Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ai

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ lập trường về Trung Quốc xây dựng Luật Cảnh sát biển

2021/01/30

 

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22 tháng 1, có phóng viên đặt câu hỏi về Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc thông qua Dự thảo Luật Cảnh sát biển.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Cảnh sát biển Trung Quốc là lực lượng hành chính quốc gia quan trọng thực thi pháp luật, mục dích xây dựng Luật Cảnh sát biển là làm rõ định vị chức năng, quyền hạn , bảo đảm và giám sát của cơ cấu Cảnh sát biển, đảm bảo công tác bảo vệ quyền lợi, thực thi pháp luật, hợp tác đối ngoại của Cảnh sát biển có cơ sở pháp lý, sẽ giúp Cảnh sát biển Trung Quốc thực hiện tốt hơn nữa những trách nhiệm của mình và nghĩa vụ do các điều ước quốc tế quy định, giữ gìn trật tự tốt trên biển. Việc xây dựng Luật Cảnh sát biển là hoạt động lập pháp bình thường của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, các nội dung liên quan trong Dự thảo phù hợp thông lệ quốc tế và thực tiễn của các nước, chính sách liên quan đến biển của Trung Quốc không thay đổi, chúng tôi cũng sẽ cùng với các nước liên quan xử lý thỏa đáng bất đồng thông qua hiệp thương đối thoại, cùng duy trì hòa bình ổn định của khu vực.

MATXCƠVA (Sputnik) - Trung Quốc cực lực phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ và chủ quyền tư pháp của họ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết tại một cuộc họp báo ban hôm thứ Tư, khi bình luận về những lo ngại quốc tế về số phận của nhà báo bị xử bốn năm tù.

Sputnik

Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại về các báo cáo rằng tình trạng sức khỏe của nhà báo Zhang Zhan, người từng đưa tin về đợt bùng phát coronavirus ở Vũ Hán vào thời kỳ đầu của đại dịch, đang xấu đi. Mỹ kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc trả tự do cho cô ngay lập tức.

Anh trai của cô trước đó đã tweet rằng Zhang Zhan đi lại khó khăn và có thể không qua được mùa đông tới sau khi tuyệt thực để phản đối việc bắt giữ.

"Trung Quốc là một quốc gia dựa trên pháp quyền, nơi luật pháp phải được tuân thủ, các vi phạm phải được điều tra. Bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm", - nhà ngoại giao nói.

Ông chỉ ra rằng cơ quan tư pháp Trung Quốc xử lý các vụ việc theo quy định của pháp luật và không dung thứ cho việc can thiệp, bôi nhọ hoặc xuyên tạc.

“Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền tư pháp của đất nước dưới bất kỳ lý do gì” - Vương Văn Bân nhấn mạnh.

Điều gì đã xảy ra với nhà báo Trung Quốc?

Nhà báo Zhang Zhan đã có mặt ở Vũ Hán vào tháng Hai và đưa tin về tình hình thành phố liên quan đến sự lây lan của coronavirus. Đặc biệt, cô đã đăng tải những bài báo về tình hình tại các bệnh viện và các biện pháp cứng rắn mà chính quyền thực hiện để chống lại sự lây lan của dịch bệnh. Vào tháng 5 năm 2020, cô biến mất, sau đó người ta biết rằng cô đã bị giam giữ. Sau đó, một tòa án ở Thượng Hải đã kết án nhà báo này 4 năm tù với tội danh phát tán thông tin gây mâu thuẫn và gây khó dễ.

Một bản kiến ​​nghị gửi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được đăng trên trang web của Tổ chức Ân xá Quốc tế, yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Zhang Zhan đã thu thập được 16,5 nghìn chữ ký trong tổng số cần có là 20 nghìn chữ ký.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã có bình luận liên quan đến quan điểm của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng về tuyến đường sắt liên vận quốc tế.

Sputnik

Trên thực tế, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố “sẵn sàng cùng nhau” thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, phục vụ lợi ích của hai nước.

Bắc Kinh nói về đường sắt liên vận xuyên biên giới Việt - Trung

Chiều 22/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã có bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xung quanh một số tuyến đường sắt liên vận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Theo đó, ông Triệu Lập Kiên khẳng định việc các tuyến đường sắt liên vận xuyên biên giới giữa hai nước đi vào vận hành đã tạo động lực mới cho hợp tác giữa hai bên.

“Chúng tôi sẵn sàng cùng với phía Việt Nam không ngừng thúc đẩy hợp tác kết nối giữa ​“Vành đai và Con đường” và “Hai hàng lang, Một vành đai”, phát huy triệt để hiệu năng của đường sắt liên vận xuyên biên giới, đảm bảo sự ổn định thông suốt của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp, giúp nâng cao chất lượng và nâng cấp quan hệ hợp tác thiết thực Trung - Việt, đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.

Dẫn số liệu của Trung Quốc, ông Triệu cho biết, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2021 đã vượt 230 tỷ USD.

Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm.

Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở ASEAN. Do vậy, đại diện chính quyền Bắc Kinh cho rằng, quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai bên có tiềm năng và triển vọng rộng lớn.

Quan điểm của Việt Nam về tuyến đường sắt liên vận quốc tế

Trước đó, ngày 15 và 16/4, như Sputnik đưa tin, một số tuyến đường sắt liên vận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu giữa một số địa phương Trung Quốc với Việt Nam, bao gồm tuyến An Huy – Hà Nội và Thành Đô – Hà Nội đã đi vào hoạt động.

Tại cuộc họp báo chiều 21/4, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, đường sắt liên vận quốc tế là phương thức vận tải an toàn, hiệu quả, với nhiều ưu điểm về thời gian và giá thành vận chuyển, được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy giao thương thông suốt giữa hai nước Việt – Trung, đồng thời kết nối tới các thị trường khác.

Hà Nội cho rằng, kết nối vận tải đường sắt phù hợp với hợp tác giữa hai bên trong việc thúc đẩy kết nối trong khuôn khổ “Hai hàng lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Theo bà Hằng, Việt Nam và Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của nhau, và việc kết nối vận tải đường sắt là phù hợp với sự hợp tác giữa hai đất nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao điểm lại các chỉ số giao thương quan trọng giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Theo đó, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 165.9 tỷ USD, tăng 24.6% so với năm 2020.

Và vào Quý I năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt được 40.8 tỷ USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ.

“Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ai

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại cuộc họp báo ngày 24-5 - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

Hôm 24-5, Hãng AFP đưa tin hàng ngàn bức ảnh và tài liệu chính thức từ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc vừa bị rò rỉ. Các nhà nghiên cứu nói rằng chúng đã "làm sáng tỏ về những phương pháp bạo lực" được sử dụng tại đây.

Hồ sơ này do học giả Adrian Zenz, thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Mỹ, có được. Chúng được công bố trong bối cảnh Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet bắt đầu chuyến thăm Tân Cương.

Kho ảnh và tài liệu nói trên là của cảnh sát, và một nguồn tin giấu tên đã xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu chính thức ở Tân Cương để lấy chúng. Sau đó, nguồn tin ẩn danh này gửi số ảnh và tài liệu cho học giả Zenz.

Theo AFP, các tài liệu có chứa nội dung một bài phát biểu nội bộ năm 2017 của ông Chen Quanguo, một cựu quan chức ở Tân Cương. Trong đó, ông Chen bị cáo buộc ra lệnh cho lính canh dùng súng để hạ bất cứ ai tìm cách trốn thoát.

Trong khi đó, hơn 2.800 bức ảnh của cảnh sát cho thấy những người bị bắt giữ ở Tân Cương, trong đó có các trẻ vị thành niên như Zeytunigul Ablehet (17 tuổi) bị giam giữ vì nghe một bài phát biểu trái phép và Bilal Qasim (16 tuổi).

Nhiều phần trong hồ sơ nói trên đã được xác minh bởi nhiều tổ chức tin tức như báo Le Monde (Pháp). Chúng cũng cung cấp cái nhìn về cuộc sống bên trong các cơ sở giam giữ ở Tân Cương.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo vào ngày 24-5, khi được phóng viên Hãng tin Bloomberg hỏi về vụ rò rỉ nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói:

"Những gì bạn đề cập là ví dụ mới nhất về việc các lực lượng chống Trung Quốc bôi xấu Tân Cương. Đó chỉ là trò tương tự những gì họ từng làm trước đây.

Những lời dối trá và tin đồn mà họ lan truyền không thể đánh lừa thế giới. Chúng cũng không thể che giấu sự thật rằng Tân Cương được hưởng hòa bình và ổn định, nền kinh tế của Tân Cương đang thịnh vượng, và người dân nơi đây sinh sống cũng như làm việc trong hòa bình và mãn nguyện".

Cái gọi là các trung tâm đào tạo nghề ở khu tự trị Tân Cương được báo chí Trung Quốc gọi với tên đầy đủ là "Trung tâm giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề". Những người được đưa tới đây là các "học viên".

Trong khi đó, truyền thông phương Tây lại gọi đây là các trại cải huấn/cải tạo chính trị vì cho rằng những nơi này giam giữ các tù nhân người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đồng ý với cách gọi như vậy.

Các nhà hoạt động cho rằng Trung Quốc đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác trong mạng lưới các trung tâm này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ai
Sau 17 năm mới có quan chức nhân quyền LHQ đến Tân Cương

BÌNH AN