Nhà trường là môi trường hữu hiệu tránh hiv/aids đúng hay sai

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV [thường là kim tiêm]

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy [mắt hoặc miệng] với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu [ví dụ, dịch ối]

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng [bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV] về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập [ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn] và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn [ví dụ như nứt da hay khô] hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% [1: 300] sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% [1: 1100] sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng vi rút của nguồn và loại kim tiêm [ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc]. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Nguồn lây nhiễm cần được chú ý cho dù nó được biết hoặc không rõ. Nếu không biết nguồn [ví dụ: kim trên đường phố hoặc trong thùng đựng chất thải], rủi ro cần được đánh giá dựa trên các trường hợp phơi nhiễm [ví dụ: liệu phơi nhiễm xảy ra ở khu vực có tiêm chích, hay có kim tiêm đã dùng được bỏ đi trong một cơ sở điều trị nghiện ma túy]. Nếu nguồn được biết nhưng tình trạng HIV thì không, nguồn được đánh giá về các yếu tố nguy cơ HIV, và dự phòng được xem xét [xem bảng khuyến cáo dự phòng phơi nhiễm. Các đề xuất dự phòng sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu vi rút của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ ý kiến chuyên gia hoặc thử nghiệm tính nhạy cảm của thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

TIẾP NHẬN HỌC SINH NHIỄM HIV VÀO HỌC HÒA NHẬP- NHỮNG KHÓ KHĂN ĐÃ ĐI QUA

Trần Xuân Ninh

Hiệu trưởng Tiểu học thị trấn Đăk GLei, huyện Đăk GLei

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý trường học của tôi, có thể nói việc tiếp nhận đối tượng trẻ bị nhiễm HIV vào học hòa nhập tại trường Tiểu học thị trấn Đăk GLei, huyện Đăk GLei là quyết định hết sức khó khăn bởi nhiều áp lực.

Vào cuối tháng 8 năm 2013, khi toàn trường chuẩn bị bước vào năm học mới, có một phụ huynh học sinh xin nạp hồ sơ cho con vào học lớp Một. Kiểm tra giấy khai sinh của cháu A.L.P.Đ đã 7 tuổi [sinh năm 2006, xin không nêu tên]. Qua trao đổi với phụ huynh học sinh, được biết cháu Đ bị nhiễm HIV nên đi học chậm một năm.

Khi tiếp nhận hồ sơ, tôi và các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường rất băn khoăn và ái ngại. Bởi lẽ: nếu không nhận cháu vào trường là sai với quy định của pháp luật, là không thực hiện đúng quyền bình đẳng đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.  Nếu không tiếp nhận, tức là gạt bỏ niềm khát khao chính đáng quyền được đi học của trẻ; là việc làm thiếu trách nhiệm với cha mẹ học sinh khi phụ huynh rất mong muốn cho con em được đến trường học tập cùng bạn bè trang lứa. Nếu nhận em Đ vào học, sẽ là áp lực rất lớn từ các phụ huynh học sinh nhà trường, nhất là phụ huynh có con em cùng học lớp 1 với em Đ và nhận em Đ vào học, sẽ không tránh khỏi sưh e ngại của giáo viên, học sinh vì sợ lây nhiễm HIV vv….

Trong các năm học vừa qua, trường tiểu học thị trấn Đăk Glei đã thực hiện giáo dục hòa nhập đối với không ít trẻ khuyết tật. Thực hiện nhiệm vụ này chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, vất vả bởi học sinh có các dạng tật khác nhau, nhất là những em bị tật nặng. Tuy vậy, với trách nhiệm, tâm huyết của người cán bộ quản bộ quản lý, đặc biệt là sự chịu khó và bằng tình thương, đầy trách nhiệm của các giáo viên nhà trường, chúng tôi đã vượt qua và đạt được những kết quả khá tốt trong việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Song việc tiếp nhận và thực hiện giáo dục hòa nhập đối với trẻ bị nhiễm HIV, bước đầu chúng tôi có nhiều đắn đo, phân vân, thậm chí rất lo lắng vì không biết điều gì sẽ  xảy ra. Qua trao đổi với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, từ trước đến nay chưa có trường học nào tiếp nhận giáo dục học hòa nhập với trường hợp dạng này để chúng tôi chia sẻ học hỏi kinh nghiệm. Thêm vào đó, qua các các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết, năm 2009 tại trường Tiểu học An Nhơn Đông [Huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh] phụ huynh phản ứng với nhà trường vì lý do nhà trường tiếp nhận một số trẻ phơi nhiễm HIV. Cũng trong năm này, tại một trường mẫu giáo ở quận 11[thành phố Hồ Chí Minh] cũng gặp phải điều tương tự. Năm 2010, tại huyện Nhà Bè, các phụ huynh học sinh ở một trường tiểu học đã phản ứng dữ dội khi biết có trẻ nhiễm HIV học trong trường và xin rút đơn để chuyển trường cho con…

Trước những vấn đề đó, chúng tôi đã nghiên cứu một số văn bản, tài liệu có liên quan và nhờ sự tư vấn, giúp đỡ của một số người có chuyên môn trong ngành y, nhà trường đã mạnh dạn, vững tin tiếp nhận em Đ vào học.

Khi biết nhà trường tiếp nhận em Đ vào học, một số cha mẹ học sinh, nhất là cha mẹ học sinh cùng lớp em Đ đã có những phản ứng gay gắt với Ban giám hiệu nhà trường. Có phụ huynh nói rằng: “Tôi cũng thật sự xúc động và xót xa cho cháu Đ bị lây nhiễm HIV/AIDS. Nhưng ở cấp tiểu học, các cháu còn rất hiếu động, hoàn toàn có thể xảy ra những chuyện đùa nghịch, xô đẩy nhau, thậm chí cắn nhau, trầy xước… Từ đó, khả năng lây nhiễm HIV là rất cao. Nếu như chuyện đó xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm?”.

Có phụ huynh khác nói: “Cháu Đ không có tội tình gì, có quyền được đi học, nhưng hãy sắp xếp cháu Đ học một lớp  riêng, hoặc cho cháu Đ đi học nơi khác. Vì nếu để xảy ra việc lây nhiễm cho những trẻ khác thì nhà trường có gánh trách nhiệm không?”.

Một số phụ huynh có ý kiến trực tiếp với Hiệu trưởng là nên khôn khéo, tìm cách từ chối, không nên tiếp nhận cháu đó vào học hoặc nhiều phụ huynh muốn chuyển lớp cho con, nếu không được thì xin rút hồ sơ để xin con đi học trường khác… Nhất định không cho con mình học và chơi cùng trẻ phơi nhiễm HIV.

Một số giáo viên và học sinh trong trường mặc dù không nói ra nhưng qua ánh mắt và qua giao tiếp, họ đã thể hiện sự không đồng tình với Ban giám hiệu khi tiếp nhận em Đ bị nhiễm HIV vào học.

Sự phản ứng, thậm chí có phần gay gắt của phụ huynh học sinh phần nào có lý, bởi những sự phản ứng đó đều xuất phát từ tình thương yêu, lo lắng về sự an toàn cho con em họ. Việc không đồng tình của giáo viên cũng do sợ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sợ bị lây nhiễm.

Nhưng thực ra, những suy nghĩ và các phản ứng đó đều xuất phát từ sự chưa hiểu biết một cách cặn kẽ về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Trước những vấn đề phức tạp nêu trên, để đảm bảo cho em Đ được học tập, Ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện một số việc sau:

Thứ nhất: Chúng tôi đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức họp lớp [gồm toàn bộ phụ huynh học sinh của lớp, các giáo viên có dạy phân môn của lớp và cán bộ phụ trách công tác y tế nhà trường]. Chủ trì cuộc họp là Hiệu trưởng nhà trường.

Trong cuộc họp, Hiệu trưởng triển khai các văn bản về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; quyền của trẻ em và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trách nhiệm của nhà trường phải tiếp nhận cháu Đ vào học theo quy định của pháp luật; nêu rõ căn bệnh HIV/AIDS; nguyên nhân và con đường lây truyền; hướng dẫn các phương pháp cần thiết để phòng tránh lây nhiễm HIV; giải thích, động viên cán bộ, giáo viên cần có thái độ tích cực, chia sẽ và trên hết phải có tình thương, trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, giáo dục, giúp đỡ em Đ, tránh sự kỳ thị, phân biệt đối xử với em D.

Thứ hai: Ban giám hiệu đã gặp, trao đổi trực tiếp với phụ huynh em Đ. Gia đình phải có trách nhiệm thông tin kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường về các biểu hiện tâm sinh lý của em Đ và thường xuyên phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ có thái độ tích cực, không chơi các trò chơi dễ bị trầy xước da, biết và thực hiện việc phòng chống lây bệnh cho người khác.

Thứ ba: Trong quá trình giáo dục, nhà trường đã luôn tạo ra sân chơi, các hoạt động giáo dục phù hợp, bổ ích để em Đ được tham gia hòa nhập trong điều kiện, khả năng về sức khỏe và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mình và các bạn khác.

Thứ tư: Nhà trường đã tổ chức buổi ngoại khóa, giới thiệu cho học sinh toàn trường biết về căn bệnh HIV/AIDS, nguyên nhân lây truyền và cách phòng tránh; không nên có thái độ cư xử, phân biệt, xa lánh với người bị nhiễm HIV vv….

Thứ năm: Thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường, qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi thường xuyên động viên giáo viên chủ nhiệm luôn có thái độ ân cần, gần gũi theo dõi động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em Đ được hòa nhập trong học tập, trong các hoạt động giáo dục, các hoạt động vui chơi; động viên học sinh trong lớp, trong trường luôn gần giũi, giúp đỡ em Đ trong mọi hoạt động. Kịp thời theo dõi các biểu hiện về sức khỏe, tâm sinh lý của em Đ để trao đổi thông tin đến phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu nhà trường.

Từ những việc làm cụ thể nêu trên, hầu hết phụ huynh học sinh đều đồng thuận, yên tâm và không còn phản ứng gì khác. Cán bộ, giáo viên nhà trường với tất cả tình thương yêu học sinh, sự quý mến chia sẻ của bạn bè nên em Đ rất tự tin, vui vẻ hòa nhập trong môi trường giáo dục. Mặc dù với kết quả học tập của em chưa cao, song bước đầu chúng tôi luôn phấn khởi, tự hào vì nhà trường đã mạnh dạn, có những việc làm cụ thể, để mang lại niềm tin cho em.

Những khó khăn đã đi qua và thành công bước đầu đã đạt. Chặng đường tiếp theo có lẽ  sẽ còn gặp những khó khăn đối với nhà trường nhưng chúng tôi tin rằng, với quyết tâm và trách nhiệm của tập thể sư phạm nhà trường, sự động viên quan tâm của gia đình và được sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng….. đặc biệt với sự nỗ lực vươn lên của em Đ, điều chắc chắn trong thời gian tới, ước mơ của em sẽ được chắp cánh bay cao, bay xa và chúng tôi sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung, việc hực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập đối với trẻ nhiễm HIV nói riêng.

*******

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề