Nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của cách mạng công nghiệp

I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

- Thời gian:Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, trước hết là ởngành dệt.

-Những phát minh quan trọng:

Thời gian

Phát minh

Đặc điểm

Người sáng chế

1764 Máy kéo sợi Gien-ni Năng suốt gấp 8 lần con người Giêm Ha-gri-vơ
1769 Máy kéo sợi Chạy bằng sức nước Ác-crai-tơ
1785 Máy dệt Tăng năng suốt lên 40 lần Ét-mơn Các-rai
1784 Máy hơi nước Chạy bằng hơi nước Giêm Oát
Đầu XIX Tàu thủy và xe lửa Chạy bằng hơi nước

=>Như vậy, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây được coi là kết quả của cách mạng công nghiệp.

-Ý nghĩa:

+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.

+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới".

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Cách mạng công nghiệp ở Pháp

-Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.

-Kinh tế đứng thứ hai thế giới, ngành công nghiệp vô cùng phát triển.

b. Cách mạng công nghiệp ởĐức

-Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1840, sau đó nhanh chóng phát triển nhờ tiếp nhận thành tựu của khoa học -kĩthuật mới. Trong đó, công nghiệp hóa chất và luyện kim là những ngành chủ đạo của nền kinh tế.

-Nông nghiệp từ lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại và phát triển khi sử dụng máy móc và phân bón hóa học.

3.Hệ quả của cách mạng công nghiệp

a) Kinh tế

- Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải dồi dào.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác:

+ Nông nghiệp: thâm canh, cơ giới hóa.

+ Giao thông vận tải.

b) Chính trị - xã hội

- Anh trở thành nước đứng số 1 thế giới về kinh tế.

- Hình thành hai giai cấp: tư sản và vô sản.

1. Nguyên nhân xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn-sê-vích, Vladimir llyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát.

Cáng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Vào đầu tháng 10 năm 1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.