Nguyên nhân khách quan phát sinh chợ tự phát

Kết quả tìm kiếm cho "chợ tự phát"

Kết quả 1 - 10 trong khoảng 1184

  • «
  • »

Tổng Biên tập: Phùng Tấn Tú

Phó Tổng Biên tập: Châu Hồng Khá - Nguyễn Thị Huyền Thu

Tòa soạn: 09 Đường số 01, Khu dân cư Trung tâm phường 6, TP. Tân An, Long An

Điện thoại: 02723.828280 - 838917 - 826309. Fax: 02723.824830

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 4/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/01/2022

Ghi rõ nguồn "Báo Long An online" khi phát hành lại thông tin từ website này

Trang Web hiển thị tốt nhất với trình duyệt Chrome, Firefox 6+, IE 7+

Tổng Biên tập: Phùng Tấn Tú

Phó Tổng Biên tập: Châu Hồng Khá - Nguyễn Thị Huyền Thu

Email: Liên hệ nội dung:
Liên hệ quảng cáo:
Liên hệ hành chính - văn thư:

Liên hệ quảng cáo: 02723.838917 - 0918.837715 - 0918.555309

Đường dây nóng: 0889 382 382

Phát triển bởi

Ông Nguyễn Bùi Thanh, ngụ tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, cho biết: “Đi làm về mệt nên tôi mua hàng ở đây cho tiện, không phải vào chợ mất thời gian và công sức”. Tâm lý “tiện thể” này là nguyên nhân khiến điểm kinh doanh tự phát gia tăng trên các tuyến đường. Quan sát kỹ chúng tôi nhận thấy, phần lớn hàng bày bán tại đây đều không rõ nguồn gốc và không được bảo quản, che chắn, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đã thế, nhiều người không cần quầy, sạp mà đặt ngay hàng xuống lòng đường rồi rao bán. Thậm chí nhiều tiểu thương còn mổ gia cầm, làm cá sống, bóc vỏ trái cây ngay tại vỉa hè, lòng đường và đổ nước bẩn, vứt rác tại chỗ, khiến con đường luôn ẩm ướt, bẩn, bốc mùi hôi thối rất khó chịu.

Còn tại đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, mỗi lần chúng tôi đi ngang qua luôn thấy hàng chục xe đẩy xếp hàng dài dưới lòng đường với những tiếng rao bán hàng inh ỏi, nhức óc. Tương tự, các chợ, điểm kinh doanh tự phát tại các tuyến đường Dương Quảng Hàm, Phan Văn Trị, Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ [quận Gò Vấp], Bùi Hữu Nghĩa [quận Bình Thạnh]... cũng mọc lên như nấm. Các chợ, điểm kinh doanh tự phát thường hình thành gần những khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc, trường học, bệnh viện, chợ truyền thống, chợ đầu mối... Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính của tình trạng trên là do việc quản lý, kiểm tra chưa chặt chẽ, thường xuyên của ngành chức năng. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, một số tiểu thương không muốn vào chợ truyền thống, chợ đầu mối để kinh doanh vì phải mất tiền thuê mặt bằng cùng những chi phí khác. Thực tế tại không ít chợ truyền thống, số quầy bán tại chợ, điểm kinh doanh tự phát gần bằng số quầy bán trong chợ, gây thất thu thuế cho Nhà nước và gây mất an ninh-trật tự. Hiện tượng này cũng khiến nhu cầu mua sắm tại chợ truyền thống, siêu thị giảm sút và những người kinh doanh chân chính bị thiệt hại. Theo thống kê của ngành chức năng TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố có khoảng 200 chợ, điểm kinh doanh tự phát trên các tuyến đường, trong đó có nhiều điểm tồn tại cả chục năm nay.

Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể để dẹp các chợ, điểm kinh doanh tự phát. Trước hết, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành các địa phương phải tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ trật tự, mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng chủ động làm tốt công tác quản lý cán bộ, nhân viên, kiên quyết xử lý những người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình bỏ qua cho các vi phạm của người dân tại các chợ, điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm, lòng lề đường. Thành phố cũng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện những biện pháp xử lý dứt điểm các chợ, điểm kinh doanh tự phát, trả lại sự thông thoáng cho đường phố, tạo điều kiện để người dân đi lại thuận tiện, giảm tai nạn giao thông, giữ gìn mỹ quan đô thị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái.

Theo bà Võ Thị Chính, Phó chủ tịch UBND quận 12: Địa phương luôn chủ động tạo việc làm cho người lao động, buôn bán tự do và bố trí khu vực cụ thể. UBND quận cũng chỉ đạo các ngành chức năng có thể lắp đặt hệ thống camera quan sát kết hợp loa tuyên truyền, kịp thời phổ biến, nhắc nhở, xây dựng ý thức cho mọi người, từ đó từng bước giải quyết dứt điểm chợ, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn.

Bài và ảnh: DUY NGUYỄN 

Tồn tại hơn chục năm nay, chợ tự phát ở đường Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh kéo dài 300 m, có khoảng 40 hộ dân buôn bán chiếm trọn vỉa hè và tràn xuống lòng đường. Chợ này có nhiều mặt hàng thiết yếu và người mua chỉ cần tấp xe vào là mua được. Thêm vào đó, số người bán rau, trái cây bằng xe đạp, xe đẩy tay vô tư đứng ngay giữa lòng đường chào mời người mua, nhất là vào giờ cao điểm, khiến khu vực này thường xuyên ùn ứ, người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường. Tình trạng đổ nước thải xuống lòng đường bốc mùi hôi và nhếch nhác cũng vô tư diễn ra. Một phụ nữ bán dừa tại đây cho biết, cách đây một tuần, phường 13 ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi lực lượng rút đi thì… đâu lại vào đó.

Còn tại tuyến đường Bà Lê Chân, phường Tân Định, quận 1, dù rất ngắn và hẹp nhưng từ sáng đến trưa lúc nào cũng nườm nượp người qua lại. Nguyên nhân vì khu vực này từ lâu đã thành chợ với hơn hai chục hộ dân có nhà nằm dọc hai bên đường chiếm trọn vỉa hè kinh doanh trái cây và rau củ. Mới đây, khi quận 1 ra quân lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, tình hình lấn chiếm có giảm nhưng gần đây, các hộ vẫn bày bán tràn lan trên vỉa hè. Một người dân sống gần khu vực này phản ánh, chợ tự phát nằm ngay cạnh Bệnh viện quận 1 cho nên đã gây ra tình trạng ồn ào và mất vệ sinh môi trường chung quanh bệnh viện.

Cũng tại quận 1, một số điểm kinh doanh tự phát khác như ở hẻm 137 Trần Đình Xu, hẻm bên hông chợ Nguyễn Thái Bình… đã tồn tại nhiều năm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. UBND quận Bình Thạnh cũng cho biết, trên địa bàn quận có 20 điểm kinh doanh tự phát, trong đó quận đã giải tỏa được tám điểm, hiện còn 12 điểm.

Theo thống kê sơ bộ của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, toàn địa bàn thành phố hiện có khoảng 250 điểm kinh doanh tự phát rải đều khắp các quận, huyện. Có chợ tự phát tồn tại hàng chục năm, có chợ mới phát sinh vài năm gần đây ở các khu dân cư mới hình thành. Đặc điểm của các chợ tự phát là các hộ dân có nhà ở mặt tiền đường mở cửa hiệu hay cho thuê mặt bằng kinh doanh, hầu hết đều lấn chiếm lòng lề đường, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Điều tất nhiên là các chợ tự phát mọc lên không theo quy hoạch, buôn bán tràn lan không chỉ ảnh hưởng an toàn giao thông mà còn tác động trực tiếp đến việc kinh doanh chân chính của các tiểu thương ở chợ truyền thống. Trái với khung cảnh nhộn nhịp của chợ tự phát cách đó 200 m, bên trong chợ Bình Long, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân lại hết sức đìu hiu. Nhiều tiểu thương cho biết, buôn bán ế ẩm và không cạnh tranh được với chợ tự phát cho nên nhiều người đã trả sạp, ra thuê nhà mặt đường ngồi bán. Chị Nguyễn Thị Tám, bán trái cây trong chợ Bình Long, rầu rĩ: Chợ tự phát nằm ngay lối ra vào chợ Bình Long cho nên gây không ít khó khăn cho tiểu thương trong chợ, trong khi chúng tôi thuê sạp và đóng thuế đàng hoàng.

Theo Ban quản lý chợ Bình Long, từ năm 2012 đến nay, có 113 sạp phải đóng cửa. Để tạo điều kiện cho tiểu thương bám trụ, Ban quản lý vừa đập bỏ 1/3 số sạp để tiện cho người mua chạy xe máy vào trong chợ nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. “Người dân buôn bán kiếm sống chân chính là đúng nhưng cũng phải trên cơ sở pháp luật, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và nhất là phải bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng”, đại diện Ban quản lý chợ Bình Long phân trần.

Phó Chủ tịch UBND quận 1 Lưu Trung Hòa nhận định, 19 điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn quận chủ yếu hình thành trong các tuyến hẻm, đường nhỏ, lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè. Để giải quyết căn cơ các điểm kinh doanh, buôn bán tự phát, Quận ủy, UBND quận 1 đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Theo đó, UBND 10 phường đang thống kê danh sách, đối tượng, loại hình kinh doanh để đề xuất với quận phương án sắp xếp cho phù hợp.

Phó Chủ tịch UBND quận Lưu Trung Hòa chia sẻ quan điểm, phía sau từng hộ kinh doanh là câu chuyện dân sinh, cơm áo gạo tiền cho nên giải pháp đi kèm cũng phải căn cơ, hợp tình, hợp lý. Trước mắt, quận 1 kiên quyết xử lý việc lấn chiếm đối với những hộ cư trú trên địa bàn, kinh doanh tại nhà mình và đây cũng là giải pháp trong tầm tay. Về lâu dài, chính quyền quận 1 sẽ phân loại các đối tượng kinh doanh, loại hình kinh doanh, nếu họ thuần túy bán rau, bán cá thì vận động vào bán ở chợ truyền thống; nếu họ kinh doanh những mặt hàng phục vụ khách du lịch thì có thể vào chợ đêm, các khu trung tâm thương mại. Với những ngành nghề kinh doanh không ổn định thì tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi. Riêng đối với hoạt động kinh doanh của tiểu thương ba chợ tạm gồm Tôn Thất Đạm, chợ hẻm 41 Nguyễn Văn Tráng và Cô Giang, quận 1 đã thành lập hội đồng đền bù và chờ UBND thành phố thông qua chính sách đền bù hỗ trợ để giải tỏa, di dời trong năm 2017.

Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Thúy Vân cũng cho biết, quận Bình Thạnh đang vận động nhân dân cam kết không lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng lề đường vào mục đích cá nhân dưới mọi hình thức. Trong đó, ưu tiên xử lý những trường hợp kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. “Hiện nay, quận đã thí điểm gắn ca-mê-ra và loa phát thanh để kịp thời phát hiện và nhắc nhở ngay các trường hợp kinh doanh lấn chiếm khu vực chung quanh chợ Bà Chiểu như trên tuyến đường Vũ Tùng, phường 2 và đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 1. Sau khi thực hiện thí điểm khu vực này sẽ nhân rộng tới các điểm chợ tự phát còn lại”, bà Vân cho biết thêm.

Chủ Đề