Những ai không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Trên thị trường, hiện có rất nhiều nhãn hiệu thuốc tránh thai khác nhau, nhưng nhìn chung được chia thành 2 loại là: thuốc tránh thai kết hợp chứa các hormone estrogen và progestin [loại này hiếm khi làm thay đổi mức đường huyết] và loại thứ 2 chỉ chứa progestin [cũng không gây ra những thay đổi trong việc kiểm soát đường huyết].

Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gián tiếp khiến bệnh tiểu đường gặp biến chứng. Nói cách khác, một số tác dụng phụ của thuốc có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Mặt khác, thuốc trị tiểu đường là chất cảm ứng enzym gan nên có thể làm giảm hiệu quả của viên uống tránh thai.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ dưới 35 tuổi, không hút thuốc, có thể trạng khỏe mạnh và không có biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên tìm kiếm các hình thức tránh thai khác.

Thuốc tránh thai là an toàn nhưng một số đối tượng không nên sử dụng.

Người bệnh tăng huyết áp

Nhiều bằng chứng cho thấy, có mối liên quan giữa tăng huyết áp với thuốc tránh thai. Các viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình tăng là 5/3mmHg, và có khoảng 1% những trường hợp dùng thuốc có tăng huyết áp nặng.

Cho đến nay, cơ chế gây tăng huyết áp do thuốc tránh thai chưa rõ và không dự báo được. Hơn nữa, huyết áp có thể tăng nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi dùng liều thuốc tránh thai uống đầu tiên. Hơn nữa, estrogen hay COC [thuốc tránh thai khẩn cấp dạng phối hợp] có liên quan đến việc làm tăng nồng độ các yếu tố đông máu II, VII, X, XII, VIII và fibrinogen. Giống như các hormon lipophilic khác, nó làm tăng nồng độ các yếu tố đông máu trong huyết tương bằng cách tác động tăng phiên mã gene tổng hợp protein. Chính vì thế những người bị tăng huyết áp, đau nửa đầu, tiền sử huyết khối... cần thận trọng hoặc chống chỉ định đối với thuốc tránh thai khẩn cấp phối hợp COC do tăng tạo huyết khối.

Người mắc bệnh lý về gan, mật, thận cấp, mạn tính

Tất cả các thuốc ngừa thai bằng nội tiết đều chuyển hóa qua gan và nên tránh dùng trong những trường hợp chức năng gan bị suy giảm do bệnh lý gan cấp tính hay mạn tính. Do thuốc bị phân hóa ở gan sau đó bài tiết qua thận, làm tăng gánh nặng cho gan và thận, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lâu dần, bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các bằng chứng gần đây cho thấy các thuốc ngừa thai liều thấp không làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Tuy nhiên, những phụ nữ đã từng bị ứ đọng đường mật khi đang sử dụng thuốc ngừa thai thì không nên dùng lại nữa. Những phụ nữ bị ứ đường mật trong thời kỳ mang thai [vàng da tự phát, tái phát của thai nghén] có thể bị vàng da nếu họ uống thuốc ngừa thai, hơn nữa thuốc ngừa thai khẩn cấp nên được sử dụng thận trọng ở những phụ nữ này.

Một số bệnh lý khác

Mặc dù estrogen có bản chất xuất phát từ hormon của người, nhưng nó lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt làm tăng nguy cơ gây ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan ở phụ nữ dùng nó lâu dài.

Để phòng tránh nguy cơ ung thư vú, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi có kế hoạch phòng tránh thai hợp lý cho bản thân. Ngoài ra, nếu mắc các bệnh lý sau cũng không nên dùng thuốc tránh thai: bệnh huyết khối [cục máu đông]; tiền sử đột quỵ hoặc đau tim; bệnh động mạch vành; chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân; phụ nữ đã mang thai hoặc nghi ngờ có thai; bệnh Lupus; người mắc chứng đau nửa đầu...

Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất cho từng cá nhân phụ thuộc vào hoàn cảnh, thực trạng sức khỏe của chính cá nhân đó. Ngày nay, với nhiều biện pháp tránh thai khác nhau ở nhiều dạng, nhiều đường dùng khác nhau, người phụ nữ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định lựa chọn biện pháp nào, tốt nhất chị em nên đi khám để được tư vấn dùng thuốc, nhằm lựa chọn thuốc thích hợp cũng như việc dùng thuốc sẽ đúng đắn, hiệu quả hơn.        


Thuốc tránh thai an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng tất cả các loại thuốc đều có một số rủi ro và tác dụng phụ. Không những thế, có những người nếu mắc các bệnh nhất định cũng tuyệt đối không nên dùng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai được đánh giá là an toàn với hầu hết mọi người. Trong hơn 50 năm kể từ khi ra đời, đã có hàng triệu người sử dụng một cách an toàn.

Tuy vậy, có nhiều loại thuốc tránh thai và không phải ai cũng có thể sử dụng được tất cả các loại thuốc đó.

Chẳng hạn, một phụ nữ trên 35 tuổi, có hút thuốc thì không nên sử dụng thuốc tránh thai chứa hormone estrogen mà chỉ có thể uống thuốc tránh thai có chứa proestin.

Chẳng hạn, một số người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp thì không nên dùng thuốc tránh thai.

Bởi vậy, với những người cụ thể nên được tư vấn lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các chuyên gia y tế về sinh sản. Họ sẽ giúp bạn tư vấn, lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp nhất với thể trạng, sức khỏe và nhu cầu. Tất nhiên, bạn tuyệt đối phải trung thực cho bác sĩ biết tình trạng bản thân, bệnh sử nếu có.

Thuốc tránh thai an toàn với hầu hết mọi người

Ngoài ra, những người có vấn đề về sức khỏe dưới đây không nên sử dụng thuốc tránh thai:

  • Bệnh huyết khối [cục máu đông];
  • Tiền sử đột quỵ hoặc đau tim;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Người bệnh hoặc người nghi ngờ bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung;
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân;
  • Vàng da [hoặc vàng mắt] khi mang thai hoặc trong quá trình sử dụng thuốc trước đó;
  • Người bị u gan;
  • Phụ nữ đã mang thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người có kế hoạch phẫu thuật trong thời gian sắp tới: Đối với đại phẫu thì không nên uống thuốc tránh thai; với các tiểu phẫu thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Hút thuốc và bị huyết áp cao;
  • Huyết áp cao, người bị tiểu đường;
  • Có bệnh Lupus
  • Người mắc chứng đau nửa dầu;
  • Phụ nữ hút thuốc và trên 35 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Mặc dù thuốc tránh thai rất an toàn nhưng không loại trừ một vài nguy cơ sức khỏe nhất là đối với những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh, đang điều trị thuốc nào đó thì cần có sự tư vấn rất kỹ của chuyên gia y tế uy tín trong lĩnh vực sinh sản.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất là:

  • Ra máu âm đạo nhẹ các thời kỳ [điều này phổ biến hơn với thuốc chỉ có proestin];
  • Đau ngực;
  • Buồn nôn hoặc đau đầu;

Các triệu chứng này thường biến mất sau 2 hoặc 3 tháng và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến người uống thuốc.

Ngược lại, nếu bạn tiếp tục gặp phải các triệu chứng này sau khi sử dụng thuốc trong 3 tháng, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ về việc thử một nhãn hiệu thuốc khác hoặc phương pháp ngừa thai khác.

Gặp bác sĩ hoặc y tá ngay nếu bạn bị:

  • Đau lưng kèm buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc khó thở;
  • Đau ngực hoặc khó chịu;
  • Đau nhức ở chân;
  • Khó thở;
  • Đau bụng từ nhẹ đến dữ dội;
  • Đau đầu đột ngột hoặc kéo dài;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Vàng da hoặc vàng mắt.

Một số phụ nữ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai

Nếu bạn có thai và vô tình uống thuốc trong thời kỳ đầu mang thai, điều đó thường sẽ không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Có một cơ hội rất nhỏ khiến bạn có thể mang thai ngay cả khi bạn luôn uống thuốc đúng cách mỗi ngày.

Nếu điều đó xảy ra, hãy gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn ngừng sử dụng thuốc và thăm khám, theo dõi định kỳ.

Thuốc tránh thai có thể làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ trong 3 tuần đầu cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, hãy đợi ít nhất 3 tuần sau khi sinh để bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.

Sữa mẹ cũng sẽ chứa thành phần nhỏ hoocmon của thuốc nhưng không ảnh hưởng đến em bé. Tuy vậy, bạn hãy tham khảo bác sĩ của bạn trước khi bạn muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào trong thời kỳ cho con bú.

Thuốc tránh thai có tác dụng tốt nhất nếu bạn uống thuốc mỗi ngày theo lịch trình. Tuy vậy, hầu như mọi người dùng thuốc đều thỉnh thoảng quên uống thuốc. Cách xử lý khi bỏ lỡ một viên thuốc tránh thai là rất quan trọng.

Trước hết, không uống bù viên khác vào lần thuốc tiếp theo mà tiếp tục uống theo đúng lịch trình.

Hãy liên hệ với nhà sản xuất của hãng thuốc đó hoặc bác sĩ có chuyên môn [hoặc bác sĩ kê đơn] để biết cách xử lý.

Trong quá trình đợi tư vấn, nếu phát sinh quan hệ tình dục, bạn hãy sử dụng bao cao su để tránh khả năng dính bầu.

Nếu lỡ quên uống 1 viên thuốc tránh thai, cần xử lý đúng cách

Thuốc tránh thai bắt đầu có tác dụng ngay khi bạn sử dụng. Tuy nhiên, thời gian này cũng tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng.

Để ngừa thai dự phòng, bạn nên sử dụng bao cao su trong tối đa 7 ngày đầu tiên kể từ khi bạn uống viên thuốc tránh thai đầu tiên.

Nếu bạn quyết định muốn có thai, chỉ cần ngừng uống thuốc. Cho dù bạn đang sử dụng loại thuốc tránh thai nào, bạn vẫn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng dùng thuốc.

Có thể mất vài tháng để chu kỳ của bạn quay trở lại như trước khi uống thuốc. Kể cả như vậy, bạn vẫn có thể mang thai trong thời gian đó.

Thuốc tránh thai không phải lúc nào cũng có tác dụng phụ xấu đến sức khỏe. Trong một số trường hợp, đối với một số người, thuốc tránh thai còn có một vài lợi ích đáng ngạc nhiên ngoài tác dụng phòng ngừa mang thai.

  • Thuốc tránh thai làm giảm chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt;
  • Rất nhiều người thích thuốc tránh thai vì nó làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn hoặc thưa hơn trong những dịp đặc biệt;

Một số loại thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt:

  • Mụn;
  • Loãng xương;
  • U nang ở vú và buồng trứng;
  • Ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng;
  • Viêm nhiễm ở buồng trứng, tử cung và cổ tử cung;
  • Thiếu sắt [thiếu máu];
  • PMS [hội chứng tiền kinh nguyệt];

Thuốc tránh thai cũng có một số lợi ích nhất định

Để thuốc tránh thai phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần đáp ứng nguyên tắc sau:

  • Uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng lịch thực sự rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng ứng dụng để nhắc nhở, đặt báo thức hoặc giữ gói thuốc bên cạnh hàng ngày để giúp bạn nhớ uống thuốc.
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liều theo hướng dẫn càng quan trọng hơn. Bạn không nên uống bù liều, tự ý tăng hoặc giảm liều bởi vì nó sẽ làm sai lệch tác dụng đồng thời có nguy cơ đối với sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe hoặc đang điều trị với một loại thuốc nào, bạn cần tư vấn từ chuyên gia y tế uy tín để quyết định việc có nên uống thuốc tránh thai hay không hoặc nên uống loại thuốc tránh thai nào.
  • Trong trường hợp bạn lỡ quên uống thuốc tránh thai, bạn hãy sử dụng thêm các phương pháp tránh thai dự phòng khác chẳng hạn như bao cao su. Còn nếu bạn thực sự không bao giờ uống đúng lịch và thường xuyên quên thì nên lựa chọn một phương pháp tránh thai khác./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề