Nhà máy xử lý nước thải song hồng

Về quy hoạch thoát nước thải, TP Hà Nội nêu rõ đối với khu vực xây dựng mới tại bãi Tàm Xá - Xuân Canh sẽ thiết kế mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn giữa nước mưa và nước thải. Nước thải sinh hoạt từ các công trình được thu gom vào tuyến cống  thoát nước thải có tiết diện 300 - 500mm bố trí dọc theo tuyến đường giao thông, tập trung về trạm xử lý nước thải Cổ Loa.

Bản vẽ minh họa định hướng phát triển các khu vực hai bên sông Hồng.

Đối với khu vực làng xóm dân cư hiện có sẽ sử dụng mạng lưới thoát nước riêng. Nước thải từ các công trình được thoát chung vào rãnh và cống thoát nước chung trong khu vực làng xóm, sau đó thông qua hệ thống giếng tách nước thải sẽ được tách về cống bao và được vận chuyển về các trạm xử lý nước thải.

Các trạm xử lý nước thải được bố trí trong phạm vi ô quy hoạch và được tính vào chỉ tiêu sử dụng đất của ô quy hoạch phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016.

Chi tiết hệ thống giếng tách nước thải, vị trí, quy mô, công suất cụ thể trạm xử lý nước thải sẽ được xem xét trong quá trình lập Quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước thải tại các khu vực.

Đối với các khu đất xây dựng mới sẽ áp dụng hình thức xử lý nước thải phân tán bố trí trong phạm vi khu đất. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Về quy hoạch chất thải rắn sẽ thực hiện theo hướng được phân loại tại nguồn và thu gom tập trung. Chất thải rắn trong khu vực được vận chuyển đến các trạm trung chuyển sau đó được đưa đi xử lý tại khu xử lý chất thải rắn tập trung bao gồm: Khu xử lý CTR Sóc Sơn, khu xử lý CTR Việt Hùng, khu xử lý CTR Phù Đổng, khu xử lý CTR Kiêu Kỵ.

Mỗi khu vực dân cư nghiên cứu bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác quy mô vừa và nhỏ đảm bảo cự ly phục vụ. Vị trí, quy mô các điểm tập kết và trung chuyển rác sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết của khu vực.

TP sẽ bố trí bãi chứa chất thải rắn xây dựng tại xã Duyên Hà - huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 2,8 - 7ha. Chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý riêng theo quy định hiện hành.

Đối với các nghĩa trang hiện có trước mắt ngừng hung táng, từng bước đóng cửa cải tạo theo hướng công viên nghĩa trang hoặc di chuyển về nghĩa trang tập trung để phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị cũng như Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong giai đoạn trước mắt, nghĩa trang hiện có trong các khu vực đất cây xanh theo quy hoạch cần được cải tạo nâng cấp đảm bảo vệ sinh môi trường tuyệt đối không cho phép hung táng mới. Có thể cho phép quy tập nếu phải di chuyển để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng.

   PGS.TSKH Trần Văn Nhị cho rằng để cứu vãn sông Tô Lịch, sông Nhuệ…, việc phải làm là xây dựng hệ thống gom nước thải tập trung và nhà máy xử lý nước thải. Liên quan đến việc những dòng sông lịch sử của TP Hà Nội [sông Tô Lịch, sông Nhuệ] đang càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải, và TP đang loay hoay tìm giải pháp, PGS.TSKH Trần Văn Nhị – nguyên nghiên cứu viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam bày tỏ: “Quá xót xa.

Nước thải chảy trực tiếp vào sông

   Những dòng sông này vốn trong xanh, tắm rửa được, nhưng cùng với tốc độ phát triển của thành phố, các nguồn nước thải của người dân đổ trực tiếp ra sông mà không qua xử lý thì việc ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi”.

   Theo ông Nhị, việc bơm nước sông Hồng vào để cải thiện nước sông Tô Lịch cũng có những tác dụng nhất định, tuy nhiên không giải quyết được tổng lượng chất thải. “Tổng khối lượng chất ô nhiễm không thay đổi mà chỉ là được pha loãng và đẩy đi chỗ khác. Hà Nội giải quyết vấn đề không nên chỉ cho Hà Nội, mà còn phải nghĩ đến những vùng hạ lưu” – PGS.TSKH Trần Văn Nhị chia sẻ.

   Lý giải cho phát biểu của mình, ông cho biết người dân vùng hạ lưu thuộc các huyện phía Nam Hà Nội [Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa…], Hà Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống nước ngầm, giếng đào, giếng khoan. Việc dòng sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

   Quan điểm của PGS.TSKH Trần Văn Nhị, để cải thiện tình hình ô nhiễm các dòng sông trong TP Hà Nội hiện nay, việc cần làm trước mắt là phải xây dựng đường cống thu gom nước thải tập trung, quản lý chặt chẽ. Khi tổng lượng nước thải và tổng khối lượng chất ô nhiễm đủ lớn thì phải có nhà máy xử lý.

   “Nhà máy xử lý phụ thuộc vào địa bàn với công nghệ thích hợp. Không yêu cầu giải quyết triệt để nhưng phải giảm thiểu ở mức chấp nhận được, trước khi đổ vào các sông lộ thiên. Các nguồn thải phải được xử lý tương đối đồng đều, tránh tình trạng cống này xử lý nhưng cống khác để nguyên không xử lý” – ông Nhị nói.

   Bên cạnh đó, ông cho rằng trước khi đưa nguồn nước này ra sông Hồng hoặc sông Đáy thì phải có một hệ thống xử lý tổng thể cuối cùng, đòi hỏi mặt bằng rộng hơn. Ở đây có thể áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm, chẳng hạn như sử dụng cánh đồng sinh học, trong đó có trồng các loại thực vật thủy sinh cải thiện môi trường nước…

Chủ Đề