PGS TS Nguyễn Văn Hiệp Đại học Thủ Dầu Một

Bổ nhiệm hiệu trưởng trái quy định của Thủ tướng Chính phủ, thông báo tuyển sinh chui là hai sai phạm nghiêm trọng của Trường ĐH Thủ Dầu Một [tỉnh Bình Dương].

Làm trái quy định của Thủ tướng?

Kèm theo công văn số 601, UBND tỉnh Bình Dương trình Thủ tướng Chính phủ Ban giám hiệu dự kiến gồm: PGS-TS Lê Mạnh Tân [hiệu trưởng], TS Nguyễn Anh Vũ [phó hiệu trưởng], Th.S Đặng Thành Sang [phó hiệu trưởng]. Tuy nhiên, ban giám hiệu hiện nay là TS Nguyễn Văn Hiệp - Hiệu trưởng, Th.S Đoàn Ngọc Miên - Phó hiệu trưởng, PGS-TS Lê Mạnh Tân - Phó hiệu trưởng.

Trường ĐH Thủ Dầu Một được thành lập từ tháng 9-2009, trên cơ sở nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm Bình Dương, là trường ĐH công lập đầu tiên của tỉnh Bình Dương với kỳ vọng đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tuy nhiên, mới có quyết định thành lập của Thủ tướng, trường đã vướng ngay những sai phạm nghiêm trọng. Trong công văn số 601 [ngày 12-3-2009] về giải trình bổ sung hồ sơ thành lập trường của UBND tỉnh Bình Dương gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT, ở mục 7 có ghi rõ “Về nhân sự, lãnh đạo nhà trường, Ủy ban nhân dân tỉnh và ĐH Quốc gia TPHCM đã thống nhất chọn PGS-TS Lê Mạnh Tân giữ chức vụ hiệu trưởng. Sau khi có hiệu trưởng sẽ thực hiện thủ tục bổ nhiệm các phó hiệu trưởng và các trưởng khoa”.

Thế nhưng, khi có được quyết định thành lập trường, UBND tỉnh đã không giữ đúng cam kết mà bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm hiệu trưởng. Quyết định khó hiểu này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận và giới chuyên môn. Thứ nhất, tại khoản 2, điều 31 Quyết định 153/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học” quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có trình độ tiến sĩ, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp bộ môn trở lên…”.

Trong khi đó, ông Hiệp chỉ vừa bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2007, chưa kinh qua tham gia quản lý, giảng dạy trong giáo dục đại học. Thứ hai, dù Bộ GD-ĐT có công văn số 7767/BGD-ĐT – TCCB yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương “Khi xem xét bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đề nghị căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học tại khoản 2, điều 31 Quyết định 153...” nhưng mọi chuyện cũng không thay đổi.

“Chất lượng của Trường ĐH Thủ Dầu Một bắt đầu từ hiệu trưởng. Thế nhưng vừa thành lập, trường đã vấp ngay ở khâu này. UBND tỉnh bổ nhiệm hiệu trưởng là người chưa từng kinh qua công tác giảng dạy đại học, chưa từng làm trưởng bộ môn... trái hoàn toàn với tiêu chuẩn hiệu trưởng của Thủ tướng đã quy định” - một cán bộ tại Bình Dương phân tích.

Qua mặt Bộ GD-ĐT

Dù chưa có quyết định cấp chỉ tiêu nhưng thông tin xét tuyển 1.200 chỉ tiêu ĐH của ĐH Thủ Dầu Một đã được đăng tải trên nhiều báo. Ảnh: T.HÙNG

Bắt nguồn từ việc bổ nhiệm hiệu trưởng chưa có kinh nghiệm trong giáo dục đại học, nên ngay trong mùa tuyển sinh đầu tiên trường đã bất chấp quy định, qua mặt cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT. Sau khi lên làm hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Hiệp kiêm luôn chủ tịch hội đồng tuyển sinh nên tự ý đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2010.

Cụ thể, vào các ngày 8 và 14-4-2010, khi chưa có quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh, ông Hiệp đã chỉ đạo ra thông báo xét tuyển bổ sung hệ ĐH với 1200 chỉ tiêu [CT] cho 6 ngành: kỹ thuật phần mềm [khối A, 250 CT], quản trị kinh doanh [A-D1, 250 CT]; kế toán [A-D1, 300 CT]; sư phạm ngữ văn [C-D1, 100CT]; sư phạm lịch sử [C-D1, 100 CT]; tiếng Anh [D1, 200 CT]. Theo thông tin mà Báo SGGP có được, những thông tin tuyển sinh này được đăng tải trên nhiều tờ báo tại TPHCM và Bình Dương.

Tuy nhiên, mãi đến ngày 26-4, Bộ GD-ĐT mới có quyết định chính thức cấp 600 CT ĐH cho 6 ngành [mỗi ngành 100 CT] và cho phép Trường ĐH Thủ Dầu Một xét tuyển bổ sung trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010.

Những vấn đề của Trường ĐH Thủ Dầu Một nếu không được chỉnh sửa kịp thời sẽ rất khó có thể đưa trường phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương.

Thanh Hùng

thanh hùng

Cập nhật: 05-05-2014 | 00:00:00

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ [7.5.1954 - 7.5.2014], trường Đại học [ĐH] Thủ Dầu Một, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn [ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh], Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử”. Trường ĐH Thủ Dầu Một được chọn làm nơi diễn ra cuộc hội thảo khoa học nhiều ý nghĩa này. Trước thềm hội thảo, Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ [TS] Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Dầu Một về ý nghĩa thiết thực của hội thảo này.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp - Thưa TS Nguyễn Văn Hiệp, trong các ngày 5, 6 và 7-5, ĐH Thủ Dầu Một sẽ là đơn vị đồng đăng cai tổ chức hội thảo quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử”. Xin TS cho biết một vài nét về hội thảo lần này?

- Hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử” là một hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Hội thảo lần này một lần nữa để khẳng định tầm vóc to lớn, giá trị lịch sử trọng đại của chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là dịp để nhìn lại những vấn đề lịch sử của chiến tranh Việt - Pháp với giai đoạn đỉnh cao là giai đoạn 1953-1954, cũng như sự tác động mạnh mẽ đến tương quan và mối quan hệ quốc tế, khu vực và thế giới trong khoảng một thập niên đầu tiên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần II [1945-1954]. Hội thảo cũng đánh giá những ảnh hưởng, tác động và âm vang của Điện Biên Phủ - Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam và từ đó [1954] đến nay đối với đất nước, khu vực, phong trào giải phóng dân tộc, vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề toàn cầu…

Hội thảo có sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu giảng dạy lịch sử, đại biểu các cơ quan, ban ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong nước. Đây là một hội thảo khoa học có tính chất toàn quốc và hy vọng sẽ thu hút đông đảo nhất ý kiến các nhà khoa học về các đề tài mà Ban tổ chức nêu ra nhân kỷ niệm tròn 60 năm chiến thắng lịch sử này.

- Thưa TS, hội thảo lần này có những điểm gì mới và khác biệt hơn so với những hội thảo đã được tổ chức nhiều lần trước đây?

- Thông qua hội thảo lần này, chúng ta sẽ có những cái nhìn đa chiều hơn về chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chuỗi nhiều chủ đề trong các khía cạnh lịch sử quân sự, lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa của hội thảo lần này bao gồm 4 nhóm đề tài chính: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; Quan hệ quốc tế và sự ủng hộ đối với Việt Nam trong chiến tranh; Nam bộ với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Giá trị lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngoài ra, tại trường ĐH Thủ Dầu Một sẽ tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Thông qua những tham luận đã gửi về cho Ban tổ chức hội thảo, chúng tôi cũng đã tiếp cận được những kết quả nghiên cứu mới mẻ của các nhà khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là những nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến các vấn đề về địa lý quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sự nhìn nhận, đánh giá từ những người bên kia chiến tuyến, những tù binh, hàng binh Pháp trong chiến trường Điện Biên Phủ, hay các vấn đề nghệ thuật đánh vây lấn, nghệ thuật thế thắng lực, chiến thuật sử dụng chiến hào… Và một nét riêng nhất của hội thảo lần này là đã có những cách nhìn nhận rất riêng, rất Nam bộ về Điện Biên Phủ như một cách mà nhân dân Nam bộ đã “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 60 năm. Bên cạnh đó, một số báo cáo đi sâu vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, gợi mở các vấn đề về lý luận và thực tiễn cùng các giải pháp khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Và không dừng lại ở đó, tôi tin rằng từ hội thảo này sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới, những chương trình mới để góp phần phát triển hoạt động sử học của đất nước, cũng như tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu, hợp tác đào tạo giữa các cơ quan khoa học, các trường ĐH và các địa phương.

Họp báo giới thiệu hội thảo quốc gia“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử” tại trường Đại học Thủ Dầu Một, chiều 28-4

- Hội thảo được tổ chức tại Bình Dương lần này sẽ là cơ hội để thế hệ trẻ được tiếp cận trực tiếp các nguồn tư liệu đa dạng về chiến công oanh liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ. TS có thể cho biết ý nghĩa thiết thực về mặt nhận thức của thế hệ trẻ thông qua những hoạt động tại hội thảo lần này?

- Hội thảo là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang, qua đó góp phần giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ công lao và những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã không tiếc máu xương và tuổi trẻ làm nên chiến thắng lẫy lừng, đem lại nền độc lập tự do cho Tổ quốc.

Ngày nay, các bạn trẻ có thể tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu mà trước đây không thể có được. Các bạn cũng có nhiều điều kiện khác để nhìn nhận lịch sử với cái nhìn thực tế hơn. Dĩ nhiên các bạn không thể hiểu hết được lịch sử như nó từng diễn ra, nhưng ngày càng biết thêm một cách sâu sắc hơn nhờ các nguồn tư liệu đa dạng. Tôi cho rằng, đây là dịp để các bạn trẻ đào sâu nghiên cứu lịch sử, để am hiểu về lịch sử nói chung và về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Đất nước ta đang đứng trước thời cơ và vận hội mới, đồng thời phải đương đầu với những nguy cơ và thách thức mới. Thế hệ trẻ sau 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, điều thiết thực nhất là chúng ta hãy phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trong cuộc chiến đấu mới - cuộc chiến đấu trong thời kỳ hòa bình. Tôi muốn tinh thần Điện Biên Phủ luôn luôn được khơi dậy trong các bạn. Tôi mong rằng, thông qua hội thảo lần này lịch sử hào hùng của dân tộc một lần nữa được tái hiện. Các bạn trẻ thấy được vai trò, trách nhiệm của người trẻ hôm nay để viết tiếp bản hùng ca chiến thắng Điện Biên năm nào. Và niềm tự hào về quá khứ phải đi liền với mục tiêu cuộc đời và phải phấn đấu để đạt đến. Trách nhiệm đặt trên vai thế hệ trẻ hôm nay còn rất nặng, phải làm sao để tạo ra những chiến thắng Điện Biên Phủ của thời đại hôm nay.

- TS vừa đề cập đến vấn đề khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ tinh thần Điện Biên Phủ. Vậy cụ thể trong thời bình thì thế hệ trẻ phải phát huy những tinh thần gì từ chiến thắng Điện Biên Phủ, thưa TS?

- Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay với một lực lượng to lớn, là những con người có phẩm chất, nhân cách tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất, có ý thức công dân, bản lĩnh tự chủ, năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn mong muốn được cống hiến thật nhiều công sức và trí tuệ cho đất nước. Những phẩm chất này sẽ làm tăng giá trị của nguồn lực trẻ, bảo đảm cho thế hệ trẻ đủ sức thực hiện sứ mệnh của mình từ tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ. Các bạn phải luôn đi đầu trong các phong trào tuổi trẻ, nối mạch tinh thần Điện Biên Phủ 60 năm trước, mỗi bạn trẻ phải hiểu lịch sử để giữ được bản sắc dân tộc mình trong thế giới hòa nhập để không bị hòa tan hôm nay.

Thứ nhất, các bạn phải luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa yêu nước. Lòng yêu nước, sự giác ngộ lý tưởng, ý chí tự lực, tự cường không cam chịu đói nghèo, lạc hậu là những nhân tố tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng cho thanh niên, giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy lùi cám dỗ vật chất cùng những hành động phá hoại chia rẽ thanh niên của các thế lực thù địch.

Thứ hai, tuổi trẻ phải đi đầu trong việc nâng cao năng lực, trí tuệ và khả năng hoạt động thực tiễn. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thuận lợi để được học tập, nâng cao năng lực, trí tuệ cống hiến nhiều cho xã hội nhưng tuổi trẻ cũng đòi hỏi xã hội tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là thanh niên thỏa sức trên con đường học tập và đóng góp. Điều quan trọng là mỗi thanh niên phải nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành người có trình độ tri thức ngày càng cao, trình độ tay nghề chuyên môn giỏi, làm chủ được khoa học công nghệ, đóng góp được nhiều sức mình cho đất nước.

Thứ ba, tuổi trẻ phải phát huy vai trò là lực lượng xung kích thực hiện có hiệu quả các phong trào lớn như : “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, mà bước đột phá là phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Mùa hè xanh”… Hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào này, hàng triệu thanh niên đang hăng hái “lên rừng, xuống biển” xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, đến với vùng sâu, vùng xa, nơi biên cương, hải đảo.

Bên cạnh những cơ hội và vận hội lớn, tuổi trẻ nước ta đang đứng trước những thử thách mới đó là trình độ nhận thức của một số thanh niên chưa theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách hòng lôi kéo, tha hóa thanh niên, trước hết là tha hóa về đạo đức, lối sống. Vì vậy, các bạn phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống…

- Xin cảm ơn TS!

TIỂU MI [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề