Phong trào ủng hộ LGBT ở Việt Nam

[New York] – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Quốc Hội Việt Nam cần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình để bảo đảm cho các cặp đồng tính cũng được hưởng đầy đủ tất cả các quyền như mọi cặp vợ chồng khác, trong đó có quyền kết hôn, thủ tục đăng ký và được pháp luật bảo hộ đầy đủ về tài sản và con cái. 

Quốc Hội hiện đang trong kỳ họp để thảo luận về thay đổi hiến pháp Việt Nam và các vấn đề khác. Theo lịch họp mới nhất vừa được công bố, ngày 29 tháng Mười một năm 2013 sẽ là ngày cuối cùng của kỳ họp này, tuy kế hoạch đó có thể còn được thay đổi và gia hạn.     

“Việt Nam đang tăng cường các quyền cho những cặp đồng tính, nhưng vẫn cần đạt tới bước cuối cùng để đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người,” ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những điều luật có nội dung mập mờ có thể gây kỳ thị đối với những người có quan hệ đồng giới, song giới và chuyển đổi giới. Giới chức chính quyền cần có can đảm xác lập sự công bằng về hôn nhân trong luật pháp Việt Nam.”   

Việt Nam có một phong trào đồng giới nam, đồng giới nữ, song giới và chuyển giới [LGBT] khá sôi nổi và đang lớn mạnh, và có vẻ được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận chung. Theo tin tức các báo chí Việt Nam, một số bộ và cơ quan chính phủ khác ủng hộ quyền kết hôn đồng tính. Tiếp theo động thái này, chính phủ ban hành Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP, ký ngày 24 tháng Chín năm 2013 hủy bỏ các quy định trong một nghị định cũ về áp dụng biện pháp xử phạt đối với hành vi tổ chức hoặc tham gia đám cưới đồng tính. Nghị định mới có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng Mười một năm 2013.      

Bản dự thảo của chính phủ về sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đang trình ra Quốc Hội bổ sung thêm cho nỗ lực trên, với đề xuất hủy bỏ các quy định coi hôn nhân đồng tính là bất hợp pháp. Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa chính thức hợp pháp hóa các quan hệ nói trên, khiến chưa rõ sắp tới các cặp LGBT có được đăng ký kết hôn với chính quyền hay không. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam cần được soạn thảo lại để loại trừ những quy định mơ hồ hay rõ ràng, nhằm nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt đối xử vì xu hướng luyến ái, định dạng xu hướng luyến ái hay căn cướcgiới tính. Nếu luật không được giải thích rõ ràng, quyền của các cặp đồng tính về bình đẳng trước pháp luật và các quy định hành chính liên quan tới đời sống hàng ngày ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng, kéo theo vị thế của họ khi làm việc với các cơ quan pháp luật và công quyền.

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị [ICCRP] mà Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên, có bao gồm các trách nhiệm và nghĩa vụ nhân quyền quốc tế để bảo đảm không phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng luyến ái hay căn cước giới tính. Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã xác nhận rằng khái niệm “tính dục” trong các điều khoản của ICCRP “phải được hiểu là có bao gồm xu hướng luyến ái,” và Ủy ban về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng việc “bảo đảm công bằng và không kỳ thị phải được hiểu, trong phạm vi rộng nhất có thể, theo hướng tạo thuận lợi cho khả năng bảo đảm đầy đủ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.”

Những nguyên tắc nói trên về nhân quyền được tái khẳng định trong nội dung các khuyến nghị trên báo cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền trình ra Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình hình phân biệt đối xử dựa trên xu hướng luyến ái và căn cước giới tính, được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố ngày 17 tháng Mười một năm 2011, và Quyết nghị số 17/19 của Hội đồng Nhân quyền ký ngày 17 tháng Sáu năm 2011. Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền vào ngày 12 tháng Mười một năm 2013, và với tư cách là một thành viên, có nghĩa vụ phải “duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.”

“Báo chí Việt Nam đã bày tỏ quan ngại rằng Quốc Hội sẽ để việc hợp pháp hóa hôn nhân chỉ là một ‘giấc mơ xa vời’ thôi,” ông Adams nói. “Chính quyền cần đưa ra sáng kiến để biến điều đó thành hiện thực hạnh phúc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia tiên phong ở Châu Á về bảo vệ quyền của những người LGBT.”

Giữa lúc nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama đang sắp sửa kết thúc, cộng đồng Đồng tính, Lưỡng tính và Chuyển Giới [LGBT] tại Việt Nam bàn về di sản của nhà lãnh đạo Mỹ. Anh Trần Khắc Tùng, một nhà vận động cho quyền của thành phần LGBT nói cộng đồng LGBT Việt Nam vẫn trân trọng những đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo Mỹ.

Hồi tháng 12 năm 2010, Tổng thống Obama đã ký một đạo luật cho phép người đồng tính phục vụ công khai trong quân đội Mỹ. Năm 2011, ông chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ bảo vệ người LGBT và chống các hành động ngược đãi và vi phạm các quyền của cộng đồng này trên phạm vi quốc tế. Vào tháng 6, năm 2015, Tòa Bạch Ốc được chiếu sáng với các màu sắc cầu vồng để chào mừng quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hoá các cuộc hôn nhân đồng tính trên toàn quốc - một khoảnh khắc được cho là đáng nhớ trong nhiệm kỳ của tổng thống Obama.

Từ Sài gòn, nhà vận động nổi tiếng cho giới LGBT Trần Khắc Tùng, Giám đốc Trung tâm Kết nối và Chia sẻ - ICS, một tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam, cho VOA biết rằng chính Tổng thống Obama là người đã truyền cảm hứng cho các nhà vận động LGBT ở Việt Nam:

“Tổng thống Obama là tổng thống đầu tiên lên tiếng ủng hộ cho cộng đồng LGBT. Việc đó ủng hộ tinh thần rất là lớn và truyền cảm hứng cho chúng tôi. Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng ban hành các chính sách hết sức thiết thực, trong đó có các cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ phải xúc tiến hỗ trợ các hoạt động LGBT tại nước sở tại.”

Việc bổ nhiệm người LGBT vào làm việc cho Tòa Bạch Ốc hay trong chính phủ là một bước đột phá của chính quyền Obama. Anh Tùng rất tâm đắc về việc này:

“Bản thân ông Obama là người tiên phong bổ nhiệm người LGBT làm việc cho các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Gần đây có một người làm việc cho Nhà Trắng. Toàn bộ những việc này tạo ra sự ảnh hưởng rất tích cực trong cộng đồng LGBT. Đây cũng là sự khích lệ cho các chính phủ khác làm theo.”

Kể từ năm 2010, ông Obama tuyên bố lấy tháng 6 hàng năm là tháng của những người thuộc cộng đồng LGBT. Tại Việt Nam cộng đồng LBGT tổ chức một tuần lễ vào tháng 8 hàng năm để vận động cho quyền lợi của họ.

Tạp chí Elleman, phiên bản Việt Ngữ cho rằng Tổng thống Obama là “biểu tượng của cộng đồng LGBT” khi khắp nước Mỹ diễn ra “Pride Parade”, các cuộc diễn hành nói lên niềm tự hào của cộng đồng LGBT, mục đích là để họ phát huy sáng kiến, tự do diễu hành trên đường phố, không còn lo lắng những ánh mắt kỳ thị. Phiên bản “Pride Parade” Việt Nam có tên “Viet Pride” do tổ chức ICS của anh Tùng thực hiện đã lan tỏa khắp các thành phố lớn trên cả nước kể từ năm 2012. Năm 2016, Viet Pride được hàng ngàn người tham gia ở 36 tỉnh, thành.

Đại sứ Hoa Kỳ Ted Oisus tại Việt Nam đã nhiều lần tham gia tuần lễ Viet Pride, cả ở Hà Nội và ở Tp. Hồ Chí Minh. Anh Tùng nói việc này có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng của anh:

“Tại Việt Nam, Tổng thống Obama bổ nhiệm người đồng tính công khai Ted Osius làm đại sứ Việt Nam. Việc nầy cũng có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng LGBT Việt Nam.”

Anh Tùng còn cho biết dưới sự lãnh đạo của đại sứ Ted Oisus, cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ủng hộ nhiều dự án xúc tiến các hoạt động cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của người LGBT Việt Nam. Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. HCM đã hỗ trợ ICS trong việc kết nối với các cộng đồng LGBT Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các nhà lập pháp Việt Nam cũng thay đổi cách nhìn về cộng đồng LGBT và các chính sách liên quan đã thay đổi tích cực. Trong đó sự ảnh hưởng từ các chính sách LGBT của Hoa Kỳ, sự vận động của cộng đồng quốc tế, giới chức ngoại giao, và các tổ chức dân sự như ICS của anh Tùng là rất lớn. Anh Tùng cho biết thêm:

“Năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên đã ra lệnh cấm việc kết hôn giữa hai người cùng giới. Cuối 2015, luật Dân sự cũng cho phép một người có thể trải qua quá trình chuyển giới ở Việt Nam. Đây là một động thái cực kỳ tích cực trong thời gian vừa qua. Việt Nam là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền cũng đã bỏ phiếu thuận cho các nghị quyết về LGBT. Chính phủ Việt Nam có động thái tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.”

Anh Tùng nói, dù không còn là chủ nhân Toà Bạch Ốc, cộng đồng LGBT Việt Nam vẫn không thể quên ông Barack Obama, mà họ gọi là người hùng trên “cầu vòng lục sắc.”

Thành quả TT Obama qua phong trào LGBT Việt Nam

Ước mơ hôn nhân bình đẳng

Dù xã hội đã cởi mở hơn rất nhiều với cộng đồng LGBT [Đồng tính, Song tính và Chuyển giới], tuy nhiên trên thực tế, hôn nhân đồng giới vẫn chưa thực sự được đón nhận một cách rộng rãi. Theo một nghiên cứu của Viện iSEE, 54.1% người tham gia đang ở trong một mối quan hệ đồng giới. Các cặp đôi này trải qua khó khăn trên nhiều phương diện của cuộc sống, từ việc không được gia đình chấp nhận [47.3%], cho tới khó khăn trong các thủ tục pháp lý [32.4%] hay sự kì thị của xã hội [44.6%].

Sức ép từ gia đình và xã hội về hôn nhân khác giới vẫn còn nặng nề đối với cộng đồng LGBT. Khi được hỏi về nguyện vọng của mình, rất nhiều người đồng tính bày tỏ mong ước rằng, giá như họ được gia đình đón nhận vì giới tính thật của mình, được yêu thương theo đúng con tim mình mách bảo, thì họ sẽ có thêm nhiều động lực và cảm hứng sống để theo đuổi ước mơ của bản thân.

Hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đa phần đều kết thúc bằng nhiều bất hạnh, không chỉ cho chính những người vợ, người chồng, mà còn cho cả những người thân xung quanh họ.


Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã có những hoạt động và chiến dịch kêu gọi ủng hộ cho vấn đề hôn nhân cùng giới, tiêu biểu trong số đó là chiến dịch Tôi Đồng Ý. Được khởi động vào năm 2013, chiến dịch online này do các nhóm, tổ chức & cá nhân ủng hộ hôn nhân cùng giới [hay hôn nhân bình đẳng] cùng thực hiện, nhận được sự ủng hộ lớn trong cộng đồng và tạo ra dấu ấn lớn trước thềm kỳ họp Quốc hội khóa XIII, mở đường cho những thay đổi quan trọng liên quan tới việc sửa đổi luật đối với cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Chiến dịch Tôi Đồng Ý đã gây được tiếng vang lớn trong xã hội, mở đường cho những thay đổi quan trọng liên quan tới việc sửa đổi luật đối với cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Sau chiến dịch Tôi Đồng Ý 2013, Bộ Tư Pháp đã có sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình theo hướng mở hơn dành cho hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, trên thực tế, cộng đồng LGBT vẫn đã và đang chịu nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và xã hội, chịu nhiều áp lực tâm lý về giới tính của mình, việc chia sẻ về cảm xúc và giới tính thật của bản thân vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

“Nhưng mà dù thế nào thì chị vẫn muốn đứa con của mình cảm thấy được ba mẹ nó là bình thường, ba mẹ nó được hợp pháp, chứ không phải nó đi đến trường rồi bị những đứa khác nói là gia đình mày kỳ lạ, mày không phải là một đứa con bình thường.” - Phương, người đồng tính nữ, 29 tuổi, TPHCM chia sẻ.

Góp sức cùng Tôi Đồng Ý - Ủng hộ hôn nhân cùng giới

Trong năm 2022, Tôi Đồng Ý dự kiến sẽ quay trở lại với mong muốn kêu gọi sự ủng hộ cho hôn nhân cùng giới trên khắp Việt Nam, nhằm mang những giá trị tự do, bình đẳng, khoan dung và yêu thương tới tất cả mọi người, bất kể vùng miền, tuổi tác, giới tính hay dân tộc. 

Để thực hiện mục tiêu này, chiến dịch Tôi Đồng Ý phối hợp cùng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường [iSEE] đã xây dựng chiến dịch gây quỹ “Góp đồng tiền - Xây đồng ý”.  Thông qua MoMo, dự án mong muốn gây quỹ số tiền 100,000,000 VNĐ để sử thực hiện các hoạt động nâng cao sự thấu hiểu và nhận thức về hôn nhân cùng giới tại các địa phương.

Sự chung tay của tất cả mọi người là điều cần thiết để TÔI ĐỒNG Ý 2020 có thể lan tỏa những giá trị và thông điệp tích cực.

Chiến dịch này không chỉ dành cho cộng đồng LGBT mà hoan nghênh mọi đóng góp của tất cả mọi người. Các cặp đôi LGBT cũng có mong muốn vun đắp tình yêu và xây dựng tổ ấm gia đình. Chung tay cùng Trái Tim MoMo ủng hộ chiến dịch Tôi Đồng Ý là một trong các cách thể hiện sự ủng hộ với những người yêu thương quanh ta!

Về Tôi Đồng Ý:

Chiến dịch TÔI ĐỒNG Ý là một chiến dịch do các nhóm, tổ chức & cá nhân ủng hộ hôn nhân bình đẳng, không phân biệt giới tính cùng thực hiện. Những kết quả thu được của chiến dịch có thể kể đến:

  • 70,000 lượt likes trên trang facebook chính thức và rất nhiều đầu báo viết về chiến dịch và sự kiện "I Do - Tôi đồng ý".
  • Tạo thảo luận trong xã hội về người LGBT cùng với những nhu cầu về quyền cơ bản của họ.
  • Góp phần vận động cho việc hôn nhân cùng giới được chuyển từ "cấm" sang "không thừa nhận" trong bộ Luật Hôn nhân và Gia đình trong năm 2014.

Thành công bước đầu của chiến dịch đã chứng minh được một điều: sự mong mỏi mạnh mẽ của tất cả mọi người về một xã hội Việt Nam bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử, từ đó đề cao sự đa dạng của cuộc sống. Cùng chung mục đích đó, chiến dịch TÔI ĐỒNG Ý đã tiến sang giai đoạn tiếp theo trong năm 2020-2025.

Về Viện iSEE:

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường [iSEE] là một tổ chức tiên phong hoạt động vì quyền con người, đặc biệt là quyền của các nhóm thiểu số, nhằm hướng tới một xã hội tự do, bình đẳng, khoan dung, nơi mọi người được đối xử công bằng và các giá trị nhân bản được tôn trọng. Từ ngày thành lập năm 2007 đến nay, Viện iSEE đã đồng hành cùng cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới [LGBT+] tại 30 tỉnh thành. Chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu đầu tiên về cộng đồng LGBT+  tại Việt Nam cùng với các chiến dịch, hoạt động vận động quyền và nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT+. 

*MoMo biết rằng còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước của chúng ta cần được bảo trợ. Bạn hay các công ty hãy liên hệ với chúng tôi để cùng tài trợ, giúp đỡ  tạo nên một cộng đồng Việt Nam nhân ái nhé!


 

Video liên quan

Chủ Đề