Nước ta có chung đường biên giới với Lào là bao nhiêu km?

Giải thích Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài khoảng 4.924 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào ở phía tây và Campuchia ở phía tây nam.

2 Bao nhiêu tỉnh thành có đường biên giới trên đất liền?

  • icon

    25 tỉnh, thành

  • icon

    35 tỉnh, thành

  • icon

    45 tỉnh, thành

Giải thích Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Phụ lục đăng kèm Nghị định số 34 [năm 2014] của Chính phủ Việt Nam liệt kê rõ 25 tỉnh, 103 huyện/thị xã/thành phố và 435 xã/phường/thị trấn có đường biên giới trên đất liền. Các tỉnh này gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

3 Tỉnh duy nhất nào của Việt Nam có đường biên giới với đồng thời hai nước Lào và Campuchia?

  • icon

    Quảng Nam

  • icon

    Kon Tum

  • icon

    Gia Lai

Giải thích Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 9.676,5 km2. Phía bắc Kon Tum giáp Quảng Nam, phía nam giáp Gia Lai, phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Đây là tỉnh duy nhất cả nước có đường biên giới chung với hai quốc gia này.

4 Tỉnh duy nhất nào có đường biên giới trên bộ giáp đồng thời hai nước Trung Quốc và Lào?

  • icon

    Lai Châu

  • icon

    Điện Biên

  • icon

    Sơn La

Giải thích Điện Biên thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, phía đông và đông bắc Điện Biên giáp Sơn La, phía bắc giáp Lai Châu, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam [Trung Quốc], phía tây và tây nam giáp Lào. "Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia Lào và Trung Quốc... Điện Biên có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân ngày 2 chuyến", Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên nêu.

5 Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc?

  • icon

    Hà Giang

  • icon

    Cao Bằng

  • icon

    Lạng Sơn

Giải thích Theo tài liệu của Ủy ban Biên giới quốc gia, đường biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Campuchia dài khoảng 1.137 km, bắt đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia [thuộc tỉnh Kon Tum] đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Các địa phương ở Việt Nam tiếp giáp nước bạn, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Trong đó, tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ, cầu nối giữa TP HCM và thủ đô Phnom Penh [Campuchia] có đường biên dài nhất.

 Nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau để giành thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, trong đó việc xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định, hợp tác cùng phát triển, luôn được hai bên chú trọng.


   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thongsinh Thammavong chứng kiến lễ ký hai văn kiện quan trọng giữa hai nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc]

Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ­ Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng­sả­lỳ, Luổng­pha­bang, Hủa­phăn, Xiêng­khoảng, Bô­ly­khăm­xay, Khăm­muồn, Sa­vắn­nạ­khệt, Sả­lạ­văn, Sê­ kông và Ắt­tạ­pư. 

Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2.700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên: phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hoá trở vào là dãy Trường Sơn. Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn. 

Dân cư sống hai bên biên giới đa phần là nhân dân các dân tộc ít người, sống thưa thớt tại các làng bản rất xa nhau và xa đường biên giới. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số đồng bào các dân tộc của hai bên còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Giao thông đi lại giữa hai bên và trong khu vực biên giới của từng bên rất khó khăn, hầu như chưa có đường giao thông cơ giới [trừ một vài khu vực cửa khẩu; đông dân cư; một số đường có từ thời chiến tranh; hoặc có đường lâm nghiệp mới mở theo thời vụ đã xuống cấp nhiều…]. Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Với chiều dài trên 2.340 km, đường biên giới Việt Nam – Lào là đường biên giới trên đất liền dài nhất của Việt Nam với một quốc gia láng giềng. Vấn đề biên giới lãnh thổ đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm ngay sau khi Việt Nam thống nhất và Cách mạng Lào giành thắng lợi. Ngày 18/7/1977, hai bên đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phân giới cắm mốc. Từ năm 1978 hai bên phối hợp thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới, đến năm 1987 đã cơ bản hoàn thành phân giới toàn bộ đường biên giới hai nước trên thực địa và cắm được 214 cột mốc tại 199 vị trí mốc. Theo Ủy ban biên giới quốc gia thì trong giai đoạn này, đã có 11 cán bộ chiến sỹ hy sinh ở thực địa do bị lũ quét và sạt lở núi.

Từ năm 1995, Việt Nam và Lào thống nhất phối hợp triển khai thực hiện các hạng mục công việc nhằm hoàn thiện chất lượng đường biên giới giữa hai nước và đạt được những kết quả quan trọng như: Từ năm 1995 – 2004, hai bên phối hợp thực hiện và hoàn thành Dự án thành lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào tỷ lệ 1/50.000, làm cơ sở pháp lý – kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và hợp tác phát triển trong khu vực biên giới hai nước; Trong quá trình thực hiện Dự án thành lập bộ bản đồ biên giới, hai bên đã giải quyết xong 18 khu vực còn tồn đọng trong giai đoạn phân giới cắm mốc 1978 – 1987 là những khu vực còn nhiều bom mìn, địa hình hiểm trở; Giải quyết xong vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường biên giới hai nước: ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc ngày 10/10/2006, ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia ngày 26/8/2008.

Đặc biệt, từ năm 2008 hai bên phối hợp thực hiện Kế hoạch Tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào. Việc hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác biên giới lãnh thổ giữa hai nước, là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán, ký kết hai văn kiện pháp lý quan trọng: Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào và Hiệp định [mới] về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào. Căn cứ Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam – Lào năm 1990 [bổ sung, sửa đổi năm 1997], từ năm 1991 đến nay, hàng năm hai bên đã luân phiên tổ chức Cuộc họp Ủy ban Biên giới quốc gia họp thường niên giữa hai đoàn đại biểu biên giới Việt Nam – Lào nhằm kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện Quy chế biên giới trong năm, đề ra chương trình công tác năm tới và trao đổi, thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan trong khu vực biên giới hai nước. Đồng thời, từ cuối năm 2013 đến nay, hai bên đã hoàn thành công tác chuẩn bị và bắt đầu triển khai các nội dung cụ thể thực hiện Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào góp phần duy trì sự ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực biên giới giữa hai nước, tăng cường, củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

Việc hai nước Việt Nam – Lào Tổng kết hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, quốc phòng-an ninh và phát triển kinh tế-xã hội khu vực nói riêng và giữa hai nước nói chung; là dấu mốc ghi nhận toàn bộ thành quả giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước, tạo cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới trong tình hình mới. Vì một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững, đáp ứng nguyện vọng của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, góp phần trực tiếp tăng cường và củng cố tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.

Chủ Đề