Phải lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để tổ chức tt gdsk vì

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE BS. Trần Hữu Phước
  2. Mục tiêu 1. Trình bày các điểm cần chú ý khi lập kế hoạch GDSK. 2. Liệt kê đủ các bước của lập kế hoạch GDSK 3. Phân tích nội dung của các bước lập kế hoạch GDSK.
  3. 1. Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe Phân Đánh giá tích thực nguyên trạng Assessm nhân ent [Analysi s] Thực hiện chương trình [Action]
  4. 1.Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe 1.1. Khảo sát [ Điều tra nghiên cứu trước ] 1.2. Lồng ghép kế hoạch GDSK vào các kế hoạch, chương trình y tế, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3. Thống nhất được với địa phương 1.4. Phối hợp liên ngành 1.5. Dự kiến những nguồn lực có thể sử dụng trong giáo dục sức khỏe 1.6. Tiến hành thí điểm
  5. 2. Các bước lập kế hoạch giáo dục sức khỏe Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Bước 3: Xác định mục tiêu - Đối tượng GDSK Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện truyền thông GDSK Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK
  6. Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Các câu hỏi cần được quan tâm đến là : + Vấn đề sức khỏe của cộng đồng là gì. + Số lượng những người có vấn đề sức khỏe đó. + Những hành vi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe + Những lý do khác của vấn đề sức khỏe. Các thông tin khác cần được lưu ý: - Niềm tin, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. - Dân số, nghề nghiệp của người dân trong cộng đồng, - Mức sống, trình độ văn hóa chung. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ. Các tổ chức xã hội tại cộng đồng. - Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang có.
  7. Thu thập thông tin Thu thập thông tin sẽ giúp cho cán bộ Y tế nhận biết rõ vấn đề sức khỏe đó là gì, tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế chính trị, xã hội. Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho cán bộ Y tế lựa chọn giải pháp, chiến lược thích hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe.
  8. Các phương pháp thu thập thông tin: - Quan sát - Phỏng vấn -Thu thập thông tin qua sổ sách và các tài liệu báo cáo lưu trữ
  9. Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên TCC SXH VĐHH TNGT 1. Mức độ phổ biến 4 3 5 2 2. Mức độ trầm trọng 2 3 0 5 3. Ảnh hưởng đến người nghèo 5 5 5 5 4. Đã có kỹ thuật phương tiện giải 0 1` 0 0 quyết 5. Cộng đồng chấp nhận 5 5 5 5 6. Kinh phí chấp nhận được 5 4 4 3 Cộng điểm 21 21 19 20
  10. Bước 3: Xác định mục tiêu giáo dục sức khỏe - Đối tượng giáo dục Mục tiêu GDSK chính là những thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng sau khi được giáo dục mà trước đó họ có những hành vi có hại cho sức khỏe. Các yếu tố của một mục tiêu GDSK cụ thể gồm: + Một hành động + Mức độ hoàn thành + Nêu rõ đối tượng đích + Các điều kiện để hoàn thành [ Ví dụ: 60% các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tự pha được dung dịch OREZOL và các dung dịch thay thế tại nhà ].
  11. Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Nguyên tắc : Dựa vào mục đích GDSK và những kiến thức Y học cần thiết để soạn thảo nội dung cần giáo dục * Thông tin phải biết : Là thông tin mà mỗi người dân phải biết và họ có thể tiếp thu được và thực hiện được. * Thông tin cần biết : Giúp cho đối tượng hiểu biết nhiều hơn và liên quan đến vấn đề cần giáo dục. * Thông tin nên biết : Giúp cho đối tượng nắm vững chủ đề và có thể sẵn sàng giải đáp thắc mắc.
  12. Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Yêu cầu : - Cần phải biết bài GDSK viết cho ai ? Viết nh ững gì ? - Lượng thông tin cần và đủ. - Chỉ viết những vấn đề chắc chắn được khẳng định - Khả năng của người hướng dẫn - Chuẩn bị đủ tài liệu cần hổ trợ cho phần kỹ thuật
  13. Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện TT GDSK Nguồn lực bao gồm: + Nhân lực: Ai sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe ? + Kinh phí: Kinh phí địa phương cấp, kinh phí theo kế hoạch, đóng góp của cộng đồng, của các tổ chức khác... + Cơ sở vật chất: phương tiện, trang bị nào có thể huy động vào hoạt động TT GDSK + Thời gian: Nên sắp xếp thời gian hợp lý, đồng thời cũng nên dự kiến thời gian nào sẽ tiến hành chưong trình GDSK để đạt được kết quả cao nhất
  14. Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện TT GDSK Lựa chọn phương pháp - phương tiện TT GDSK. Tùy theo các phương tiện sẵn có mà lựa chọn phương pháp GDSK thích hợp để đạt được mục tiêu đã dự định. Điều cần lưu ý là các phương pháp GDSK bao giờ cũng gắn liền với việc sử dụng phương tiện TT GDSK. Phương pháp và phương tiện TT- GDSK có thể sử dụng phối hợp với nhau và được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế, nguồn lực có sẵn, thời gian, địa điểm, nội dung giáo dục và đặc biệt là thích hợp với đối tượng đích.
  15. Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK - Thử nghiệm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí những nguồn lực không cần thiết - Nêu một số câu hỏi thử nghiệm trên một nhóm đ ối tượng đích được chọn ngẫu nhiên để tránh kết quả sai lệch và nhiễu - Sau khi thử nghiệm cần thảo luận đi đến quyết định sửa đổi, bổ sung và thử nghiệm lại nếu cần sau đó quyết định lựa chọn phương pháp, phương tiện GDSK thích hợp nhất.
  16. Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Chương trình hoạt động cụ thể phải nêu rõ: Những việc cần phải làm, làm khi nào? ai chịu trách nhiệm, cơ quan phối hợp, phương tiện, phương pháp nào, nguồn lực cần những gì? Mọi hoạt động cần ghi chi tiết trên thời gian biểu để tiện theo dõi khi th ực hiện. Các hoạt động GDSK thường phối hợp với các hoạt động dịch vụ y tế [ các hoạt động chủ yếu] và các hoạt động hổ trợ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động chính như: tổ chức cộng đồng tham gia, phối hợp liên nghành..
  17. Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Mẫu kế hoạch hoạt động cụ thể - Tên chương trình GDSK: ........................... - Mục tiêu: 1/ ............................................... 2/ ............................................... Tên các Người, cơ Người Nguồn Kết quả Thời gian quan lực cần hoạt động Người giám sát dự kiến Bắt đầu Kết thúc thực hiện phối hợp thiết Lưu ý: Kế hoạch càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp cho việc điều hành và giám sát kế hoạch dễ dàng thu ận l ợi.
  18. Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK Người lập kế hoạch GDSK cần xác định các phương pháp đánh giá thích hợp dựa trên các chỉ tiêu, chỉ số được xây dựng để đo lường mục tiêu đã đề ra
  19. 1. Xác định 2. Chọn vấn đề vấn đề SK SK ưu tiên 8. Lập 3. Xác định kế hoạch mục tiêu và đánh giá đối tượng CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH GDSK 7. Xây dựng 4. Xác định chươngtrình nội dung Hành động GDSK 6. Thử nghiệm 5. Xác định PP, PT nguồn lực, GDSK phương tiện PP GDSK
  20. TÓM LẠI Kế hoạch GDSK phải trả lời được các câu hỏi sau đây:  Tạ i sao phải giáo dục vấn đề đó ?  Giáo dục cho ai ?  Nội dung giáo dục là gì ?  Giáo dục bằng những hình thức nào ?  Dùng phương tiện nào ? Tài liệu gì ?  Ai làm được ? Cần đào tạo và huấn luyện không ?  Ngân sách từ đâu?  Làm ở đâu?  Làm thế nào? Vấn đề nào làm trước? Vấn đề nào làm sau ?  Làm sao để đánh giá  Bài học rút ra là gì ?  Cần làm gì nếu không đạt được mục tiêu như đã định?

Page 2

LAVA

Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Bước 3: Xác định mục tiêu - Đối tượng GDSK Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện truyền thông GDSK Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK...

12-04-2013 2798 109

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

popupslide2=3Array [ [0] => Array [ [banner_bg] => [banner_picture] => 269_1658931051.jpg [banner_picture2] => [banner_picture3] => [banner_picture4] => [banner_picture5] => [banner_link] => //kids.hoc247.vn/bai-viet/tai-mien-phi-bo-ebook-1001-bai-toan-tu-duy-danh-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-30.html?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=banner&utm_content=bannerlink&utm_campaign=popup [banner_startdate] => 2021-10-01 14:43:00 [banner_enddate] => 2022-12-31 23:59:59 ] ]

You're Reading a Free Preview
Pages 6 to 12 are not shown in this preview.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố Xã hội, Văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ [TT- GDSK] là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

TT- GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Sự tập trung của TT- GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích. TT- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. TT- GDSK không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. 

TT- GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong TT- GDSK chúng  ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe. 

MỤC ĐÍCH CỦA TRUYỀN THÔNG-GIÁO DỤC SỨC KHỎE 

Là phương pháp truyền đạt và hướng dẫn cho các đối tượng tham dự có kiến thức có thể: tự chăm sóc bản thân và gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng bằng những nỗ lực của chính bản thân mình. Cụ thể là: 

Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình.

Tự giác chấp hành và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe.

Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề sức khỏe của mình.

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Thay đổi hành vi sức khỏe

Thay đổi hành vi sức khỏe, tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong GDSK. Nội dung chi tiết trình bày trong bài hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe riêng.

Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông

GDSK là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK [sơ đồ l]. 

Sơ đồ 1: Mối liên quan giữa người TT- GDSK và người được TT- GDSK Tác động của Truyền thông giáo dục sức khoẻ [TT- GDSK] là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được TT-GDSK: Kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khoẻ, thái độ của đối tượng với vấn đề sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

CÁC QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Điều 4 Thông tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện qui định về công tác Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe, để thực hiện được nhiệm vụ cần có những quy định cụ thể.

Đối với Bệnh viện 

Có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

Có bộ tài liệu GDSK đã được thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện để sử dụng cho công tác TT- GDSK trong toàn bệnh viện.

Có chương trình tập huấn cho ĐDV, HSV về TT-GDSK.

Cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác GDSK.

Qui định thời gian thực hiện trong toàn bệnh viện.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TT-GDSK.

Có các hình thức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thực hiện tốt.

Đối với Khoa

Thực hiện đầy đủ các qui định của bệnh viện

Có lịch phân công nhân viên thực hiện các buổi TT-GDSK

Cung cấp đầy đủ các phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác TT-GDSK

Tổ chức môi trường thực hiện TT-GDSK hiệu quả

Có bảng kiểm đánh giá nhận thức, kiến thức của người tham dự sau mỗi buổi thực hiện TT-GDSK

Tổng kết đánh giá hàng tháng và đề xuất các hình thức khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Phương pháp TT-GDSK gián tiếp

Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. 

Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân một cách có hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, người sử dụng có kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng kế hoạch khá chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để đưa chương trình TT-GDSK vào thời gian hợp lý.

Phương pháp gián tiếp chủ yếu là quá trình thông tin một chiều, do đó thường tác động đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm đến hành vi mới trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khoẻ gián tiếp là:

Đài phát thanh

Vô tuyến truyền hình - Video

Tài liệu in ấn [Báo, tạp chí; Pano, áp phích; Tranh lật hay sách lật; Tờ rơi]

Bảng tin

Phương pháp TT-GDSK trực tiếp 

Cán bộ thực hiện giáo dục sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng giáo dục sức khoẻ. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hổi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao trong phương pháp này. Thực hiện TT-GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. 

Đối tượng cần được TT-GDSK là:

Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội;

Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở y tế.

Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TT-GDSK cần phải có:

Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục;

Phương pháp GDSK phù hợp với đối tượng cần giáo dục;

Lòng kiên trì;

Tính thuyết phục;

Phương pháp TT-GDSK trực tiếp có thể phối hợp với các phương tiện giáo dục sức khoẻ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TT-GDSK.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG– GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Chuẩn bị trước khi TT-GDSK 

Chuẩn bị địa điểm thực hiện

Lựa chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát, dễ nhìn, dễ nghe, đủ chỗ ngồi cho các đối tượng. Đảm bảo đủ các yếu tố vật lý như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ trong phòng

Chuẩn bị về phía người nghe

Số lượng người nghe: tuỳ theo chủ đề, nhưng không nên quá đông [ 15-20 người].

Thông báo cho người nghe về mục đích và nội dung của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ. 

Khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ.

Chuẩn bị về phía cán bộ thực hiện TT-GDSK

Xác định chủ đề: nên tìm hiểu trước các đối tượng tham dự để lựa chọn chủ đề phù hợp.

Lựa chọn phương pháp trình bày phù hợp, nên sử dụng tranh ảnh, mô hình minh hoạ.

Sắp xếp thời gian hợp lý. Thời gian của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ tại khoa/phòng nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút.

Chuẩn bị đầy đủ hình ảnh và dụng cụ minh hoạ. Nên chuẩn bị một số ví dụ cụ thể để minh chứng, làm rõ nội dung trình bày.

Trang phục chỉnh tề, phù hợp.

Chuẩn bị kỹ nội dung theo trình tự lôgic của vấn đề. Phải có kiến thức sâu và đầy đủ liên quan đến nội dung của buổi nói chuyện.

Nên có mặt tại địa điểm tổ chức buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ trước 10 – 15 phút để kiểm tra lại các trang thiết bị phục vụ cho buổi nói chuyện.

Thực hiện TT-GDSK

Cách bắt đầu nói chuyện 

Người thực hiện TT-GDSK Chào hỏi, làm quen với mọi người 

Giới thiệu bản thân. Có thể mời người nghe tự giới thiệu về mình để tạo không khí thân mật.

Giới thiệu chủ đề của buổi nói chuyện. Nêu lợi ích và tầm quan trọng của buổi nói chuyện để tạo sự chú ý theo dõi của người nghe. 

Nêu rõ mục tiêu mà người nghe cần đạt được sau buổi nói chuyện.

Chỉ nên bắt đầu khi người nghe đã im lặng. Nên bắt đầu bằng những vấn đề mà người nghe đã biết.

Cán bộ thực hiện TT-GDSK

Nói to, rõ ràng để mọi người tham dự nghe được. 

Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời khi nói chuyện để thu hút sự chú ý của đối tượng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Quan sát, bao quát diễn biến của người tham dự để điều chỉnh cách trình bày cho hợp lý hơn.

Tập trung nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của vấn để mà đối tượng cần phải biết, không nên nói nhiều nội dung ngoài lề, không quan trọng.  

Nên kết hợp một số phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày để chủ đề  dễ hiểu, dễ nhớ hơn như sử dụng tranh ảnh, hiện vật và mô hình minh hoạ. - Nêu các ví dụ cụ thể sát với thực tế mà đối tượng có thể cảm nhận được  [tốt nhất là lấy ví dụ ngay trong bệnh viện hay ở địa phương của đối tượng tham dự].

Đặt ra câu hỏi để hỏi và tìm hiểu thêm nguyện vọng của người nghe nhằm thay đổi không khí của buổi nói chuyện.

Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, câu nói ngắn gọn, xúc tích. Hạn chế dùng các thuật ngữ về y tế, từ chuyên môn khó hiểu.

Trình bày theo lôgic của vấn đề đặt ra.

Sau mỗi nội dung nên tóm tắt những điểm cốt lõi nhất và chuyển sang nội dung tiếp theo hợp lý.

Nếu có nội dung thực hành nên để đối tượng thực hành lại [ví dụ cách pha ORS, cách cho trẻ uống thuốc…].

Tránh một số khuynh hướng có thể xảy ra trong khi nói chuyện.

Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe của đối tượng tham dự.

Nói lan man theo cảm hứng, không đi vào trọng tâm đã chuẩn bị, không chủ động về thời gian.

Nói trùng lặp nội dung.

Không có cơ hội cho đối tượng tham dự nêu câu hỏi.

Phê phán hay chỉ trích các câu hỏi, ý kiến không phù hợp mà các đối tượng nêu ra làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm.

Phân bố thời gian nói chuyện không cân đối.

Kết thúc vấn đề vội vàng, không hợp lý. 

Kết thúc nói chuyện sức khoẻ

Tóm tắt nội dung của buổi nói chuyện, nêu các nội dung chính mà đối tượng cần nhớ, cần làm.

Động viên và cảm ơn những người tham dự, người tổ chức [nếu có].

Có thể tiếp tục trao đổi với một số đối tượng nhằm làm rõ những ý kiến, những câu hỏi riêng của đối tượng mà họ chưa có điều kiện phát biểu.

Tạo điều kiện tiếp tục gặp gỡ, giúp đỡ đối tượng nếu có yêu cầu.

Phụ lục 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI THỰC HIỆN TT - GDSK

Đối tượng tham dự:............................................................................................

Người thực hiện: ................................................................................................

Chủ đề: ...............................................................................................................

Thời gian thực hiện………………………………………………………….....

Địa điểm thực hiện…………………………………………………………………

TT

Nội dung

Chưa thực hiện

Có thực hiện

Ghi chú

Chưa đạt

Đạt

Tốt

Chuẩn bị trước khi thực hiện

1

Chuẩn bị môi trường

2

Chuẩn bị người nghe

3

Chuẩn bị người thực hiện TT-GDSK

Thực hiện TT-GDSK

4

Bắt đầu hấp hẫn

5

Chào hỏi, làm quen với đối tượng

6

Người nói chuyện giới thiệu về mình

7

Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo sự chú ý của người nghe

8

Nêu rõ mục tiêu của buổi TTGDSK

9

Nói đủ to để mọi người nghe rõ

10

Trình bày nội dung chính thích hợp với chủ đề

11

Quan sát bao quát được đối tượng nghe

12

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

13

Sử dụng các tài liệu, phương tiện thích hợp

14

Nêu ví dụ minh hoạ cho người nghe dễ hiểu

15

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời

16

Tạo điều kiện để người nghe đặt câu hỏi

17

Trả lời các câu hỏi của người nghe ngắn gọn, đủ ý

18

Tóm tắt nội dung mấu chốt từng phần trình bày

19

Tạo cơ hội cho người nghe thực hành lại nếu có nội dung thực hành

Kết thúc nói chuyện sức khoẻ

20

Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận

21

Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần làm

22

Cảm ơn người nghe và người tổ chức

23

Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổ chức Y tế thế giới, 1998. Giáo dục sức khỏe, Geneva.

Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà Nội.

Trường Cán bộ quản lý Y tế, 2000 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ môn y học cộng đồng, trường Đại học Y Thái nguyên, 2004. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, Thái nguyên.

Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe – Bộ Y tế, 2000. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe. Hà nội.

Khoa y tế công cộng-Trường Đại học y Hà nội, 2007. Tài liệu truyền thông GDSK, Hà nội.

Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà nội. 

Bệnh viện Nhi trung ương, 2007. Tài liệu giáo dục sức khỏe, Hà nội.

TS.Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2008. Giáo trình giảng dạy Truyền thông giáo dục sức khoẻ của Bộ môn Giáo dục sức khoẻ, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ Y tế, 2010. Giáo trình “Phương pháp sư phạm cơ bản cho giảng viên các cơ sở đào tạo liên tục” của Bộ Y tế, Hà Nội.

World Health Organnization, 1998. Education for Health: A Manual on Health Education in Primary Health Care, England.

Video liên quan

Chủ Đề