Nursing assistant là gì

Du học Điều dưỡng để thành Bác sĩ tại Mỹ: đầu tư nhỏ, thu lợi lớn và liên tục!

TS.DS. Phạm Đức Hùng2021-04-18T19:23:55+07:00
By TS.DS. Phạm Đức Hùng Tin chính

Nội dung bài viết

  • 1. Điều dưỡng cấp 1: PCA patient care assistant (hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân)
  • 2. Điều dưỡng cấp 2: LVN/LPN Licensed Vocational Nurse hoặc Licensed Practical Nurse (tạm dịch Điều dưỡng thực hành có chứng chỉ)
  • 3. Điều dưỡng cấp 3: ADN (Associate Degree in Nursing: Bằng cao đẳng Điều dưỡng)
  • 4. Điều dưỡng cấp 4: BSN (Bachelor of Science in Nursing: Bằng cử nhân Điều dưỡng )
  • 5. Điều dưỡng cấp 5: MSN (Master of Science Nursing: Thạc sĩ ngành Điều dưỡng bác sĩ Điều dưỡng)
  • 6. Điều dưỡng cấp 6: DNP (Doctor of Nursing Practice: Tiến sĩ ngành Điều dưỡng)
Du học Điều dưỡng để thành Bác sĩ tại Mỹ: đầu tư nhỏ, thu lợi lớn và liên tục!
Điều dưỡng (trước đây gọi là Y tá) ở Mỹ là một nghề được xã hội coi trọng, rất cần nhân lực, mức lương cao, đãi ngộ tốt và được nhiều công ty sẵn sàng tài trợ thẻ xanh cho sinh viên quốc tế.
Về bản chất, ngành Y tá (điều dưỡng) ở Mỹ là 1 nghề độc lập, có tầm mức công việc (scope) và phân tầng đa dạng hơn ở Việt Nam. Các thuật ngữ đều dịch ra Y tá/Điều dưỡng như PCA, LPN, ADN, BSN, MSN, DNP có thể làm rối mắt nhưng thực ra khi phân loại ra thì nó dễ hiểu hơn nhiều (xem hình 1) (1)

1. Điều dưỡng cấp 1: PCA patient care assistant (hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân)

Học sinh cấp 3 chỉ cần học 6 tháng là có bằng PCA, đây là bằng Điều dưỡng thấp nhất. PCA là người làm những việc như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh và ăn uống của bệnh nhân; và sẽ hỗ trợ cho các Điều dưỡng cấp cao hơn. Lương trung bình (tại Ohio) là gần USD 29k/năm.

2. Điều dưỡng cấp 2: LVN/LPN Licensed Vocational Nurse hoặc Licensed Practical Nurse (tạm dịch Điều dưỡng thực hành có chứng chỉ)

Sinh viên hoàn thành các khoá học đầu vào (pre-requisite courses như giải phẫu, toán, sinh học ) cần học thêm 1 năm chuyên ngành là có thể thi lấy bằng LPN. LPN làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của Registered Nurse (Điều dưỡng/Y tá có chứng nhận), và họ có công việc chính là chăm sóc bệnh nhân, đo các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim và theo dõi bệnh nhân. Thực tế thì hơn 90% lượng công việc chăm sóc và vệ sinh trực tiếp cho bệnh nhân sẽ do LPN và PCA làm.
LPN cần vượt qua một kỳ thi lấy chứng chỉ gọi là NCLEX-PN, theo Bộ Lao Động của Mỹ lương trung bình của LPN là khoảng 39k đô/năm.

3. Điều dưỡng cấp 3: ADN (Associate Degree in Nursing: Bằng cao đẳng Điều dưỡng)

Đây chính là chương trình đem lại sự tuyệt diệu cho ngành Điều dưỡng!
Sau khoá học cơ bản, và xét tuyển đầu vào (điểm GPA + TEAS), ADN cần hoàn thành chương trình chuyên ngành nursing khoảng 2 năm (tổng cộng chừng 3 3.5 năm tính luôn thời gian học môn cơ bản). Sau khi học xong ADN cần vượt qua 1 kỳ thi chứng chỉ quốc gia, gọi tắt là NCLEX-RN để lấy bằng Registered Nurse.
Công việc của RN là tham gia chữa trị, giáo dục bệnh nhân, hỗ trợ về tinh thần cho gia đình người bệnh. Theo trang US News and World Report, RN được xếp hạng 37/100 top high demand jobs, có thể kiếm được khoảng 70k đô/năm và dự kiến số vị trí công việc cần là gần 220,000 jobs! (2)
Chính vì high demand, RN (từ ADN) không khó để tìm việc, rất nhiều công ty sẵn sàng tài trợ thẻ xanh cho SV quốc tế theo dạng EB3. Mà cái EB3 này rất là hay ở chỗ, RN có thể làm trong nước Mỹ hay ngoài nước Mỹ, tức là người hết OPT (giấy phép làm việc cho SV) có thể về Việt Nam và chờ làm hồ sơ. Thời gian chỉ khoảng 1 năm (bây giờ có thể lâu hơn vì Covid-19)! Ai đã làm thẻ xanh Mỹ rồi thì mới hiểu đây là 1 thời gian xử lý hồ sơ tốc độ ánh sáng, thông thường 1 người từ H1B muốn có thẻ xanh phải mất 7 10 năm, đến cả sang chảnh như EB1, EB2 còn mất tầm 1 3 năm.

4. Điều dưỡng cấp 4: BSN (Bachelor of Science in Nursing: Bằng cử nhân Điều dưỡng )

Về nguyên tắc thì BSN là cao hơn ADN, vì cần học thêm 1 năm nữa sau ADN; nhưng thực tế vì nhu cầu tuyển dụng của ngành này quá cao, ADN và BSN làm việc và lãnh lương như nhau. Cũng giống ADN, người học xong BSN cần thi NCLEX-RN để lấy bằng registered nurse và hành nghề. SV quốc tế đăng ký học thẳng lên BSN có chút lợi thế trong CV. Có bằng BSN là điều kiện để học lên Điều dưỡng cấp cao hơn. Thường thì người ta sẽ học xong ADN rồi đi làm, BV sẽ chi trả tiền cho họ học lên BSN (có thể học online).

5. Điều dưỡng cấp 5: MSN (Master of Science Nursing: Thạc sĩ ngành Điều dưỡng bác sĩ Điều dưỡng)

Chương trình MSN sẽ cung cấp nhiều khoá học nâng cao trong 2 năm. Người tốt nghiệp MSN được trở thành Nurse Practitioners (NPs: tạm dịch: Bác sĩ Điều dưỡng hay Y tá bác sĩ) là Điều dưỡng đăng ký cấp độ cao, công việc của họ có rất nhiều điểm giống với Bác sĩ (medical doctor). Theo định nghĩa của Hiệp hội Nurse Practitioner Hoa kỳ, NP được huấn luyện để thăm khám bệnh nhân, chẩn đoán bệnh và kê đơn. NP có thể chuyên về các mảng như Nhi, Lão, da liễu, tim mạch và ung thư (3).
Thời gian đào tạo của NP ngắn hơn Medical Doctor, và lương của họ cũng không yêu cầu quá cao như Medical Doctor, nên các bệnh viện chủ trương thuê NP ngày càng nhiều. Trung bình hằng năm, người Mỹ chọn NP để khám bệnh cho họ hơn 900 triệu lần. Theo Uỷ ban số liệu Lao Động của Mỹ, số vị trí job cho NP sẽ tăng 35% từ 2014 2024. Vào năm 2021, US news cho thấy NP là ngành nghề tốt top 3 toàn nước Mỹ với số vị trí job dự kiến là hơn 110,000, mức lương trung bình gần 110,000 usd/năm! (Lương của Medical Doctor là từ 190k 320k đô/năm).
Chương trình Điều dưỡng gây mê có chứng nhận (CRNA) là một dạng Điều dưỡng cấp 5 nhưng yêu cầu đầu vào rất cao, người Điều dưỡng này có thể kiếm được 160k 250k đô/năm!

6. Điều dưỡng cấp 6: DNP (Doctor of Nursing Practice: Tiến sĩ ngành Điều dưỡng)

Đây là chương trình đỉnh cao nhất trong ngành Điều dưỡng; MSN đang dần bị thay bằng DNP. So với MSN, DNP yêu cầu nhiều hơn 25 giờ tín chỉ và học nhiều hơn 18 tháng. Chương trình DNP cũng khá giống MSN, nhưng SV sẽ được tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, thống kê và kỹ năng lãnh đạo. DNP cũng sẽ trở thành Nurse Practitioner nâng cao, với mức lương trong khoảng 135k đô/năm.
Học phí cho từng năm học cấp Điều dưỡng BSN hay ADN chỉ vào khoảng 10k 15k đô/năm, thấp hơn nhiều so với con số 50k 60k của ngành PharmD, mà mức độ đãi ngộ tốt hơn rất nhiều. (hình 2). Ngoài ra người tốt nghiệp ngành Y nước ngoài có thể học lại Điều dưỡng tại Mỹ theo chương trình Accelerated BSN, kéo dài khoảng 14 18 tháng và lấy bằng BSN. Dược sĩ Việt Nam được thi tương đương PharmD của Mỹ, nhưng Điều dưỡng Việt Nam chỉ được tính tương đương BSN chứ không tới mức DNP
(xem thêm: Du học Dược sĩ Mỹ PharmD: đầu tư rủi ro cao ngất!)
Nursing assistant là gì
Tuy rất được trọng dụng, nhưng số Điều dưỡng ở Mỹ hằng năm vẫn thiếu vì việc học Điều dưỡng thực tế không đơn giản, chương trình học tuy không điên rồ như MD nhưng vẫn căng, càng lên cấp độ cao, yêu cầu điểm GPA càng khó. Tuy nhiên, chỉ cần kết thúc ở ADN thì đã có thể xin job và được tài trợ thẻ xanh.
Tóm lại, do nhu cầu xã hội rất lớn, xin học Điều dưỡng ở Mỹ là một con đường rất có tương lai, lương cao, bổng tốt, nếu leo lên được DNP thì càng là đỉnh chóp đáng tự hào. Cái giá phải trả là 3 năm đầu sẽ học và làm khá vất vả. Ấy, trên đời này có cái nghề gì nằm không an nhàn mà thu nhập cao đâu, phải không nè?
Credit: cảm ơn bạn Linh Nguyễn RN đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích.
Nursing assistant là gì
p/s: thông tin chỉ mang tính THAM KHẢO. Mọi con số đều có thể thay đổi theo nhu cầu của xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. https://www.internationalstudent.com//nursing/
2. https://money.usnews.com//rankings/the-100-best-jobs
3. https://www.nursepractitionerschools.com/faq/np-vs-doctor/
4. https://www.doctorsofnursingpractice.org//grants-and/ (hb cho nursing)
5. https://nursing.uc.edu/academic/dnp/tuition-and-fees.html (học phí cho nursing)
6. https://www.ncsbn.org/20_IEN_manual_WEB.pdf (đổi bằng Điều dưỡng)