Nuôi cá tôm cần máy sục oxy ứng dụng này dựa vào tính chất là

Hydrogen peroxide [H2O2 – ôxy già] và sodium carbonate peroxyhydrate 2Na2CO3.3H2O2 [PCS] là những chất ôxy hóa thường được dùng để cung cấp ôxy hòa tan cho ao nuôi tôm, khi hệ thống sục khí, quạt khí của ao nuôi bị trục trặc hoặc không cấp đủ ôxy cho tôm nuôi. 

H2O2 và PCS được sử dụng bằng cách hòa loãng vào nước rồi té đều xuống ao để cung cấp ôxy hòa tan, khử trùng nước, diệt tảo cho ao tôm trong trường hợp khẩn cấp.

Tác dụng

Cung cấp ôxy cho ao nuôi

Đây là tính năng quan trọng nhất của H2O2 và PCS trong nuôi tôm thâm canh hiện nay, vì khi sử dụng ngoài việc khử trùng diệt khuẩn cho môi trường nước, H2O2 PCS còn cung cấp ôxy hòa tan trực tiếp trong ao nuôi; PCS còn giúp tăng độ kiềm trong nước ao nuôi.

Việc duy trì hệ thống sục khí, quạt khí trong ao cung cấp dưỡng khí cho tôm hô hấp trong suốt quá trình nuôi sẽ không tránh khỏi những lúc bị gián đoạn. Để đảm bảo cấp đủ ôxy cho tôm nuôi trong những thời điểm gián đoạn đó, H2O2 và PCS là những hợp chất không thể thiếu và phải luôn chuẩn bị sẵn.

Hòa loãng H2O2 và PCS vào nước rồi té đều xuống ao – Ảnh: Trần Út

Khi hòa tan vào nước, H2O2 cung cấp ôxy theo phản ứng:

 2 H2O2    =>    2 H2O   +   2[O];    [[O]   +   [O]   =>   O2]

1 ml H2O2 6% khi hòa tan vào nước sẽ sinh ra khoảng 30 mg O2.

 Đối với PCS, khi hòa tan vào nước sẽ tạo ra ôxy và sinh nhiệt theo phản ứng:

 2Na2CO3.3H2O2     =>     2Na2CO3   +   3H2O   +   1,5O2    +   Nhiệt

Hòa tan 1 kg PCS vào nước sẽ sinh ra 0,6 m3 khí O2 hòa tan trong ao nuôi.

Các ao nuôi, tôm thường bị thiếu ôxy, nổi đầu dạt bờ từ nửa đêm về sáng, biện pháp xử lý là dùng H2O2 dạng dung dịch liều lượng 1 – 2 mg/l hoặc có thể dùng PCS liều lượng 2- 3 mg/l hòa loãng tạt đều khắp mặt ao. Khi vào nước, 2 chất ôxy hóa này sẽ sinh ra một lượng ôxy hòa tan cung cấp cho tôm nuôi, giúp tôm không bị ngạt. Khi sử dụng chất ôxy hóa, người nuôi có thể đồng thời sử dụng thêm các chiết xuất yucca hoặc zeolite, tăng cường sục khí và quạt nước.

Trên thị trường, sản phẩm H2O2  được sử dụng ở dạng dung dịch đóng chai, can nhựa, PCS được đóng bao bì thường gọi là ôxy hạt hay bột rất tiện ích cho sử dụng.

Tác dụng xử lý nước   

Trong nuôi tôm, dung dịch H2O2 và PCS được dùng để điều trị các bệnh về ngoại kí sinh rất hiệu quả. H2O2 và PCS cũng có chức năng diệt nấm, vi khuẩn, virus. Chúng được dùng để sát khuẩn ở liều lượng 150 ppm. Cơ chế sát trùng của H2O2 và PCS là ôxy hóa trực tiếp màng tế bào, phá hủy cấu trúc ADN của tế bào vi khuẩn. H2O2 và PCS còn được dùng để khử mùi hôi trong xử lý nước ao tôm bị ô nhiễm, giảm lượng N-NO2-, CN–, H2S trong nước, hạn chế sự ăn mòn do Chlorine, sulfide, thiosulfate. Giảm hàm lượng hữu cơ, từ đó làm giảm BOD và COD [lượng ôxy tiêu hao sinh học và hóa học] trong nước. H2O2 và PCS khi sử dụng sẽ không tồn lưu trong nước, vì chúng phân hủy thành H2O và O2. Ngoài ra, PCS còn phóng thích Na2CO3, góp phần làm tăng pH và độ kiềm của nước. Tuy nhiên, khi pH lớn hơn 8,3 thì không nên dùng PCS mà chỉ dùng PCS trong môi trường nước có độ cứng và độ kiềm thấp, so với CuSO4 [phèn xanh] thì PCS sử dụng an toàn hơn.

Khống chế tảo

H2O2 và PCS có khả năng diệt tảo nhưng không có khả năng diệt các nhóm rong trong ao nuôi. H2O2  và PCS có tác dụng diệt tảo lam mạnh, đây là ngành tảo có nhiều loài tiết ra độc tố gây độc cho tôm nuôi. Theo nghiên cứu, H2O2 và PCS có tác dụng diệt tảo lam mạnh gấp 10 lần so với tảo lục và tảo khuê. Liều lượng thường được sử dụng diệt tảo từ 0,1 đến 0,5 mg/l, tùy thuộc nhiệt độ nước và mật độ tảo trong ao mà chọn nồng độ thích hợp.

Lưu ý khi dùng

Khi ao tôm bị thiếu ôxy, người nuôi cần căn cứ vào diện tích ao nuôi, mật độ tôm và yếu tố môi trường để lựa chọn H2O2 hoặc PCS với liều lượng sử dụng hợp lý, đảm bảo cấp đủ lượng ôxy cho ao và ít ảnh hưởng đến tôm nuôi.

PCS, H2O2 là chất ôxy hóa nên có khả năng ăn mòn da, do đó người nuôi cần trang bị bảo hộ lao động khi sử dụng.

H2O2 và PCS sẽ có tác dụng mạnh khi sử dụng ở điều kiện ánh sáng và nhiệt độ cao. PCS cũng rất bền và có thể bảo quản trong vài tháng với điều kiện kín và nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ vượt quá 400C, việc bảo quản PCS sẽ bị ảnh hưởng, do vậy cần tránh ánh sáng trực tiếp và nguồn sinh nhiệt.

Không để gần những chất dễ gây cháy nổ.

>> Các chất ôxy hóa chỉ được sử dụng nếu tôm trong ao bị thiếu ôxy tức thời; đây là chất có tính diệt khuẩn mạnh, nếu dùng nhiều hoặc quá liều sẽ gây độc cho tôm hoặc làm trong nước ao và gây trơ nền đáy. Người nuôi không nên dùng hóa chất này liên tục mà phải có biện pháp tăng cường quạt khí cung cấp đủ ôxy cho tôm nuôi.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Trong các hồ nuôi tôm hoặc các chậu nuôi cá cảnh người ta dùng máy sục không khí vào hồ hoặc chậu cá cảnh là nhằm mục đích gì? Hãy giạ thích.

Các câu hỏi tương tự

Câu 16 [ điểm]

Câu nhận xét nào sau đây là đúng với khí hiđro?[ BIẾT]

A. Là chất khí không màu không mùi dễ tan trong nước

B. Là chất khí dùng để bơm vào bong bóng.

C. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí

D. Là chất khí không màu không mùi không tan trong nước

Câu 17 [ điểm]

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí:

A. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% nitơ.

B.21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác [CO 2, CO, khí hiếm…].

C. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác [CO 2, CO, khí hiếm…].

Câu 18 [ điểm]

Hỗn hợp của hiđro với oxi nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H 2 : O 2 theo thể tích là

A. 1:1

B. 4:1

C. 2:1

D. 3:1

Câu 19 [ điểm]

Hai chất khí nhẹ hơn không khí là

A. H 2 và SO 2

B. H 2 và N 2

C. H 2 và O 2

D. H 2 và CO 

Câu 20 [ điểm]

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. CO 2  + Ca[OH] 2  → CaCO 3  + H 2 O

B. CaO + H 2 O → Ca[OH] 2

C. Ca[HCO 3 ] 2   CaCO 3 +CO 2 +H 2 O

D. CuO + H 2  Cu + H 2 O

Câu 21 [ điểm]

Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất

C. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

D. Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất [Kim loại, phi kim] và hợp chất

Câu 22 [ điểm]

Oxit là hợp của oxi với:

A. 1 nguyên tố khác

B. 4 nguyên tố khác

C. 3 nguyên tố khác

D. 2 nguyên tố khác

Câu 23 [ điểm]

Oxi tác dụng với kim loại nhôm [Al] tạo ra nhôm oxit .công thức hóa học đúng là:

A. Al 2 O 3

B. AlO 3

C. Al 3 O 2

D. Al 2 O

Câu 24 [ điểm]

Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước là do:

A. Hiđro tan trong nước

B. Hiđro nặng hơn không khí

C. Hiđro ít tan trong nước

D. Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí

Câu 25 [ điểm]

 Khí Hiđro được dùng để nạp vào khinh khí cầu vì:

A. khí H 2  ít tan trong nước.

B. khí H 2  khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

C. khí H 2  là khí nhẹ nhất.

D. khí H 2  là đơn chất.

1. Tính khối lượng Na cần cho vào 150g dd NaOH 8% để thu được dd mới có nồng độ là 10,513%.2. Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau tan hết vào trong nước được 3,36 lít khí H2 [đktc]. Xác định A và B.3.Cho 1ml dd A chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6g kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dd A.4. Cho Ba[OH]2 có dư vào dd FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi có khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Trong A gồm có những chất nào?5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd không màu sau: CaCl2, Ba[OH]2, KOH, Na2SO4.Chỉ dùng quỳ tím hẫy nhận biết các dd đựng trong mỗi lọ. Viết các PTHH.6. Để sản xuất 1 tấn vôi chứa 85% CaO. Người ta phải tiêu thụ bao nhiêu kg đá vôi chứa 94% canxi cacbonat. Biết hiệu suất phản ứng là 85%.7. Có hỗn hợp A gồm Cuo và Fe2O3. Chỉ dùng Al, dung dịch HCl. Hẫy điều chế 2 kim loại tinh khiết từ A [làm 3 cách].8. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế dd MgSO4 từ MgSO4.7H2O và nước để có:a] 80g dd MgSO4 6%.b] 200ml dd MgSO4 1M.9. Tính khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để điều chế được 200g dd CuSO4 15%.10. Dẫn luồng khí H2 qua ống thủy tinh chưa 28g bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được 24g rắn.Xác định khối lượng hơi nước tạo thành.

Video liên quan

Chủ Đề