Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Bởi: Einvoice.vn - 29/09/2021 Lượt xem: 62565 Cỡ chữ

Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng
Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) là khái niệm rất quen thuộc với người làm kinh doanh. Bài viết dưới đây của E-invoice sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ xoay quanh vấn đề này.

1. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) là tỷ suất thực hiện tài chính, tính bằng cách chia thu nhập ròng theo doanh thu thuần. Nghĩa là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí để làm ra sản phẩm (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp).

Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty càng hoạt động ổn định.

Từ đó, có thể nhận thấy: Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty càng hoạt động ổn định, con số này cũng cho thấy một phần các công ty đang kiểm soát chi phí của mình như thế nào. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định chính xác hoàn toàn. Vậy ý nghĩa của những con số này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong các phần dưới đây!
>> Tham khảo: Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Vì sao phải tính lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp?

Lợi nhuận sau thuế là một trong những con số quan trọng, được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong vấn đề tài chính, đóng vai trò quan trọng để phân tích tỷ lệ và báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp lớn, con số này lại càng quan trọng. Bởi đây là nguồn thu nhập cho các cổ đông, nếu công ty không tạo ra đủ lợi nhuận thì giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm. Ngược lại, giá trị cổ phiếu tăng cũng phản ánh một phần tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là toàn bộ số tiền mà công ty kiếm được, bởi báo cáo thu nhập bao gồm nhiều chi phí không sử dụng tiền mặt như khấu hao và khấu trừ dần. Do đó, để biết được doanh nghiệp tạo ra số tiền mặt là bao nhiêu, cần phải kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Tóm lại, doanh nghiệp cần phải để ý kỹ lưỡng biểu đồ biến chuyển lợi nhuận ròng, đặc biệt khi con số này xuống thấp, thì vô số hệ quả có thể xảy ra.

Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Lợi nhuận sau thuế là con số giúp đánh giá tình hình kinh doanh.

3. Công thức tính lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp

Để tính lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp, ta căn cứ vào công thức sau: Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) - 20% thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo công thức này, để tính lợi nhuận sau thuế, chỉ cần lấy 0.48 x tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Lưu ý:


Chi phí hoạt động của doanh nghiệp (dao động trong khoảng 5%) ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nếu giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể, lợi nhuận ròng cũng sẽ tăng theo và ngược lại.

Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Công thức tính lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế?

Thông qua công thức tính lợi nhuận sau thuế, ta có thể thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này. Cụ thể: - Chi phí vận hành doanh nghiệp: Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối giản chi phí vận hành. Do đó, chủ doanh nghiệp và bộ phận kế toán cần biết cách cân đối chi tiêu để làm sao cho mức chi tối đa chỉ bằng 30% doanh thu của tháng. - Giá gốc sản phẩm: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giá hợp lý nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Giá gốc tỉ lệ nghịch với lợi nhuận trong cùng mức giá bán ra.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Yếu tố cuối cùng này là con số định mức theo quy định của Nhà nước, không thể tăng giảm tùy ý. Do đó, để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp khác. Cụ thể:

+ Nâng cao năng lực sản xuất + Tăng thời gian làm việc của nhân viên

+ Mở rộng quy mô phát triển

5. Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế là gì?

Xác định được chính xác con số lãi ròng có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, là thước đo chân thực phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ, hòa vốn. Từ đó, các cổ đông sẽ quyết định được, mình có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.

- Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu

Các nhà đầu tư thường phân tích chỉ số lợi nhuận ròng để nhận xét xem doanh nghiệp đó có đang sống khỏe hay không. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu con số này liên tục tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày một tốt đẹp và ngược lại. Ngoài ra, nhìn vào con số của doanh nghiệp và so sánh với con số trung bình trên thị trường, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, nghiên cứu kế hoạch kinh doanh tiếp theo cho phù hợp.

- Giúp chủ doanh nghiệp vay vốn

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ cần gọi vốn đầu tư để bứt phá, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng cần làm điều này để mở rộng quy mô. Trong quá trình gọi vốn, con số lợi nhuận sau thuế là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là con số quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp biết được tổng lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Ngoài ra, nó cũng quyết định xem doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay không:

  • Lãi ròng >0: Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp lớn. Đồng nghĩa với công ty đang làm ăn có lãi.
  • Lãi ròng <0: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ, chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông cần chú ý để thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Tuy nhiên, xác định con số này cũng cần dựa vào đặc thù của từng ngành nghề. Do đó, khi thực hiện báo cáo tài chính, kế toán chỉ có thể so sánh với trung bình toàn ngành, hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề tại một thời điểm xác định để đánh giá kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Trên đây là một số thông tin về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

    13/09/2021-45278 lượt xem

    Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

    15/09/2021-12759 lượt xem

    Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

    20/09/2021-19675 lượt xem

    Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

    20/09/2021-14153 lượt xem

    Phát biểu nào về lợi nhuận là đúng

Tư bản thương nghiệp là gì? Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp? Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp? Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp?

Tư bản thương nghiệp như ta đã biết nó xuất hiện rất sớm trong lịch sử, tư bả thương nghiệp tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và tiền tệ, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là mua rẻ và bán đắt. Vậy để hiểu thêm về Tư bản thương nghiệp là gì? Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp.

1. Tư bản thương nghiệp là gì?

Tư bản thương nghiệp trong tiếng Anh là Commercial Capital.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua về chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp đây được hiểu chính là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. Trong tư bản thương nghiệp thì hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp.

2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp:

Khi nói về tư bản thương nghiệp theo kinh tế chính trị  có thể xem đây chính là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. Như vậy nên với các hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp. Công thức vận động của nó là: T – H – T’.

Dưa trên lí thuyết và thực tế thì tư bản thương nghiệp có  đặc trưng đó là nó vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp lại  cũng có tính độc lập tương đối và sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ cụ thể thì tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra.

Đối với tư bản thương nghệp cũng khá là độc lập với các đặc trưng của nó là chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền và theo đó nên nó trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác.

Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.

Đặc điểm tiếp theo của nó là nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua và bán hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này. Bên cạnh dó cũng có các thương nhân chuyên trách việc mua và bán hàng hóa, người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.

3. Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp:

Như các thông tin chúng tôi đã đưa ra cơ bản như trên thông qua đó chúng ta có thể đưa ra một vài vai trò của tư bản thương nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội cụ thể được biết như sau:

+ Thứ nhất, đối với tình hình  của việc sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Như vậy nên, mỗi nhà tư bản chỉ có khả nâng hoạt động trong một số khâu nhất định. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người thì chuyên tiêu thụ hàng hóa.

+ Không những thế tư bản thương nghiệp chuyên trách thực hiện một số các nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, nên lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên

+ Không những vậy chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị hiếu của thị trường… chỉ có nhà tư bản thương nghiệp đáp ứng được điều đó. Về phía nhà tư bản công nghiệp mà xét thì nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp có thời gian để tập trung vào sản xuất, đầu tư tập trung để nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển tư bản.

+ Theo đó nên việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau và đối với lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.

Theo đó nên ta thấy rằng với các nguồn lợi nhuận thương nghiệp là một yếu tố quan trọng của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình. Câu hỏi được đặt ra đó là tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư? Điều đó được giải thích như sau:

Bên cạnh đó thì hình thức tư bản này hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Đặc biệt đối với các hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Theo đó nên xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nó một phần lợi nhuận. Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất.

Vai trò to lớn không thể bỏ qua đó là tư bản thương nghiệp góp phần mỏ rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Nhưu vậy ta thấy do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản công nghiệp có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trung đẩy mạnh sản xuất. Lí do như vậy nên tư bản của nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợi nhuận cũng tăng lên. Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.

4. Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp:

Trên thực tế thì lợi nhuận thương nghiệp được xem là yếu tố rất quan trọng và nó cũng là một phần giá trị thặng dư  và nó được sinh ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Tất nhiên với các lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.

Bên cạnh đó thì tư bản thương nghiệp sẽ để lại một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp dưới hình thức khác nhau như bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp. Theo đó nên vấn đề phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).

Ví dụ:

Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hóa với cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm.

Tổng giá trị hàng hóa là: 720c + 180 v + 180m = 1.080

Tỷ suất lợi nhuận là: 180/900 x 100% = 20%.

Để lưu thông được số hàng hóa trên, giả định tư bản công nghiệp phải ứng thêm 100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn là: [180/(900+100)] x 100% = 18%

Căn cứ dựa trên ví dụ này nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18 và theo đó nên tư bản công nghiệp phải bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị: 720c + 180v + (180m – 18m) = 1062. Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa theo đúng giá trị, tức là 1.080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18.

Kết luận về ví dụ này ta thấy việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng cụ thểgiá bán lẻ thương nghiệp và giá cả sản xuất công nghiệp giá bán buôn công nghiệp.