Nhân vật trong Ông già và biển cả

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Ông già và biển cả Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Ông già và biển cả gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, phân tích, ....

Bài giảng: Ông già và biển cả - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

- Hê-minh-uê tên khai sinh là Ơ-nít Hê-minh-uê, sinh năm 1899, mất năm 1961, tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức

- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.

- 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.

- Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.

- Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.

- Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó.

- Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.

- Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc [1926], Giã từ vũ khí [1929], Chuông nguyện hồn ai [1940], Ông già và biển cả [1952].

- Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc.

Quảng cáo

- Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:

   + Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.

   + Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

   + Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

- Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

- Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm 1953 - Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học.

1. Hoàn cảnh ra đời

- Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả

- Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống

- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê

2. Tóm tắt

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: "Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!". Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 - 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, "mơ thấy đàn sư tử". Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

3. Bố cục [2 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”]: Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

- Phần 2 [còn lại]: Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến

Quảng cáo

4. Giá trị nội dung

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khaorng trống”

- Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hê-minh-uê [tiểu sử, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…]

- Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả [hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…]

II. Thân bài

1. Hình tượng con cá kiếm

- Đó là một con cá lớn:

   + Một cái bóng đen vượt dài

   + Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưới hái lớn

   + Thân hình đồ sộ

   + Cánh vi, bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng

   + Mỗi con dài cả thước

- Đầy sức mạnh:

   + Những vòng lượn lớn

   + Ông lão thấy hoa cả mắt suốt cả tiếng đồng hồ […] và điều ấy khiến lão sợ

- Kiêu hùng trong cái chết: khi ấy, con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực,…

⇒ Tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con cá kiếm để từ đó làm cho chiến thắng của ông lão đối với con cá trở nên vẻ vang và vĩ đại hơn.

⇒ Hình ảnh con cá kiếm vừa là một hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

   + Góc độ thiên nhiên: con cá là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên

   + Góc độ cuộc sống: con cá là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, thử thách

   + Góc độ nghệ thuật: con cá là khát vọng nghệ thuật chân chính, lớn lao, cao đẹp

2. Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô

- Hình tượng ông lão được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm

- Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá

   + Niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, vào khẳ năng của bản thân có thể chiến thắng được con cá

   + Ý chí, nghị lực phi thường: dù có những lúc ông lão cảm thấy mệt nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ

   + Lòng khát khao chiến thắng

   + Khi chiến đấu với con cá khổng lồ, ông đã thắng nó, ông là một lão đánh cá lành nghề: Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi, Dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì,…

⇒ Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả Hê-minh-uê muốn: ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đồng thời, qua đó, ông thể hiện niềm tin của mình vào chiến thắng của con người trong cuộc đấu tranh với những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích và nguyên lí “tảng băng trôi” của tác giả được thể hiện qua đoạn trích

- Bài học cho bản thân: bài học về niềm tin, ý chí, nghị lực và những khát khao trong cuộc sống

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác:

tac-gia-tac-pham-lop-12.jsp

Ông già và biển cả: Tác phẩm kinh điển trong lịch sử Nobel Văn học

[Ảnh: Aliexpress]

VTV.vn - Trong số hơn 100 cá nhân từng nhận giải Nobel Văn học, nhà văn Ernest Hemingway vẫn được đánh giá là nổi bật hơn cả với tác phẩm kinh điển “Ông già và biển cả”.

Ông già và Biển cả [The Old Man and The Sea] là cuốn tiểu thuyết ngắn được tác giả nổi tiếng Ernest Hemingway viết vào năm 1952. Có thể nói, đây là một trong những tác phẩm nốt bật nhất trong sự nghiệp của nhà văn. Cũng nhờ cuốn tiểu thuyết này, Hemingway đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Văn học năm 1954. Nhiều người nhận định, đây không chỉ là một trong những tác phẩm nổi bật nhất lịch sử Nobel Văn học mà còn là tác phẩm kinh điển nhất định phải đọc trong cuộc đời mỗi con người.

Nhà văn Ernest Hemingway thời trẻ. [Ảnh: Literary Hub]

Đến với Ông già và biển cả, độc giả sẽ dõi theo hành trình ba ngày đánh bắt cá kiếm khổng lồ vô cùng khó khăn của ông lão đánh cá Santiago. Những tưởng vận may đã mỉm cười khi ông có thể thu phục con cá kiếm đẹp nhất trên đời, lũ cá mập lại lao tới rỉa sạch con cá kiếm duy nhất của ông lão. Và đáng buồn thay, khi cuộc hành trình kết thúc, thành quả duy nhất ông lão thu được chỉ còn là bộ xương vô dụng.

Nội dung câu chuyện đơn giản là thế, nhưng ẩn chứa trong đó lại là những tầng nghĩa sâu sắc, những thông điệp ý nghĩa gửi gắm tới độc giả. Đây chính là nguyên lý "tảng băng trôi" mà nhà văn đã sử dụng triệt để trong tác phẩm của mình, giúp câu chuyện không còn đơn thuần chỉ nói về ông già đánh cá. Không như những tác phẩm khác chỉ đi sâu khắc họa một thông điệp duy nhất, Ông già và biển cả là một chuỗi những ý nghĩa biểu tượng xuyên suốt cả tác phẩm.

"Ông già và biển cả" là một tác phẩm mang nhiều tầng nghĩa. [Ảnh: Fine Art America]

Ẩn ý đầu tiên cần nói đến hẳn là chi tiết cuộc hành trình đánh bắt cá kiếm của ông lão. Con đường chinh phục cá kiếm thực chất cũng chính là con đường chinh phục những ước mơ của con người, ước mơ thì màu hồng, nhưng quãng đường đi thì chẳng bằng phẳng như thế. Đến khi ông lão đã có được con cá trong tay, dường như nó không còn đẹp như lúc ban đầu ông thấy. Là con cá đã thay đổi, hay là cái nhìn của ông lão đã khác đi? Liệu đây có phải hình ảnh ước mơ của con người, khi chưa đạt được thì chúng ta khao khát, nhưng khi đã chạm tay đến thì lý tưởng đã mất đi sự hoàn mỹ.

Cao trào của câu chuyện được đẩy lên đỉnh điểm với cảnh ông lão một mình chiến đấu với đàn cá mập để bảo vệ chiến lợi phẩm của mình. Không hổ danh là nhà văn đại tài, Hemingway đã mang lại sự gay cấn đến nghẹt thở cho độc giả. Người đọc như thở cùng nhịp thở của ông lão, như cùng đứng lên chiến đấu với lũ cá mập tàn nhẫn kia. Để rồi khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta bỗng nhận ra hình ảnh quen thuộc của mình trong nhân vật ông lão đánh cá. Sự bản lĩnh, không chịu khuất phục trước khó khăn có lẽ đã trở thành bản năng của con người, đó là lí do dù phía trước là đám mây u ám, con người vẫn kiên cường đứng lên, sẵn sàng đương đầu.

Cuộc chiến của ông lão với cá mập. [Ảnh: Goodreads]

Đáng tiếc thay, đây lại là cuộc chiến không cân sức. Con cá kiếm đáng thương đã bị lũ cá mập rỉa sạch thịt, điều duy nhất còn sót lại cho ông lão chỉ là một bộ xương. Cái kết mà nhà văn xây dựng đã khiến nhiều bạn đọc hụt hẫng, thậm chí nhiều người còn phẫn nộ thay cho nhân vật trung tâm câu chuyện. Thế nhưng, chúng ta buộc phải nhìn nhận một điều rằng: đây không phải một câu chuyện cổ tích.

Có lẽ Hemingway không muốn xây dựng một mẫu chuyện nơi mà mọi nàng công chúa đều được sống hạnh phúc bên hoàng tử, ý nghĩa của kết truyện này còn sâu xa hơn thế. Điều cuối cùng mà đại văn hào của nền văn học Mỹ muốn thể hiện qua tác phẩm này chính là lột tả cuộc sống không như mơ. Quả thật, cuộc đời chúng ta đang sống chưa bao giờ chỉ khoác lên mình một màu hồng rực rỡ mà còn được phủ bởi sự tàn nhẫn và bất công.

Mặc cho ông lão đã chiến đấu kiên cường đến đâu, con cá cũng không còn nguyên vẹn, cũng giống con người, không phải cứ cố gắng thì sẽ có thành công.

Không thể phủ nhận đây là một kết thúc buồn, nhưng nhìn nhận một cách bi quan hay lạc quan có lẽ còn tùy thuộc vào con mắt người đọc. Có những người buông xuôi khi gặp thất bại, nhưng cũng có những người chẳng bao giờ chịu đầu hàng, tất cả đều là nỗ lực của bản thân mỗi chúng ta.

Từ khóa:

tác phẩm kinh điển, Nobel Văn học, Giải Nobel Văn học, tảng băng trôi

Video liên quan

Chủ Đề