Nguyên tắc chung của món nấu là

Một trong những yêu cầu của người đầu bếp là nằm lòng những nguyên tắc nấu ăn cơ bản. Vì vậy, nếu bạn đang đặt mục tiêu trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, thì bài viết về 6 nguyên tắc nấu ăn cơ bản này sẽ rất hữu ích với bạn. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo

 1. Sôi như thế nào là chín?

Đun sôi là phương pháp nấu ăn đơn giản và tốt nhất dành cho một vài loại thực phẩm cụ thể như mì khô, rau luộc, trứng luộc… Trong đó, rau luộc là món ăn khá phổ biến. Thế nhưng, ngày nay người ta có xu hướng tránh luộc rau bởi nhiều vitamin sẽ mất trong quá trình đun sôi, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu bạn chế biến các món rau bằng phương pháp luộc, nên chuẩn bị thêm món canh hoặc món có ăn lỏng khác như súp để duy trì giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn.

Nấu sôi cũng là phương pháp phổ biến nhất, được sử dụng cho hầu hết các món hầm, canh và nước xốt, nhiệt độ phù hợp cho các món chế biến theo phương pháp này là từ 87 - 94°C [khoảng từ 190°F - 200°F].

Đun sôi được sử dụng hầu hết cho các món hầm, canh, xốt [Ảnh: Internet]

 2. Xào

Xào là phương pháp nấu ăn nhanh, được thực hiện bằng cách cho thực phẩm cần xào vào chảo ở nhiệt độ cao và sử dụng một lượng nhỏ chất béo. Các chất béo để xào thực phẩm như: dầu hoặc bơ thực vật rất tốt cho sức khỏe.

Chất lượng của chảo rất quan trọng khi chế biến món xào. Chảo tốt sẽ hâm nóng đồ ăn đều và rất nhạy với sự thay đổi nhiệt độ. Bạn nên chọn loại chảo thép không gỉ và mạ kim loại nặng để chiên thức ăn thật tốt.

Với phương pháp xào thức ăn, nguyên tắc quan trọng nhất là cả chảo và các chất béo đều được đun nóng đến nhiệt độ cao trước khi cho thức ăn vào. Nếu không, thức ăn sẽ hấp thụ, hút nhiều chất béo vào nó và sau đó là dính vào chảo. Để kiểm tra xem chảo đủ nóng hay chưa, bạn dùng đầu đũa nhúng vào dầu, dầu sôi xung quanh đầu đũa thì độ nóng đạt chuẩn. Mặt khác, lượng thức ăn phải phù hợp với kích thước chảo để tránh tình trạng quá tải, thức ăn chín không đồng đều.

Phương pháp xào có thể ứng dụng cho nhiều món ăn khác nhau. [Ảnh: Internet]

3. Chiên

Chiên là phương pháp tương tự như xào. Tuy nhiên, thực phẩm chiên chủ yếu là thịt, cá… Và chiên được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn xào để đảm bảo thực phẩm không cháy ở bên ngoài trước, khi mà bên trong chúng chưa được nấu chín.

Chiên có hai cách, một cách là sử dụng lượng dầu chỉ đủ bao phủ hai mặt của thực phẩm. Cách này thường dùng khi chiên các loại thịt, cá, cà tím… Cách thứ hai là sử dụng một lượng dầu lớn, thực phẩm được chiên ngập dầu. Cách này thường dùng để chiên chả giò, khoai tây chiên, gà rán…

Tôm chiên là món sử dụng cách chiên ngập dầu [Ảnh: Internet]

4. Nướng

Một nguyên tắc nấu ăn cơ bản và quan trọng trong yêu cầu đối với đầu bếp đó là nướng. Nướng lò vi sóng và nướng vỉ là cả hai phương pháp nấu ăn khô được sưởi ấm bằng ngọn lửa để chín. Sự khác biệt giữa 2 phương pháp này là: nướng lò vi sóng là nguồn nhiệt tác động lên toàn bộ bề mặt thức ăn, trong khi nguồn nhiệt từ nướng vỉ xuất phát từ bên dưới.

Do tính chất đặc trưng phương pháp nấu ăn này, rất nhiều loại thực phẩm sẽ được ướp trước khi nấu để đảm bảo độ ẩm và đậm đà hương vị. Các thực phẩm được đặt trên vỉ nướng có lưới và cần phải được lật qua lật lại nhiều lần trong thời gian nướng để đảm bảo thực phẩm chín đều cả hai bên.

Các món nướng trên vỉ than cần lật mặt lên tục để thực phẩm chín đều. [Ảnh: Internet]

5. Rang

Rang là phương pháp nấu ăn khô, trong đó thực phẩm được đặt trên một chảo nhiệt độ cao. Phương pháp này thường được sử dụng để rang các loại thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, thịt bò, phi lê cá và các loại rau củ gia vị... Với phương pháp rang, trọng tâm chính tạo nên hương vị riêng cho thức ăn là hương vị của chính thức ăn khi bị hong khô. Thực phẩm không nên ướp gia vị khi rang. Tuy nhiên, để thịt không bị khô, có thể phết bên ngoài thịt một lớp bơ, dầu ăn để tránh bị cháy.

Các món rang thường giữ được hương vị tự nhiên của thực phẩm [Ảnh: Internet]

Cách tốt nhất để biết thịt rang đã chín và đạt đến độ giòn thơm là sử dụng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ bên trong của thịt hoặc có thể nhìn vào độ vàng giòn trên miếng thịt.

6. Hấp

Hấp là một phương pháp nấu ăn bằng độ nóng của hơi nước. Đây là một hình thức giúp các thực phẩm như rau, cá chín đều, không sử dụng thêm dầu, mỡ mà vẫn giữ nguyên các chất dinh dưỡng. Hấp thực phẩm có thể bảo quản chất dinh dưỡng hơn 50% so với các nguyên tắc nấu ăn cơ bản khác. Ngoài ra, thực phẩm hấp không yêu cầu bất kỳ chất béo nào thêm vào, vì vậy, nó giúp cắt giảm lượng calo của thực phẩm.

Để hấp chín thức ăn, nhiệt độ sôi của nước thường từ 85 – 95° C. Hấp có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các lồng hấp chồng lên nhau rồi đặt trong nồi hấp, cách mặt nước sôi một khoảng cách nhất định.

Các món hấp thường giữ nguyên được các chất dinh dưỡng [Ảnh: Internet]

Với phương pháp hấp, ngoài nước bạn có thể cho thêm các loại thảo mộc vào để tăng thêm hương vị và các chất dinh dưỡng cho món ăn bởi khi hơi nước bốc lên, hương vị từ các chất lỏng đó sẽ thấm qua thức ăn.

Như vậy, bạn đã cùng chúng tôi khám phá qua các nguyên tắc nấu ăn cơ bản nhất của người nấu ăn. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn khái quát về các kỹ thuật nấu ăn. Từ đó, áp dụng chúng vào công việc và cuộc sống hằng ngày.

Nếu bạn yêu thích nghề nấu ăn này, bạn có thể tham gia một khóa học trung cấp nấu ăn chính quy sẽ rất có lợi cho bạn về thời gian học và trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn nhanh chống thành nghề.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi: Nêu nguyên tắc chung của món trộn - cuốn hỗn hợp

Trả lời:

Trộn các thực phẩm [đã được làm chín bằng các phương pháp khác] cùng với gia vị, tạo thành món ăn có gia trị dinh dưỡng cao, được dùng làm món ăn khai vị [món trộn - cuốn].

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách làm các món trộn, cuốn nhé.

I. Quy trình thực hiện

1. Chuẩn bị [Sơ chế]

a. Nguyên liệu thực vật: Nhặt, rửa, cắt, thái phù hợp, ngâm nước muối 25% hoặc ướp muối, vắt ráo.

b. Nguyên liệu động vật: Làm chín mềm, cắt, thái phù hợp.

c. Nước chấm: Nước mắm + đường + chanh [hoặc giấm] + tỏi, ớt băm nhỏ.

2. Chế biến [trộn hỗn hợp]

Trộn chung: Nguyên liệu thực vật + nguyên liệu động vật + gia vị.

3. Trình bày [Sáng tạo cá nhân]

Cho món trộn vào đĩa, trên mặt trang trí thêm ít thực phẩm động vật + lạc [đậu phộng] + củ hành cắt lát, rau thơm + ớt tỉa hoa. Kèm nước chấm.

II. Yêu cầu kỹ thuật

1. Nguyên liệu thực phẩm giòn, không dai, không nát.

2. Thơm ngon, vị vừa ăn [hơi chua, ngọt].

3. Trình bày đẹp mắt, màu sắc tươi ngon.

III. Các món nộm phổ biến

1. Nộm rau muống

a, Nguyên liệu: cho 4 người ăn

- Rau muống: 1 mớ

- Chanh: 1 quả

- Ớt sừng: 1 – 2 quả

- Vừng trắng: 50gr

- Lạc: 100gr

- Đường: 100gr

- Nước mắm: 2 thìa canh

b, Cách làm nộm rau muống ngon:

- Rau muống nhặt hết lá, rửa sạch, để ráo

- Đun sôi một nồi nước rồi cho rau muống vào luộc chín

- Rau muống chín, vớt ra ngâm vào trong tô nước lạnh để rau được giòn và ngon hơn

- Vừng rang vàng, xát vỏ

- Lạc rang chín, xe vỏ, giã dập

- Ớt, bỏ hạt, thái chỉ

- Chanh cắt đôi vắt lấy nước, cho đường, nước mắm vào khuấy cho đường tan. Bạn có thể nêm nếm lại cho nước trộn hợp với khẩu vị.

- Lấy rau ra bát tô, rưới nước trộn nộm rồi rắc vừng rang, lạc rang, thêm ớt vào trộn đều là món nộm rau muống đã sẵn sàng

- Bày nộm rau muống ra đĩa và mời cả nhà thưởng thức.

Yêu cầu:Món nộm rau muống phải khô, không có nước, rau xanh không bị nát, bị nẫu, ăn giòn, ngon, thơm ngậy mùi vừng và lạc hòa quyện cùng vị chua cay mặn ngọt.

2. Nộm ngó sen

a. Nguyên liệu

+ Ngó sen non: 500g.

+ Thịt ba chỉ [thịt dọi]: 200g.

+ Tôm biển tươi: 200g.

+ Cà rốt: 300g.

+ Hành tây: 100g.

+ Hành khô: 100g.

+ Lạc [đậu phộng]: 100g.

+ Kiệu chua: 50g.

+ Rau răm, thơm, mùi [ngò].

+ Nước mắm, muối.

+ Giấm, chanh, đường.

+ Tỏi, ớt.

b. Sơ chế + trộn

- Ngó sen:

+ Cắt khúc dài khoảng 4 cm, chẻ đôi hoặc chẻ làm bốn.

+ Ngâm trong nước lạnh có pha giấm.

+ Khi gần trộn, vớt ngó sen ra rổ, vẩy ráo nước; cho đường vào trộn đều để giữ độ giòn.

- Cà rốt: gọt vỏ, thái sợi, cho một chút muối vào trộn đều, xả sạch, vắt ráo, ướp chút đường.

- Tôm: rửa sạch, cho vào soong + 1 thìa cà phê muối, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, lấy ra bóc vỏ chừa đuôi, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng, nếu tôm to nên chẻ đôi.

- Thịt:

+ Luộc chín, thái mỏng.

+ Ngâm tôm, thịt với nước mắm + chanh + tỏi + ớt pha loãng.

- Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập.

- Hành tây: thái mỏng theo chiều ngang, ngâm giấm + chút đường [ngâm trước khi trộn khoảng 10-15 phút], vớt ra để ráo.

- Hành khô: thái mỏng, phi thơm, vàng.

- Kiệu chua: thái sợi, vắt ráo.

- Ớt: 1/2 tỉa hoa, băm nhỏ.

- Rau thơm, rau mùi: nhặt, rửa sạch.

- Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng: Hòa nước chanh [hoặc giấm] + đường + tỏi + ớt + nước mắm ngon, nêm vừa ăn.

- Cho ngó sen vào thau [âu] cùng với cà rốt, hành tây, kiệu, trộn đều với chanh [hoặc giấm], nước mắm, đường nêm vị hơi chua, ngọt, mặn.

- Trộn chung với hỗn hợp: 1/2 lạc, 1/2 hành phi, 1/2 thịt, 1/2 tôm, 1/2 rau răm thái nhỏ.

3. Nộm xoài hải sản

*Nguyên liệu chuẩn bị:

- Xoài tượng: 1 quả to [loại gần chín]

- Mực ống: 150gr [hoặc mực khô tùy thích]

- Củ kiệu, hành tím ngâm chua: 50gr mỗi loại

- Cà rốt: ½ củ

- Lạc rang: tùy ý

- Nước mắm: 2 thìa canh

- Nước cốt chanh: 1 thìa canh

- Đường: 2 thìa canh

- Ớt xay: ½ thìa cafe

- Tỏi: 1 thìa cafe

- Rau thơm, rau răm thái nhỏ

*Cách làm gỏi xoài hải sản:

- Xoài gọt vỏ, bỏ hạt, bào hoặc cắt thành sợi nhỏ, dài.

- Cà rốt thái sợi nhỏ.

- Mực ống rửa sạch, thái khoanh vừa ăn, hấp cách thủy với gừng và rượu trắng trong khoảng 10 phút.

- Pha nước mắm: hòa tan đường với nước cốt chanh, nước mắm, thêm tỏi, ớt xay.

- Dùng dao bản to đập giập ớt, cho xoài, ớt, cà rốt vào cối, rưới nước mắm đã pha vào, dùng chày giã nhẹ cho thấm gia vị. Thêm mực, lạc rang, củ kiệu, hành tím, rau thơm, rau răm vào, trộn đều.

- Bày nộm ra đĩa, dọn kèm nước mắm chua ngọt. Ăn kèm với bánh phồng tôm thì ngon hết xảy.

Video liên quan

Chủ Đề