Nội dung ôn thi vào lớp 10 môn văn năm 2024

giúp các bạn học sinh cuối cấp xây dựng lộ trình học và ôn thi hiệu quả đối với môn học này, đồng thời có thể tự tăng cường luyện thêm đề để chuẩn bị bứt phá trong kỳ thi vào 10 năm học 2023 -2024 sắp tới.

Đối với bộ môn Ngữ văn lớp 9, học sinh có thể lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả cũng như lên kế hoạch học tập phù hợp ở trong giai đoạn này, dựa trên những tư vấn chuyên môn của thầy cô giáo. Các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm bài viết phương pháp ôn thi vào lớp 10 của Khóa Học Tốt.

Nội dung ôn thi vào lớp 10 môn văn năm 2024
Hệ thống nội dung kiến thức ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn

Để giảm bớt khối lượng kiến thức của môn học Ngữ văn, các bạn học sinh 2K8 có thể tham khảo ngay nội dung bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng (Giáo viên Ngữ Văn tại HOCMAI) về “Tổng quan kiến thức chính trong chương trình Ngữ văn lớp 9”. Từ đó, các bạn sẽ biết cách hệ thống những nội dung kiến thức ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn trọng tâm mình cần ghi nhớ trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I và học kỳ II.

Theo như thầy Hùng chia sẻ, cấu trúc chương trình môn Ngữ văn THCS được chia thành 3 phần đơn vị kiến thức, cụ thể gồm có phần văn bản, phần tiếng Việt và phần tập làm văn:

Dưới đây là hệ thống các tác phẩm ôn thi vào lớp 10 ở học kỳ I và II Ngữ văn lớp 9 do thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn, các bạn học sinh cùng tham khảo nhé:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 – HỌC KỲ I ĐƠN VỊ KIẾN THỨC NỘI DUNG CỤ THỂVăn bản nhật dụng

  • Phong cách Hồ Chí Minh;
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình;
  • Quyền trẻ Truyện kí trung đại
  • Chuyện người con gái Nam Xương;
  • Hoàng Lê nhất thống chí; Truyện thơ nôm
  • Truyện Kiều;
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Thơ hiện đại
  • Đồng chí;
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính;
  • Đoàn thuyền đánh cá;
  • Bếp lửa;
  • Ánh trăng;
  • Bếp lửa Truyện hiện đại
  • Làng;
  • Lặng lẽ Sapa;
  • Chiếc lược ngà; Phần tiếng Việt
  • Sự phát triển của từ vựng;
  • Tổng kết từ vựng Phần tập làm văn Văn thuyết minh: Kết hợp cùng với những biện pháp nghệ thuật hay sử dụng yếu tố miêu tả vào trong văn thuyết minh. Văn tự sự: Kỹ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật như nghị luận, yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 – HỌC KỲ II ĐƠN VỊ KIẾN THỨC NỘI DUNG CỤ THỂVăn bản nghị luận
  • Bàn về đọc sách;
  • Tiếng nói văn nghệ;
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới; Thơ hiện đại
  • Mùa xuân nho nhỏ;
  • Viếng lăng Bác;
  • Sang thu;
  • Nói với con;
  • Mây và sóng Truyện hiện đại
  • Những ngôi sao xa xôi;
  • Bố của Xi – Mông Thơ hiện đại
  • Đồng chí;
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính;
  • Đoàn thuyền đánh cá;
  • Bếp lửa;
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ;
  • Ánh trăng Phần tiếng Việt
  • Khởi ngữ;
  • Các thành phần biệt lập trong câu;
  • Cách tạo liên kết trong câu hoặc đoạn văn;
  • Nghĩa tường minh;
  • Nghĩa hàm ý Phần tập làm văn
  • Nghị luận xã hội;
  • Nghị luận văn học

Để việc học tập đạt kết quả cao, ngoài việc học trên trường, các bạn học sinh cần phải tự học, xây dựng cho mình kế hoạch ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn và luyện đề để tích lũy kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng làm bài thi. Các bạn có thể tham khảo thêm

Chỉ ít ngày nữa thôi, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các tỉnh thành sẽ lần lượt diễn ra. Trong số các môn thi bắt buộc, môn Ngữ văn được xem là môn thi thách thức nhất đối với các bạn học sinh trong quá trình ôn thi. Nhằm hướng các bạn học sinh tới mục tiêu cao nhất trong kỳ thi, sau đây, HOCMAI sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn Ngữ văn và chiến thuật làm bài thi điểm cao.

Đặt mục tiêu và kế hoạch tự học

Trong quá trình tự học, kế hoạch ôn và các mục tiêu là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả ôn tập của các bạn học sinh. Theo kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn Ngữ văn, các bạn học sinh nên đặt mục tiêu theo ngày, theo tháng cụ thể để đánh giá được năng lực ôn của mình. Các bạn nên chia nội dung ôn thành 2 phần bài tương ứng trong đề thi là Phần Đọc hiểu và Phần Làm văn.

Với phần đọc hiểu, các bạn có thể đặt kế hoạch luyện tập một lượng bài nhất định trong một ngày. Khi hoàn thành các mục tiêu trong ngày các bạn sẽ vừa thu nạp được một lượng kiến thức nhất định, vừa có thêm động lực cải thiện các kỹ năng khác.

Với phần làm văn, lời khuyên từ các thầy cô giáo là không “học vẹt, học tủ”. Có thể thấy lượng văn bản cần ôn tập trong kỳ thi vào 10 môn Ngữ văn là rất lớn. Vì vậy, việc dành thời gian học thuộc lòng văn mẫu chắc chắn sẽ không đem lại kết quả cao. Thay vào đó, các bạn nên học theo các ý chính, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cho từng dạng bài để tăng tư duy linh hoạt trong bài thi hơn.

Luyện cách trình bày, chữ viết

Nhiều bạn học sinh cho rằng trong bài thi không cần chú ý đến phần hình thức bài làm. Quan niệm này là sai lầm vì trong barem điểm luôn có phần điểm cho trình bày. Thực tế, không hiếm các bạn mất điểm do lỗi trình bày (quá dài hoặc quá ngắn, không đúng trọng tâm câu hỏi,..). Vậy nên trong quá trình ôn thi, ngoài tập trung vào luyện đề, các bạn nên tập trình bày như một bài thi thật để tránh mắc những lỗi gây mất điểm “oan” trong kỳ thi chính thức sắp tới.

Tập thói quen theo dõi tin tức

Trong bài thi vào 10 môn Ngữ văn, một trong số các dạng bài, dạng câu hỏi không thể thiếu đó chính là liên hệ thực tế về một vấn đề đã cho. Đây là dạng câu kiểm tra khả năng quan sát, nhận định của học sinh trong thực tế. Vì thế, để có thể ghi điểm với người chấm, các bạn nên rèn thói quen theo dõi tin tức thường xuyên. Khi theo dõi có thể vận dụng, áp dụng thử vào các dạng nghị luận xã hội đã học. Thông tin càng sát, càng liên quan đến thực tế thì bài thi của các bạn sẽ có điểm cảng cao.

Nội dung ôn thi vào lớp 10 môn văn năm 2024

Luyện kỹ các dạng bài trong quá trình ôn tập và làm đề

Trong quá trình luyện đề môn Văn, có một phương pháp rất hiệu quả mà tất cả các em học sinh nên áp dụng trong quá trình ôn tập đó là thực hành một dạng bài một cách liên tục với các đề bài khác nhau. Đây là cách giúp cho các em học sinh có thể luyện tập phản xạ một cách tốt nhất tất cả các dạng bài thường xuyên xuất hiện trong đề cũng như trong quá trình học.

Ví dụ: Các em học sinh luyện tập phần đọc hiểu từ 5, 6 đề thi vào lớp 10 môn văn khác nhau qua các năm và ôn tập liên tục trong từ 4 tới 5 ngày. Tiếp theo đó, các em học sinh lại chuyển qua ôn tập phần nghị luận văn học với số lượng đề thi và khoảng thời gian tương tự. Sau đó cứ khoảng 2 tuần các em học sinh lại thực hiện một vòng như vậy.

Ngoài việc tạo phản xạ tốt cho học sinh, các em sẽ có được tư duy logic và có sự liên kết các phần kiến thức môn văn với nhau.

Tăng cường tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau

Một kinh nghiệm được rất nhiều học sinh áp dụng và đạt hiệu quả tốt chính việc trong quá trình ôn thi Văn ngoài việc học kiến thức trong SGK, SBT thì còn tham khảo nhiều loại tài liệu các loại sách báo để bổ sung kiến thức thêm kiến thức.

Bên cạnh đó. việc này còn giúp các em học sinh được đa dạng hóa và củng cố thêm vốn từ đa dạng để có thể áp dụng giúp cho bài nghị luận văn học của mình trở nên đa dạng và sinh động. Còn đối với dạng bài tập về nghị luận xã hội, đọc thông tin và tài liệu còn giúp các em học sinh có lượng thông tin lớn làm dẫn chứng.

Nguồn tài liệu tham khảo để học sinh có thể đọc, học hỏi vô cùng rộng lớn và gần gũi, ví dụ như bài viết đạt điểm tốt của bạn bè, anh chị khóa trên, sách tham khảo, báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…

Bạn nên ưu tiên tiếp thu kiến thức từ báo chí, truyền hình, blog chính thống chất lượng cho các bài viết nghị luận xã hội. Trong khi đó, sách tham khảo của các nhà xuất bản uy tín lại là lựa chọn bạn nêu ưu ái nếu cần học hỏi về nghị luận văn học.

Kinh nghiệm làm bài thi môn Ngữ Văn đạt điểm cao

Để đạt được điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn vào 10 thì kiến thức thôi chưa đủ mà các bạn học sinh còn cần có chiến thuật làm bài thông minh. Với mỗi phần câu hỏi khác nhau, các bạn học sinh nên luyện cho mình những cách làm bài, trình bày và diễn giải phù hợp. Làm sao để tận dụng được tối đa thời gian thi và kiến thức đã có sẵn để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.

Phần đọc hiểu

1. Đọc đề và gạch chân từ khóa

Đối với phần Đọc hiểu, đề bài sẽ cung cấp ngữ liệu để trả lời các câu hỏi. Bí quyết dành điểm cao trong phần này là đọc và gạch chân các từ khóa trong câu hỏi trước khi đọc văn bản. Bằng cách này, các bạn có thể xác định được đâu là nội dung cần tập trung khi đọc văn bản, tránh lan man vào những nội dung không cần thiết.

2. Xác định dạng câu hỏi

Sau khi đã đọc và nắm được ý chính trong câu hỏi, các bạn học sinh nên định hình cấp độ và dạng câu hỏi để định hướng cách trình bày. Đối với phần Đọc hiểu, thường các câu hỏi sẽ được phân theo các dạng như sau:

  • Dạng nhận biết: thường yêu cầu học sinh đọc và chiết suất thông tin liên quan đến các phương thức biểu đạt, nội dung chính của ngữ liệu, biện pháp tu từ sử dụng,..
  • Dạng thông hiểu: thường yêu cầu học sinh liên kết, kết nối thông tin, diễn giải thông tin đã đọc nhằm đánh giá mức độ hiểu đề bài của thí sinh
  • Dạng vận dụng: thường dùng để đánh giá mức độ hiểu sâu và khả năng ứng dụng vào trải nghiệm, kiến thức thực tế của thí sinh

3. Tìm các thông tin tương ứng với các từ khóa ở bước đầu

Đây là phần các bạn học sinh cần đặc biệt lưu ý vì có ý nghĩa rất quan trọng trong phần bài làm của các bạn. Tuy các câu hỏi đặt ra trong phần đọc hiểu chỉ dùng ở mức thông hiểu nhưng nhiều bạn học sinh thường mất điểm do trình bày không rõ ràng.

Ví dụ khi đề yêu cầu chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ, các bạn học sinh nên trình bày lần lượt như sau: Gọi tên biện pháp tu từ (trích dẫn câu có sử dụng biện pháp đo); Phân tích tác dụng (phép tu từ làm nổi bật điều gì, đặc điểm, ý nghĩa của nó với câu văn,.); Đánh giá khả năng của người viết (về thái độ tình cảm, khả năng quan sát, tưởng tượng,..)

Phần nghị luận xã hội

Phần nghị luận trong đề thi Ngữ văn vào 10 thường là phần khó đối với nhiều bạn học sinh. Lý do là vì đây là phần không thể “học tủ” do kiến thức yêu cầu vận dụng rất nhiều từ thực tế. Tuy nhiên nếu biết kỹ thuật làm bài và tư duy đúng, các bạn hoàn toàn có thể ghi điểm cao trong bài văn nghị luận xã hội này.

Khi làm bài văn nghị luận xã hội các bạn lưu ý bài văn phải trả lời được 4 câu hỏi: Vấn đề là gì? Vấn đề đó được biểu hiện như thế nào? Tác động của vấn đề đó với đời sống (tích cực hay tiêu cực)? Vấn đề được liên hệ với thực tế như thế nào?. Một bài văn nghị luận sẽ được đánh giá cao khi nêu được luận điểm rõ ràng, các bước chứng minh hay giải thích cho vấn đề phù hợp với thực tế. Vì vậy, các bạn học sinh nên luyện tập thật nhiều để tránh mất điểm trong phần làm văn này.

Phần nghị luận văn học

Đối với văn bản thơ, các bạn học sinh cần đảm bảo bài văn của mình đủ các yếu tố như: Ý nghĩa nội dung đoạn thơ có trong đề bài là gì? Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ có tác dụng gì (phân tích, nêu ý nghĩa của phép tu từ đó)? Tổng kết, khái quát tình cảm của tác giả biểu hiện qua tác phẩm và qua đoạn thơ phân tích. Đặc biệt trong phần này, các bạn học sinh nên bám sát vào trích đoạn thơ đã cho, tránh lan man vào những nội dung khác gây lạc đề.

Nội dung ôn thi vào lớp 10 môn văn năm 2024

Còn đối với văn bản truyện, để bài văn đủ ý, các bạn học sinh cần đảm bảo đủ 4 yếu tố như: Cốt truyện (sự kiện chính, diễn biến của các sự kiện theo trình tự); Ngôi kể (ý nghĩa của việc sử dụng ngôi kể với tác phẩm); Nhân vật (về hoàn cảnh, về tính cách, vai trò trong tác phẩm); Chủ đề của tác phẩm (ý nghĩa của chủ đề tác phẩm, các chi tiết nghệ thuật cài cắm và ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm).

Bên cạnh đó, ngay từ trong quá trình học, các em học sinh cũng cần có phương pháp và cách soạn văn hiệu quả vì chính những bài soạn của các em là dàn ý và là tư liệu quý giá trong quá trình ôn tập.

Ngoài các lưu ý về nội dung, về hình thức, các bạn tuyệt đối không trình bày theo dạng gạch đầu dòng, các luận điểm nên chia thành đoạn nhỏ, có sự thống nhất phân tích giữa các đoạn. Với các luận điểm khác nhau nên chia thành các đoạn nhỏ, làm sao để khi đọc qua người chấm có thể hiểu được tuần tự nội dung phân tích của bài làm.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm ôn thi vào 10 môn Ngữ văn và chiến thuật làm bài thi điểm cao được HOCMAI sưu tầm và tham khảo từ nhiều thầy cô giáo. Hy vọng những chia sẻ trên là hữu ích trong quá trình ôn tập trước kỳ thi mang tính “bước ngoặt” này của các bạn. Chúc các bạn học sinh sẽ có một kỳ thi thành công!