Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì

Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não.

Tiểu não nối với thân não bằng 3 đôi cuống tiểu não:

Đôi trên nối với não giữa.

Đôi giữa nối với cầu não.

Đôi dưới nối với hành não.

Thực chất các cuống tiểu não là những đường liên hệ của tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.

Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não có một lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ tiểu não, bên trong là chất trắng chứa một số nhân xám quan trọng như nhân răng (Dentate nucleus) và nhân mái (Fastigial nucleus).

Vỏ tiểu não gồm có 3 lớp:

Lớp ngoài cùng: là lớp phân tử  chứa các nơ ron.

Lớp giữa: là lớp tế bào Purkinje.

Lớp trong cùng: là lớp hạt chứa các tế bào Golgi.

Căn cứ theo bậc thang tiến hóa, người ta chia tiểu não ra làm 3 phần:

Nguyên tiểu não

Chính là thùy nhộng, đây là phần xuất hiện sớm nhất theo bậc thang tiến hóa, nguyên tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể.

Tiểu não cổ

Phần này nhận những đường dẫn truyền từ tủy sống đưa lên, trong đó quan trọng là đường cảm giác sâu không có ý thức để từ đó tiểu não điều hòa các động tác tự động, điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tiểu não mới

Là phần phát triển muộn nhất theo bậc thang tiến hóa. Tiểu não mới phát triển ở những động vật cấp cao và ở người là hoàn thiện nhất.

Tiểu não mới liên quan chặt chẽ với vỏ não để góp phần cùng vỏ não điều hòa các động tác chủ động.

Các đường liên hệ của tiểu não

Những đường liên hệ đi vào và đi ra khỏi tiểu não đều đi qua 3 đôi cuống tiểu não:

Những đường đi vào tận cùng ở vỏ tiểu não.

Những đường đi ra xuất phát từ nhân mái và nhân răng.

Vỏ tiểu não đóng vai trò trung gian giữa 2 đường này.

Những đường đi vào tiểu não

Bó tủy - tiểu não chéo (bó Gowers) và bó tủy - tiểu não thẳng (bó Flechsig):

Hai bó này xuất phất từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ,  khớp sau đó đi vào tủy sống rồi tận cùng ở vỏ tiểu não (tiểu não cổ), cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ (cảm giác sâu không có ý thức).

Bó Goll và Burdach:

Hai bó này dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức, chủ yếu đi lên vỏ não nhưng có một phần nhỏ đi vào tiểu não, cho tiểu não cảm giác bản thể.

Bó tiền đình - tiểu não:

Xuất phát từ một bộ phận nhận cảm thăng bằng của tai trong là mê cung, sau đó đi tới nhân tiền đình ở hành não rồi tận cùng ở thùy nhộng (nguyên tiểu não), cho tiểu não cảm giác về thăng bằng.

Bó vỏ - cầu - tiểu não:

Xuất phát từ các vùng vận động của vỏ não, sau đó đi xuống cầu não và tận cùng ở vỏ tiểu não, dẫn truyền các xung động vận động của vỏ não.

Bó tiểu não - tiểu não:

Xuất phát từ nhân răng của bán cầu tiểu não bên kia và tận cùng ở vỏ tiểu não bên này, bó này giữ mối liên hệ giữa 2 bán cầu tiểu não.

Những đường đi ra khỏi tiểu não

Bó tiểu não -  tiền đình:

Xuất phát từ nhân mái đi đến nhân tiền đình rồi chia làm 2: một đường đi đến các dây vận nhãn, một đường đi xuống tủy sống rồi đi ra theo dây vận động.

Bó tiểu não - hành não:

Xuất phát từ nhân mái đi đến cấu trúc lưới ở hành não.

Bó tiểu não -  nhân đỏ:

Xuất phát từ nhân răng đi đến nhân đỏ ở não giữa rồi đi xuống tủy sống và theo rễ vận động đi ra ngoài.

Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não:

Xuất phát từ nhân răng đi lên đồi thị và đi đến vùng vận động của vỏ não.

Chức năng của tiểu não

Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động.

Chức năng điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể

Tiểu não nhận cảm giác thăng bằng từ mê cung của tai trong (bó tiền đình - tiểu não) và nhận cảm giác trương lực cơ từ đường cảm giác sâu không có ý thức (bó tủy - tiểu não chéo và thẳng).

Tiểu não sẽ truyền những xung động đi xuống (qua các bó tiểu não - tiền đình, tiểu não - nhân đỏ) để điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Chức năng điều hòa các động tác tự động

Đường ngoại tháp xuất phát từ vùng tiền vận động của vỏ não và các nhân xám dưới vỏ trước khi đi xuống tủy sống đều gửi các xung động đi đến tiểu não, từ đó tiểu não góp phần điều hòa các động tác tự động.

Chức năng điều hòa các động tác chủ động

Vận động chủ động thực chất do vỏ não điều khiển (vùng vận động). Tuy nhiên, các xung động từ vùng vận động vỏ não trước khi đi xuống tủy sống đều gửi một phần đi đến tiểu não. Đồng thời, tiểu não cũng nhận một phần cảm giác sâu có ý thức từ dưới đi lên (bó Goll và Burdach). Vì vậy, tiểu não cũng tham gia điều hòa các động tác chủ động.

Khi tiểu não tổn thương, các động tác chủ động sẽ bị rối loạn.

Hội chứng tiểu não

Khi tiểu não bị tổn thương (u, nhiễm khuẩn, chấn thương...) sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý. Tập hợp các triệu chứng bệnh lý đó gọi là hội chứng tiểu não. Một hội chứng tiểu não đầy đủ gồm những biểu hiện sau:

Giảm trương lực cơ.

Hội chứng 3 sai: sai tầm, sai hướng, sai nhịp.

Run: run khi làm việc, động tác càng phức tạp càng run nhiều.

Giật nhãn cầu.

Mất thăng bằng: đi lảo đảo, dễ bị ngã, đi hình zích zắc.

Rối loạn phát âm: nói khi nhanh khi chậm, khi to khi nhỏ, nói khó.

I - Vị trí và các thành phần của não bộ. II. Cấu tạo và chức năng của trụ não

I - Vị trí và các thành phần của não bộ

Hình 46-1. Não bộ bổ dọc

II. Cấu tạo và chức năng của trụ não

Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).

Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.

Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

III. Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.

Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

IV. Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.

Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.

Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

Hình 46-3. Tiểu não

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt:

  • Trán Thùy trán Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

  • Đỉnh Thùy đỉnh Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

  • Thái dương Thùy thái dương Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

  • Chẩm Thùy chẩm Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

  • Thùy đảo Thùy đảo Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

  • Hệ viền Thùy viền Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm đọc thêm

Thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm bao phủ gần hết bề mặt não (xem hình Các thùy não Các thùy não.

Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
); thùy đảo nằm ở sâu dưới rãnh Sylvian . Thùy viền (hệ viền) là một khu vực hình chữ C ở sát bờ phía trong của mỗi bán cầu đại não; nó bao gồm một số phần của các thùy lân cận.

Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thùy, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu. Ví dụ, mặc dù thùy chẩm là cần thiết để xử lý hình ảnh thị giác, nhưng các phần của thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán ở cả hai bên cũng xử lý các kích thích thị giác phức tạp.

Các thùy não.

Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì

Chức năng của các thùy não được định khu rộng ở một bên bán cầu đại não. Các hoạt động thị giác, xúc giác và vận động ở phía bên trái của cơ thể chủ yếu là do bán cầu phải chi phối và ngược lại. Một số chức năng phức tạp nhất định liên quan đến cả hai bán cầu não, nhưng chủ yếu vẫn là do một bán cầu (bán cầu não) chi phối. Ví dụ, bán cầu trái thường chiếm ưu thế về ngôn ngữ, và bàn cầu phải chiếm ưu thế đối với sự định hướng không gian.

Vỏ não (xem hình Các vùng của não Tổng quan về chức năng não ) chứa

  • Vùng cảm giác sơ cấp

  • Vùng vận động sơ cấp

  • Nhiều vùng khác có liên quan, bao gồm các vùng liên hợp đơn thức và đa thức

Các vùng của não.

Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì

Các vùng cảm giác sơ cấp nhận được các kích thích cảm giác bản thể, thính giác, thị giác và vị giác từ đồi thị, cũng là nơi nhận các kích thích từ các cơ quan cảm giác chuyên biệt và các thụ thể cảm giác ngoại biên. Các con đường khứu giác bỏ qua đồi thị và đi trực tiếp vào các vùng chuyên biệt của vỏ não. Kích thích cảm giác được xử lý tiếp trong các vùng liên hợp có liên quan đến một hoặc nhiều giác quan.

Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp.

Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp.

Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não. Các vùng liên hợp đa thức ở thùy trán, thùy thái dương, và thùy đỉnh phiên giải dữ liệu cảm giác, phản hồi vận động và các thông tin khác với những trí nhớ bản năng và thu được. Sự phiên giải này tạo thuận cho học tập và tư duy, cách diễn đạt và hành vi.

Thùy trán

Các thùy trán nằm ở trước rãnh trung tâm. Chúng rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế. Có một số vùng chức năng riêng biệt ở thùy trán:

  • Vỏ não vận động sơ cấp là phần sau nhất của hồi trước trung tâm. Vỏ não vận động sơ cấp ở một bên kiểm soát tất cả các cơ quan vận động ở phía đối diện của cơ thể (thể hiện trên một bản đồ không gian được gọi là homunculus xem hình Homunculus Homunculus.

    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    ); 90% sợi vận động từ mỗi bán cầu bắt chéo qua đường giữa tại thân não. Do đó, tổn thương vỏ não vận động của một bán cầu sẽ gây ra yếu hoặc liệt chủ yếu ở phía đối diện của cơ thể.

  • Vỏ não trán trong (đôi khi được gọi là khu vực trước trán trong) rất quan trọng đối với ý thức và vận động. Nếu tổn thương ở vùng này rộng và kéo dài đến phần trước nhất của vỏ não (cực trán), bệnh nhân đôi khi trở nên mất ý thức (thờ ơ, mất chú ý và đáp ứng chậm).

  • Vỏ não trán ổ mắt (đôi khi được gọi là vùng trước trán ổ mắt - xem hình Các vùng của não Tổng quan về chức năng não ) giúp điều chỉnh hành vi xã hội. Bệnh nhân có tổn thương ở vùng trán ổ mắt có thể có cảm xúc không ổn định, thờ ơ với những tác động từ hành động của họ, hoặc cả hai. Các biểu hiện háo hức, lạc quan, thiếu tế nhị và thờ ơ với các hoạt động xã hội có thể diễn ra xen kẽ nhau. Chấn thương cấp tính hai bên ở khu vực này có thể làm cho bệnh nhân hoạt ngôn mãnh liệt, bồn chồn, và xâm phạm bừa bãi trong hoạt động xã hội. Mất ức chế và hành vi bất thường có thể xảy ra khi lão hóa và trong nhiều thể sa sút trí tuệ có thể là kết quả của sự thoái hoá của thùy trán, đặc biệt là vỏ não trán ổ mắt.

  • Vỏ não trán sau dưới bên trái (đôi khi được gọi là vùng Broca hoặc vùng trước trán sau dưới-xem hình Các vùng của não Tổng quan về chức năng não ) kiểm soát chức năng biểu đạt ngôn ngữ. Tổn thương vùng này gây ra thất ngôn Thất ngôn (suy giảm khả năng biểu đạt từ ngữ).

  • Vỏ não trán lưng bên (đôi khi được gọi là vùng trước trán lưng bên) điều khiển các thông tin mới thu được - hay còn được gọi là trí nhớ ngắn hạn. Tổn thương vùng này có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (ví dụ như đánh vần ngược lại các từ hoặc thay đổi giữa chữ và số theo tuần tự).

Homunculus.

Các vùng của vỏ não điều khiển các chức năng vận động và cảm giác cụ thể ở phía đối diện của cơ thể. Lượng không gian vỏ não kiểm soát một bộ phận cơ thể là khác nhau; ví dụ, vùng vỏ não điều khiển bàn tay lớn hơn vùng điều khiển vai. Bản đồ của các vùng này được gọi là homunculus ("người thu nhỏ").

Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì

Thùy đỉnh

Một số vùng ở thùy đỉnh có các chức năng cụ thể.

  • Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp, nằm ở sau rãnh Rolando (hồi sau trung tâm) ở thùy đỉnh trước, tích hợp các kích thích cảm giác thân thể để nhận biết và nhớ lại hình dạng, kết cấu và trọng lượng. Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp ở một bên nhận được tất cả các thông tin đầu vào cảm giác thân thể từ phía đối diện của cơ thể. Homunculus.

    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    Tổn thương thùy đỉnh trước có thể gây ra khó nhận ra vật thể qua xúc giác (mất nhận thức xúc giác).

  • Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động. Những vùng này cũng đóng vai trò trung gian cho cảm giác bản thể (nhận thức về vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian).

  • Các phần của thùy đỉnh giữa của bán cầu ưu thế có liên quan đến các khả năng như tính toán, viết, định hướng trái phải và nhận biết ngón tay. Tổn thương ở hồi góc có thể gây ra những thiếu sót trong việc viết, tính toán, định hướng phải trái và gọi tên ngón tay (hội chứng Gerstmann).

  • Thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế tích hợp phía đối diện của cơ thể với môi trường, cho phép mọi người nhận thức được không gian môi trường này và rất quan trọng đối với các khả năng như vẽ. Tổn thương cấp tính ở thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế có thể gây mất chú ý nửa người phía bên đối diện (thường là bên trái), dẫn đến giảm nhận thức về phần cơ thể đó, môi trường của nó và bất kỳ tổn thương nào liên quan đến phía nửa người đó (mất nhận thức bệnh tật). Ví dụ, bệnh nhân tổn thương lớn ở thùy đỉnh phải có thể phủ nhận sự tồn tại của liệt nửa người trái. Bệnh nhân bị các tổn thương nhỏ hơn có thể mất khả năng học các kỹ năng vận động (ví dụ: mặc quần áo, các hoạt động khác mà cần phải học mới làm được) - một thiếu sót về vận động-không gian có tên là thất dụng.

Thùy thái dương

Các thùy thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. Bệnh nhân bị tổn thương thùy thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). Tổn thương thùy thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ.

Thùy chẩm

Thùy chẩm có chứa

  • Vỏ não thị giác sơ cấp

  • Các liên hợp thị giác

Tổn thương ở vỏ não thị giác sơ cấp dẫn tới một dạng mù vỏ não; được gọi là hội chứng Anton, bệnh nhân không thể nhận ra vật thể bằng cách nhìn và không nhận thức được sự thiếu hụt này của bản thân, thường mô tả bịa đặt về những gì họ nhìn thấy.

Động kinh liên quan đến thùy chẩm có thể gây ảo giác, thường bao gồm các đường hoặc mạng lưới màu chồng lên nhau ở thị trường đối bên.

Thùy đảo

Thùy đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thùy đảo. Thùy đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác.

Thùy viền

Thùy viền (hệ viền) bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc). Tổn thương ảnh hưởng đến hệ viền thường gây ra nhiều dạng thiếu sót.

Bệnh nhân có các ổ sinh động kinh ở các phần hệ viền - phần cảm xúc phía trong của thùy thái dương thường có cơn động kinh cục bộ phức tạp, đặc trưng bởi cảm giác không kiểm soát được và rối loạn thần kinh tự chủ, nhận thức hoặc cảm xúc. Đôi khi, những bệnh nhân như vậy có những thay đổi về tính cách, đặc trưng bởi không biết đùa, tôn thờ triết học và ám ảnh. Bệnh nhân có thể có ảo giác khứu giác và viết vô độ tâm thần (thôi thúc viết không thể dừng).

Sinh lý bệnh

Rối loạn chức năng não có thể là cục bộ hoặc toàn bộ. Các quá trình cục bộ và toàn bộ có thể biểu hiện như các thiếu sót hoặc trở thành ổ hoạt động động kinh. Những quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dưới vỏ, làm thay đổi ý thức (ví dụ: gây sững sờ hoặc hôn mê) hoặc tích hợp suy nghĩ (ví dụ: gây sảng).

Rối loạn chức năng cục bộ thường do

  • Các bất thường về cấu trúc (ví dụ: khối u Tổng quan về các khối u trong sọ

    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    áp xe Áp xe não
    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    , đột quỵ Tổng quan về Đột quỵ
    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    , chấn thương Chấn thương sọ não (TBI)
    Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
    , dị dạng mạch, tăng sinh tế bào đệm, mất myelin Tổng quan về bệnh lý thoái hóa myelin ,)

Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của tổn thương. Tổn thương có đường kính < 2 cm hoặc tiến triển rất chậm có thể không có triệu chứng. Các tổn thương lớn hơn, các tổn thương tiến triển nhanh (qua nhiều tuần hoặc hàng tháng thay vì hàng năm) và các tổn thương ảnh hưởng đến cả hai bán cầu nhiều khả năng là có triệu chứng. Các tổn thương khu trú trong chất trắng có thể làm tổn thương kết nối giữa các vùng của não và gây ra hội chứng mất kết nối (không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của 2 vùng não, mặc dù giữ được các chức năng cơ bản của mỗi vùng).

Rối loạn chức năng toàn bộ là do

  • Bệnh lý chuyển hóa - ngộ độc (thường gặp)

  • Viêm lan tỏa

  • Bệnh mạch máu

  • Chấn thương

  • Ung thư di căn

Rối loạn chức năng toàn bộ cũng có thể xảy ra do những bệnh lý trong một khu vực cụ thể của não bộ (ví dụ áp xe, khối u, chấn thương), nếu chúng làm tăng áp lực nội sọ hoặc gây thoát vị.

Những bệnh lý này ảnh hưởng nhiều mặt chức năng của não.

Phục hồi

Phục hồi sau chấn thương não phụ thuộc một phần vào các đặc điểm sau của não:

  • Tính mềm dẻo của phần não còn lại

  • Sự dư thừa

Tính mềm dẻo (khả năng của một vùng não có thể thay đổi chức năng của nó) của não ở mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sức khoẻ chung. Tính mềm dẻo thể hiện rõ nhất ở độ tuổi đang phát triển. Ví dụ: nếu các khu vực ngôn ngữ của bán cầu ưu thế bị tổn thương nghiêm trọng trước 8 tuổi, thì bán cầu đối diện thường có thể đảm bảo chức năng ngôn ngữ gần như bình thường. Mặc dù khả năng phục hồi sau tổn thương não là đáng kể sau thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, nhưng tổn thương nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu sót vĩnh viễn. Tái tổ chức lại chức năng não sau khi bị tổn thương ở người lớn là ít gặp, mặc dù sự mềm dẻo vẫn có ở một số vùng nhất định của não trong suốt cuộc đời.

Sự dư thừa đề cập đến khả năng nhiều vùng não, thay vì một vùng thực hiện cùng một chức năng.

Các hội chứng rối loạn chức năng não

Các hội chứng đặc hiệu bao gồm

  • Mất nhận thức Mất nhận thức

  • Mất trí nhớ Mất trí nhớ (bao gồm mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua Mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua )

  • Thất ngôn Thất ngôn

  • Thất dụng Thất dụng

Các bệnh lý tâm thần (ví dụ: các bệnh lý trầm cảm Các rối loạn trầm cảm , loạn thần Giới thiệu về Tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan , lo âu Tổng quan các rối loạn lo âu ) đôi khi có các triệu chứng tương tự nhau. Nói khó Dấu hiệu bệnh lý tiểu não

Ở người tiểu não có chức năng chủ yếu là gì
, bệnh lý thần kinh vận động, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thất ngôn.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

  • Các bài kiểm tra thần kinh - tâm lý

Nói chung, chẩn đoán rối loạn chức năng não là một chẩn đoán lâm sàng, thường được hỗ trợ bởi test thần kinh tâm lý.

Chẩn đoán nguyên nhân thường cần các xét nghiệm (xét nghiệm máu và đôi khi là xét nghiệm dịch não tủy), chẩn đoán hình ảnh thần kinh, có thể là cấu trúc (CT, MRI) hoặc chức năng (PET, SPECT).