện tử, Zalo, Facebook của phụ huynh về đường link, clip hướng dẫn đăng ký học, mật khẩu…

Ứng dụng dạy trực tuyến giúp thầy và trò tương tác dễ dàng

Những thao tác này cũng tương đối dễ dàng bởi học sinh từ lớp 6 đại trà đã được học về Tin học. Nhiều em khi còn học tiểu học cũng đã khá thông thạo với các thao tác này. Vì thế, chỉ cần vài thao tác đơn giản là học sinh có thể đăng ký khóa học thành công.

Những ngày đầu, giáo viên rất hăm hở đưa bài giảng lên nhưng chỉ vài ngày sau thì đa phần giáo viên bắt đầu cảm thấy hụt hẫng dần vì đưa bài lên chỉ để đáp ứng yêu cầu của nhà trường mà thôi. Những học sinh các lớp học không phải cuối cấp, các môn học được xem là môn phụ thì gần như chẳng có học sinh nào vào học.

Những em cuối cấp thì tỉ lệ vào học cũng rất ít ỏi, chỉ rơi vào một số em học sinh nổi trội về học lực trong lớp. Vì thế, việc dạy và học trực tuyến chỉ có một số ít học sinh cuối cấp học và một vài em khối khác học mấy môn chính. Chuyện các em học sinh hỏi bài và tương tác với thầy cô rất ít.

Theo dõi trang trực tuyến của trường, chúng tôi cảm thấy không thể nào vui được.

Thầy cô cũng đã hết lòng soạn bài, soạn câu hỏi để đưa lên trang trực tuyến với hy vọng giúp cho học sinh học tập nhằm củng cố kiến thức và cũng là cách giết thời gian rảnh rỗi khi ở nhà nhưng xem chừng học trò không mặn mà với việc học trực tuyến mà nhà trường đã triển khai.

Trong khi đó, trường chúng tôi không phải là quá khó khăn, phụ huynh đa phần có kinh tế tốt, gần như nhà nào cũng có điện thoại, máy tính, thậm chí đa phần học sinh cũng có điện thoại đắt tiền, đầy đủ chức năng và được nối mạng Internet nhưng các em lại quá thờ ơ với cách học mới này.

Học trực tuyến chỉ một mình giáo viên thì chưa đủ

Dù biết rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp “chữa cháy” cho học trò khi các em đang nghỉ học dài ngày ở nhà. Thế nhưng, nếu duy trì được thì đây vẫn là một cách thức dạy và học hay, có thể áp dụng được tất cả các cấp học, môn học.

Duy trì dạy học trực tuyến khi học sinh tiếp tục được nghỉ

Khi học sinh trở lại học tập bình thường thì việc học trực tuyến cũng vẫn là kênh học tập, tham khảo rất tốt cho học trò, đặc biệt là đối với những em học sinh cuối cấp.

Tuy nhiên, việc dạy và học trực tuyến sẽ không mang lại hiệu quả khi mà nhiều học trò không ngó ngàng đến cách học này. Giáo viên dù cố gắng đến đâu, đầu tư như thế nào đi chăng nữa mà học sinh không học, không có sự tương tác thì những bài giảng, công sức của mình cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Vì thế, muốn dạy và học trực tuyến hiệu quả, ngoài sự cố gắng của đội ngũ thầy cô giáo ở nhà trường thì rất cần sự quan tâm, đôn đốc của phụ huynh khi học sinh nghỉ ở nhà.

Bởi, khi mở lớp học trực tuyến thì nhà trường cũng đã thông báo đến phụ huynh nên việc nắm thông tin thì đa phần phụ huynh đã biết. Vậy nên, phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con em mình học tập ở nhà vừa để duy trì mạch kiến thức mà sẽ giảm bớt thời gian vào những trò chơi vô bổ.

Tâm lý nhiều học sinh khi nghỉ học ở nhà sẽ ngại học, sẽ nói với cha mẹ là không có bài học nên nếu có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình thì hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến mới có thể nâng lên được.

Còn cứ như hiện nay, học sinh thụ động, thờ ơ thì việc dạy và học chẳng thể nào phát huy được hiệu quả.

Những bài giảng của thầy cô được đưa lên trang trực tuyến của nhà trường cũng khó mang lại kết quả như kỳ vọng ban đầu.

THANH AN

Video liên quan

Chủ Đề