Nhiệt độ cao nhất trong nhân của trái đất lên tới

Sa mạc Dasht-e Lut của Iran chỉ là sa mạc lớn thứ 25 trên thế giới. Tuy nhiên, đây là sa mạc giữ kỷ lục có nhiệt độ bề mặt nóng nhất từng được ghi nhận, trên 70 độ C.

  • Cụ bà 90 tuổi đi bộ 9 km trên tuyết để được tiêm vaccine COVID-19

  • Độc đáo khu đô thị hình tròn tuyệt đẹp tại Đan Mạch

Sa mạc Dasht-e Lut là một sa mạc muối lớn nằm tại các tỉnh Kerman, Sistan và Baluchistan của Iran. Ảnh: Wikimedia Commons

Theo trang Oddity Central [Anh], sa mạc Dasht-e Lut, tiếng Ba Tư có nghĩa là “vùng đồng bằng trống trải”, là một sa mạc muối lớn. Các nhà khoa học tin rằng vùng sa mạc được mệnh danh là “chảo lửa” của Trái Đất này được hình thành dưới đáy biển.

Ảnh: The Guardian

Hàng triệu năm trước, sự thay đổi kiến tạo kiến đáy biển dâng cao, nước cũng dần bốc hơi do nhiệt độ tăng lên. Ngày nay, Dasht-e Lut trở thành một vùng đất cằn cỗi có diện tích khoảng 51.800 km, bốn phía bao quanh bởi các dãy núi trùng điệp. Điều này đã ngăn không khí ẩm từ Địa Trung Hải và biển Ả Rập vào sa mạc, góp phần hình thành nên nhiệt độ cao kỷ lục tại nơi đây.

Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải trung bình được lắp đặt trên vệ tinh Aqua của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ [NASA] đã thực hiện các cuộc khảo sát toàn cầu từ năm 2003 đến năm 2010. Dữ liệu thu thập được cho thấy nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Dasht-e Lut là 70,7 độ C vào năm 2005. Theo dữ liệu vệ tinh, sa mạc Iran này có nhiệt độ hàng năm cao nhất trong 5-7 năm.

Sườn phía đông của sa mạc Dasht-e-Lut. Ảnh: The Guardian

Các phương tiện di chuyển trên vùng đồng bằng của sa mạc. Ảnh: The Guardian

Nơi nóng nhất của Dasht-e Lut là vùng Gandom Beryan, một cao nguyên được bao phủ bởi đá cuội đen núi lửa, có diện tích khoảng 480 km vuông. Những viên sỏi sẫm màu là một trong những yếu tố quyết định đến nhiệt độ khắc nghiệt của vùng đất này vì chúng hấp thụ nhiều năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời hơn, trong khi chỉ phản xạ một phần nhỏ của nó.

Điều thú vị là Gandom Beryan trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “lúa mì nướng”. Cái tên này được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết địa phương về đống lúa mì bị bỏ lại trên sa mạc và bị cháy xém sau vài ngày do nhiệt độ quá cao. Với nhiệt độ lên tới gần 70,7 độ C, truyền thuyết đó nghe có vẻ không khó tin.

Rìa phía tây của sa mạc Dasht-e-Lut. Ảnh: The Guardian

Một yếu tố khác góp phần vào sức nóng khắc nghiệt của Dasht-e Lut là thiếu thảm thực vật. Đất mặn khiến cho những loài thực vật, thậm chí cả những loài có khả năng thích nghi trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, cũng rất khó tồn tại. Dấu hiệu duy nhất của sự sống thực vật trong khu vực là địa y sa mạc và tamarisk, những loại cây bụi có khả năng phục hồi và có thể cao tới 10 mét.

“Nhiệt độ nóng nhất được quan sát ở những địa điểm không có thảm thực vật. Điều này có nghĩa là nếu sự thay đổi cảnh quan trong một khu vực dẫn đến ít thảm thực vật hơn, nhiệt độ bề mặt tối đa dự kiến sẽ nóng hơn. Nếu ốc đảo được phát triển bằng cách sử dụng nước ngầm trên sa mạc, nhiệt độ tối đa sẽ thấp hơn ”, nhà khí hậu học Roger Pielke Sr. tại Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường tại Đại học Colorado nói với NASA.

Thung lũng Kalut ở phía tây sa mạc Dasht-e-Lut. Ảnh: The Guardian

Đáng ngạc nhiên hơn là mặc dù bạn có thể chiên trứng trên cát và đá ở Dasht-e Lut, nhiệt độ không khí trong khu vực trung bình lại chỉ ở khoảng 39 độ C.

Hải Vân/Báo Tin tức

Người đàn ông đi ‘giày sắt’ nặng 150kg luyện sức khỏe

Một người đàn ông Trung Quốc đã trở thành hiện tượng mạng xã hội nhờ phương pháp rèn luyện sức khỏe độc nhất vô nhị: bước đi với 150kg thép đeo vào bàn chân.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nơi nóng nhất Trái Đất,
  • sa mạc,
  • Dasht-e Lut,
  • Iran,
  • nhiệt độ cao,

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng [vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất],…

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở?

A. Chí tuyến

B. Ôn đới

C. Xích đạo

D. Cận cực

Đáp án đúng A.

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng [vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất],…

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng [vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất],…

Nhiệt độ trung bình năm của không khí thay đổi theo vĩ độ, càng xa Xích đạo nhiệt độ càng thấp. Càng xa Xích đạo góc nhập xạ [chiếu sáng] càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời càng ít => Nhiệt độ trung bình năm của không khí càng thấp.

Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có Mặt Trời lên đỉnh đầu; là vùng hấp thụ được nhiều nhiệt lượng Mặt Trời nhất. Tuy nhiên, xích đạo không phải là nơi nóng nhất Trái Đất. Theo số liệu thống kê tình hình thời tiết thế giới: Tại Xích đạo, nhiệt độ ban ngày không quá 35°c, trong khi đó ở sa mạc Sahara ban ngày nhiệt độ lên tới 55°c, sa mạc Ả rập lên tới 45 – 50°c, sa mạc Trung Á nhiệt độ cũng lên tới 48°c, sa mạc Gô-bi lên tới 45°c.

Tại vì những vùng thuộc Xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Mặt biển ở khu vực Xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa:

– Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của Mặt Trời xuống các lớp nước sâu.

– Khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều năng lượng.

– Nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn so với đất, nên nhiệt độ nước tăng chậm so với đất liền. Vì thế, vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển không bao giờ tăng lên đột ngột. Ở vùng chí tuyến có nhiều lục địa [nhất là ở bán cầu Bắc], ở đây có nhiều sa mạc. Vào mùa hạ, vùng này cũng có góc nhập xạ lớn, cường độ bức xạ Mặt Trời cao. Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại với vùng Xích đạo:

– Ở sa mạc rất hiếm thực vật và nước, chủ yếu chỉ có cát. Do nhiệt dung riêng của cát rất nhỏ, nó nóng lên nhanh chóng khi hấp thu nhiệt.

– Lại không truyền nhiệt này xuống lớp dưới sâu được.

– Do hiếm nước nên ở sa mạc thiếu hẳn tác dụng bốc hơi làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Chính vì thế, nên khi Mặt Trời xuất hiện, nhiệt độ không khí vùng sa mạc tăng lên nhanh chóng. Đến giữa trưa thì nhiệt độ tăng lên rất cao.

Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa. Mây và mưa ở Xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng Xích đạo nhiều mây, làm suy yếu cường độ bức xạ Mặt Trời và chiều nào cũng thường có mưa nên nhiệt độ vào buổi chiều không thể quá cao được. Còn ở sa mạc, thường trời nắng, rất ít mây và rất hiếm mưa, cường độ bức xạ Mặt Trời lớn và không có yếu tố làm dịu đi.

Video liên quan

Chủ Đề