Phép nhân hóa trong Bài học đường đời đầu tiên

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hướng dẫn

Đáp án A

→ Các nhân vật trong truyện Bài học đường đời đầu tiên được nhân hóa nên có tiếng nói, có tính cách, hoạt động như con người, khiến truyện trở nên sinh động, hấp dẫn

1. Tác giả

Tô Hoài [1920 - 2014]

Tên khai sinh: Nguyễn Sen.

- Quê quán: Hà Nội.

Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 

2. Tác phẩm

Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" [1941].

Thể loại: Truyện dài.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"]: Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2  [Còn lại]: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Tóm tắt

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện.

  • Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn rồi tắt thở.
  • Dế Mèn rủ Dế Choắt đi trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối vì sợ.
  • Khi chị Cốc đi, Dế Mèn mới dám qua nhà Dế Choắt thì lúc ấy Dế Choắt đã thoi thóp rồi.
  • Chị Cốc vừa quát vừa mổ Dế Choắt đến thoi thóp.
  • Dế Mèn hay trêu ghẹo tất cả mọi người: quát mấy chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...
  • Tuy nhiên, tính cách của Dế Mèn lại rất kiêu ngạo, hống hách.
  • Dế Mèn trưởng thành với thân hình cường tráng, khỏe khoắn.
  • Dế Mèn chê Dế Choắt xấu xí, ăn xổi ở thì,...
  • Dế Mèn ân hận vì lỗi lầm của mình và rút ra bài học.
  • Chị Cốc không tìm được Dế Mèn, lại thấy Dế Choắt loay hoay ở cửa hang nên tưởng Dế Choắt trêu.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bức chân dung Dế Mèn

Ngoại hình: cường tráng, khỏe khoắn.

+ đôi càng mẫm bóng.

+ những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

+ đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

+ đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

+ hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

+ sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

Tính cách: xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách.

+ Hành động:

  • co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nó gãy rạp.
  • vũ cánh lên phành phạch giòn giã.
  • đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ.
  • Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.
  • quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó.

+ Suy nghĩ

  • Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
  • Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

→ Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa.

2. Bài học đầu tiên của Dế Mèn

* Cuộc gặp gỡ với Dế Choắt

Hình ảnh Dế Choắt:

+ Ngoại hình: xấu xí, ốm yếu.

  • người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
  • cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn.
  • đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu.
  • ria cụt chỉ có một mẩu.
  • mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

Tính cách: tuềnh toàng, nhút nhát, yếu ớt nhưng vị tha.

Hành động thể hiện sự vị tha của Dế Choắt trong truyện là gì?

Dế Choắt bỏ qua chuyện Dế Mèn chê mình xấu xí, yếu ớt.

Dế Choắt không giận vì Dế Mèn không chịu đào hang, đào ngách cho mình.

Dế Choắt không đi trêu chị Cốc cùng Dế Mèn.

Dế Choắt dù bị mổ oan nhưng không trách mà còn khuyên nhủ Dế Mèn.

  • Tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất.
  • Sợ và không dám trêu chị Cốc.
  • Khi chết do trò đùa của Dế Mèn vẫn tha thứ và khuyên nhủ Dế Mèn.

→ Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa.

Cách Dế Mèn đối xử với Dế Choắt: trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm.

+ Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng.

+ Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường.

+ Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở.

+ Khi được Dế Choắt xin đào giúp một cái ngách sang nhà thì: hếch răng lên, xì một hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng "Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!"

* Dế Mèn trêu chị Cốc

Hành động: cất giọng véo von "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông....Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.".

Mục đích: Nghịch ranh + Ra oai với Dế Choắt.

Diễn biến tâm lí:

+ Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!".

+ Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"

+ Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.".

+ Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình".

* Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên

Dế Mèn đã nhận được bài học về điều gì?

Về sự chăm chỉ, chịu khó.

Về sự yêu thương, chăm sóc mọi người.

Về sự khiêm tốn, hòa nhã với mọi người.

Về sự nỗ lực, có ý chí tiến thủ.

- Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn.

- Dế Mèn được Dế Choắt tha thứ: "Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.".

→ Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình". 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

IV. Chuẩn bị đọc

Câu 1 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Em có thể chọn một trong số những chuyện em từng trải qua và để lại cho em bài học nào đó.

Ví dụ:  đó là một lần vì bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết em đã nói dối và giấu bài kiểm tra đi. Khi mẹ tìm thấy bài kiểm tra em đã vứt đi đó, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống. Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để mẹ phải buồn.

Câu 2 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 [trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn.

- Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

Câu 2 [trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Nhân vật có đặc điểm: kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Câu 3 [trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã trải qua.

Câu 4 [trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người khỏe mạnh đồng thời là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.

Câu 5 [trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

“Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thực của Dế Mèn. Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích và thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

 VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt  thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

2. Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế Mèn [lời kể xưng “tôi”] và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác.

Lời đối thoại của Dế Mèn

- Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

- Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

[Lời của Dế Mèn với Dế Choắt]

3. Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn.

Những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn:

- Thể hiện ngoại hình Dế Mèn: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.

- Thể hiện hành động của Dế Mèn: Tôi co cẳng lên, đạm phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

- Thể hiện ngôn ngữ của Dế Mèn: Gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh...

- Thể hiện tâm trạng của Dế Mèn: Tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.

Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.

5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.

6. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

Đặc điểm truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế [râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen],  hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.

7. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn.

Tuy nhiên, trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

Page 2

Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa [Thạch Lam] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam [1910 - 1942] -  Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. -  Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. -  Bố cục : 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  rơm rớm nước mắt ]: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 [Tiếp đến  ấm áp vui vui ]: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 [Còn lại]: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn -  Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...  + Nhận được

  Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba

Các công thức hình học lớp 4 và lớp 5. Về tính diện tích, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn... 1/ HÌNH VUÔNG: Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông. Chu vi: P = a x 4     [P: chu vi] Cạnh: a = P : 4        [a: cạnh] Diện tích: S = a x a [S: diện tích] 2/ HÌNH CHỮ NHẬT: Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật. Chu vi: P = [a + b] x 2    [P: chu vi] Chiều dài: a = P/2 - b      [a: chiều dài] Chiều rộng: b = P/2 - a  [b: chiều rộng] Diện tích: S = a x b        [S: diện tích] Chiều dài: a = S : b Chiều rộng: b = S : a 3/ HÌNH BÌNH HÀNH: Công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành. Chu vi: P = [a + b] x 2   [a: độ dài đáy], [b: cạnh bên]     Diện tích: S = a x h   [h: chiều cao] Độ dài đáy: a = S : h Chiều cao: h = S : a 4/ HÌNH THOI: Công thức tính chu vi hình thoi ,diện tích hình thoi. Chu vi của hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4 hoặc bằng 4 lần độ dài một cạnh. Chu vi: P = a x

Soạn bài Đọc: Chuyện cổ nước mình [Lâm Thị Mỹ Dạ] * Trước khi đọc Câu 1  [trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]: - Một số câu chuyện cổ mà em biết là:  + Cây tre trăm đốt  + Cây khế + Tấm Cám  + Sự tích trầu cau  + Sự tích hồ Ba Bể + Đẽo cày giữa đường …. Câu 2  [trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]: - Những nhân vật trong các câu chuyện mà em thích là: ông bụt, cô Tấm, anh Khoai, … Vì đó là những người có nhiều phép thuật hoặc tốt bụng, xinh đẹp, hiền lành hay giúp đỡ người khác, …  I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ [1949] - Quê quán: Quảng Bình. - Thơ bà nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Tuyển tập, 2011. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. - Thể thơ: Lục bát. II. Đọc hiểu văn bản 1. Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ - Xuất hiện các ý thơ nêu tên các câu chuyện cổ:  + Truyện  Tấm Cám  "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chă

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đông Nam Á – trung tâm của tuyến đường biển quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng tài nguyên sinh học của Việt Nam. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam có hình chữ S với 3260km đường biển có tiềm năng du lịch và thủy hải sản phong phú. Đất nước được chia làm 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Hà Nội là thủ đô nhưng không phải là thành phố lớn nhất. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất, thường được gọi là thủ đô kinh tế của Việt Nam.Việt Nam có một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm thăng trầm. Có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất. Các dân tộc trên khắp đất nước sống hòa thuận dưới mái nhà chung – Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có những nền văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày lễ tết. Từ triều đại đầu tiên của Việt Nam [Thời vua Hùng], tổ tiên chúng ta đã tổ chức ăn mừng ngày Tết hàng năm. Tết là ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm

 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Lối Sống Tích Cực Hay Nhất – Mẫu 1 Trong cuộc sống, mỗi cá thể là mỗi tính cách riêng biệt. Chẳng ai giống ai, và mỗi người có một thái độ sống khác nhau. Thái độ sống, cách sống của mỗi người được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Và được quyết định theo nhiều độ tuổi khác nhau. Thái độ sống có thể làm chúng ta càng ngày càng trở nên tốt đẹp hoặc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chính mình. Tất cả tùy thuộc vào cách mà chúng ta sống. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, những trụ cột tương lai của đất nước. Với một đất nước đang không ngừng phát triển, việc hội nhập kinh tế quốc tế vẫn diễn ra hàng ngày. Chính bởi vì vậy, việc giao lưu trao đổi văn hóa giữa các nước các khu vực càng trở nên vô cùng thuận tiện. Và đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ sống, cách sống của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung lại, giới trẻ hiện nay với cuộc sống có thể chia thành hai chiều hướng: thái độ sống tích cực và thái độ sống tiêu cực. Đối với thái độ sống tích cực, là thái độ sống tốt,

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện [truyền thuyết, cổ tích] Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức [chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...], nội dung [đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...] của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức [từ ghép, từ láy] trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học [hoặc đã đọc, đã nghe] bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích -  Truyện truyền thuyết  là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ :  Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... -  Truyện cổ tích  là loại truyện dân gian, thường

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi [Nguyễn Nhật Ánh] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh [1955] - Quê quán: Ninh Bình. - Tác giả có nhiều tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn như:  Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Có chút gì để nhớ ,... 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong  Sương khói quê nhà , 2012. - PTBĐ chính: Tự sự. - Thể loại: Hồi kí. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  dế mọi, dế cơm ]: Câu chuyện về Lợi và dế lửa. + Phần 2: [Tiếp đến  ghét nó nữa ]: Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn. + Phần 3 [Còn lại]: Tang lễ của dế lửa. - Tóm tắt: II. Đọc hiểu văn bản 1. Câu chuyện của Lợi và chú dế lửa - Hoàn cảnh hồi tưởng về tuổi thơ: + Thời gian: Vào những chiều mưa. + Địa điểm: Quán Đo Đo. + Tác nhân gợi sự hồi tưởng: Nghe tiếng dế văng vẳng từ chậu cây ùm tùm. - Kí ức tuổi thơ qua sự hồi tưởng: + Hình ảnh của bản thân: lem luốc ngoài đồng, mùa hè lui cui bờ bụi. + Những trò chơi tuổi thơ: Bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hà

Video liên quan

Chủ Đề