Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống

Khái niệm lãnh đạo theo tình huống (Situational Leadership) chỉ phương pháp quản lý linh hoạt dựa trên tình huống cụ thể – bao gồm tầm quan trọng của nhiệm vụ cần thực hiện, năng lực hiện có và tinh thần sẵn sàng của người phụ trách nhiệm vụ đó. Dựa trên đánh giá khách quan các thông số này – kết hợp với khả năng tạo ảnh hưởng, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra kế hoạch ứng phó với tình huống cụ thể.

Nghiên cứu cho thấy phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống có thể chia thành 4 loại phong cách riêng biệt – được xác định dựa trên 2 yếu tố sau:

  • Nhiệm vụ / Hành vi chỉ thị (Task/Directive Behavior)– chỉ việc cấp lãnh đạo trao đổi với người dưới quyền về việc phải làm gì, làm như thế nào, ở đâu và khi nào cần hoàn thành.
  • Mối quan hệ / Hành vi hỗ trợ (Relationship/Supportive Behavior) – chỉ mức độ mà người lãnh đạo sẵn sàng đối thoại cởi mở với nhân viên, tích cực lắng nghe, công nhận và hỗ trợ cải thiện tiến độ công việc.

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống

Mô hình lãnh đạo theo tình huống

(Nguồn: Situational.com)

Quá trình phát triển mô hình lãnh đạo theo tình huống

Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống được đề xuất lần đầu vào thập niên 1960 bởi TS. Paul Hersey và Kenneth Blanchard. Khi phát triển Mô hình Lãnh đạo theo Tình huống, TS. Hersey đã tự đặt ra 2 câu hỏi sau:

  • Phong cách lãnh đạo tối ưu nhất là gì?
  • Đâu là động lực thúc đẩy con người?

Từ nghiên cứu của mình, TS. Hersey nhận thấy rằng không có một phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất, vì nó phụ thuộc vào năng lực và mức độ sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân. Kể từ khi ra đời đến nay, mô hình Lãnh đạo theo tình huống (Situational Leadership) vẫn luôn chứng tỏ là công cụ hữu hiệu để các nhà lãnh đạo điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu cầu của nhân viên dưới quyền.

Vì sao cần lãnh đạo theo tình huống?

Trọng tâm của lãnh đạo theo tình huống là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Phương pháp này cung cấp một khuôn khổ để phân tích từng tình huống – dựa trên Mức độ sẵn sàng của nhân viên đối với nhiệm vụ, chức năng hoặc mục tiêu cụ thể. Sau đó, nhà lãnh đạo sẽ có hướng tiếp cận cụ thể để hỗ trợ nhu cầu và quá trình phát triển của nhân viên.

Lợi ích của phương pháp lãnh đạo theo tình huống:

  • Thống nhất về cách đo lường và quản trị hiệu suất.
  • Tạo sự ảnh hưởng từ nhiều chiều.
  • Xác định nhiệm vụ cụ thể và thước đo hiệu quả công việc.
  • Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thay đổi hành vi một cách hiệu quả.
  • Đẩy nhanh quá trình phát triển nhân viên.
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý và linh hoạt ứng phó với tình huống cụ thể.

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống

Đặc điểm của nhà lãnh đạo theo tình huống

Lãnh đạo tình huống được đặc trưng bởi 4 năng lực lãnh đạo cốt lõi sau:

  • Nhận biết mức độ sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên.
  • Điều chỉnh hành vi lãnh đạo dựa theo nhận biết trên.
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả và tạo ảnh hưởng với cấp dưới.
  • Quản lý hướng tới hiệu suất cao hơn.

4 phong cách lãnh đạo theo tình huống

Nghiên cứu cho thấy phương pháp lãnh đạo theo tình huống có thể chia làm 4 phong cách chính sau:

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống

1. Hướng dẫn (Telling)

Phong cách này được đặc trưng ở việc nhà lãnh đạo Chỉ thị từ trung bình đến cao và Quan hệ từ trung bình đến thấp. Quyết định được đưa ra nhằm đẩy nhanh quá trình hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời kinh nghiệm của cấp trên được chia sẻ cho cấp dưới. Quá trình giao tiếp chủ yếu diễn ra theo chiều từ trên (cấp quản lý) xuống dưới – trong đó, nhà lãnh đạo theo tình huống chú trọng đặt câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ hiểu rõ công việc của nhân viên (ví dụ: “Bạn có thắc mắc gì về những chỉ thị mà chúng ta vừa thảo luận không?”).

Phương pháp hướng dẫn là cách tiếp cận ngắn hạn, phù hợp với những nhân viên chưa có kinh nghiệm, hoặc bị hạn chế về kỹ năng và động lực làm việc. Nếu lựa chọn hướng tiếp cận này, cấp quản lý cần phải giám sát chặt chẽ hơn – nhằm mục đích ghi nhận dấu hiệu tiến bộ từng bước của cấp dưới.

Đọc thêm: Mentoring là gì? Bí quyết trở thành mentor giỏi

2. Thuyết phục (Selling)

Phong cách lãnh đạo thuyết phục chú trọng vào cả hai yếu tố Chỉ thị và Quan hệ. Người lãnh đạo vẫn duy trì quyền quyết định về những gì cấp dưới phải làm, phương pháp và thời hạn hoàn thành công việc – tuy nhiên, đôi bên sẽ dành thời gian thảo luận về tầm quan trọng của công việc và vai trò của cấp dưới đối với lợi ích chung. Bên cạnh đó, cấp lãnh đạo cũng chủ động ghi nhận sự nhiệt tình, quan tâm, sẵn sàng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của nhân viên.

Phong cách lãnh đạo theo tình huống trên đây góp phần nuôi dưỡng hiểu biết và sự tận tụy với công việc của nhân viên. Hướng tiếp cận này sẽ là lựa chọn phù hợp khi nhân viên của bạn có kinh nghiệm hạn chế – nhưng cho thấy sự tự tin và động lực phát triển kỹ năng theo định hướng của cấp trên. Giống như phong cách Hướng dẫn, hiệu quả thực tế sẽ phụ thuộc nhiều vào quan sát trực tiếp của người lãnh đạo, tần suất các thảo luận phản hồi hiệu suất và đối thoại đôi bên.

3. Tham gia (Participating)

Lãnh đạo có sự tham gia – còn gọi là lãnh đạo hợp tác – chú trọng vào việc phát triển (Quan hệ), thay vì điều khiển (Chỉ thị) nhân viên dưới quyền. Đối với cách tiếp cận này, cấp quản lý tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không yêu cầu quá cao về trách nhiệm và sự tận tụy.

Mục tiêu của phong cách lãnh đạo theo tình huống này là tạo ra sự thống nhất nội bộ. Nhân viên của bạn có thể đã thành thạo công việc – nhưng vẫn chưa hoàn toàn đủ tự tin đối với nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp khác, họ có thể có năng lực, nhưng lại thiếu động lực và tinh thần trách nhiệm. Dù là trường hợp nào đi nữa, cấp quản lý cần đặt các câu hỏi mở nhằm hỗ trợ nhân viên nhận ra nguồn gốc của tình trạng kém hiệu suất hiện tại – từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.

Đọc thêm: Coaching là gì? Bí quyết trở thành chuyên gia coach giỏi

4. Ủy quyền (Delegating)

Đối với phong cách lãnh đạo theo tình huống này, cả 2 yếu tố Chỉ thị và Quan hệ đều không còn quá quan trọng. Thay vào đó, nhân viên được tự do hoàn thành nhiệm vụ được giao theo tốc độ và cách riêng của họ – cũng như có đủ tự tin và động lực đối với công việc.

Mục đích của hướng quản lý này là nuôi dưỡng năng lực tự chủ của nhân viên. Phong cách Ủy quyền phù hợp với đội ngũ nhân viên đã có kinh nghiệm cũng như động lực phát triển bản thân. Khác với phương pháp Hướng dẫn, quá trình giao tiếp thường diễn ra theo chiều ngược lại – từ dưới lên trên. Trong đó, nhà lãnh đạo thường đặt cho nhân viên những câu hỏi gợi mở cao (ví dụ: “Theo quan điểm của bạn, điều gì trong công việc đang diễn ra hiệu quả, và điều gì chúng ta cần xem xét thay đổi trong tương lai?”).

Kết luận

Trên đây là tổng hợp 4 phương pháp lãnh đạo theo tình huống phổ biến thường được ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đội ngũ nhân viên của bạn.

Tham khảo

The Four Leadership Styles of Situational Leadership. https://situational.com/blog/the-four-leadership-styles-of-situational-leadership/. Truy cập ngày 20/01/2021.

What Is Situational Leadership? How Flexibility Leads to Success. https://online.stu.edu/articles/education/what-is-situational-leadership.aspx. Truy cập ngày 20/01/2021.

The Situational Theory of Leadership. https://www.verywellmind.com/what-is-the-situational-theory-of-leadership-2795321. Truy cập ngày 20/01/2021.

Define Situational Leadership. https://smallbusiness.chron.com/define-situational-leadership-2976.html. Truy cập ngày 20/01/2021.

Hersey and Blanchard Situational Leadership Model: Adapting the Leadership Style to the Follower. https://www.business-to-you.com/hersey-blanchard-situational-leadership-model/. Truy cập ngày 20/01/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email / , hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

Đối với một nhà quản lý, phong cách lãnh đạo là điều bắt buộc phải có và đây là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp.Trong bài viết dưới đây, JobsGO xin giới thiệu đến bạn 4 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay, mời bạn tham khảo:

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống
4 phong cách lãnh đạo là những hệ thống các phương pháp được chủ thể sử dụng để tác động đến nhân viên của mình

Phong cách lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Ảnh hưởng này có thể chính thức hoặc không chính thức. Ảnh hưởng chính thức khi cá nhân giữ một vị trí quản lý nào đó trong tổ chức. Vị trí này có kèm theo một số thẩm quyền nhất định. Ảnh  hưởng không chính thức xuất hiện khi cá nhân là người có uy tín trong một nhóm.

Phong cách lãnh đạo đề cập đến các hành vi đặc trưng của nhà lãnh đạo khi chỉ đạo, động viên, hướng dẫn và quản lý các nhóm người. Các nhà lãnh đạo vĩ đại có thể truyền cảm hứng cho các phong trào chính trị và thay đổi xã hội. Họ cũng có thể thúc đẩy người khác thực hiện, sáng tạo và đổi mới.

? Xem thêm: Các cách “trị” nhân viên lười biếng hiệu quả mà các lãnh đạo cần biết

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về các phong cách lãnh đạo. Kurt Lewin – nhà tâm lý học dẫn đầu trong việc xác định các phong cách lãnh đạo chia phong cách lãnh đạo thành 3 nhóm: độc tài – dân chủ – tự do. Lý thuyết của ông đã đặt nền tảng để các nhà khoa học mô tả thêm nhiều hình thức lãnh đạo đặc trưng khác. Tại Việt Nam, người ta thường chia phong cách lãnh đạo thành 4 nhóm như sau:

Phong cách lãnh đạo chỉ đạo

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống
Phong cách chỉ đạo thích hợp áp dụng cho nhân viên mới vào nghề hay với những người thực hiện công việc chưa tốt

Đây là phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo phải hướng dẫn nhân viên của mình để họ có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó là luôn kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của nhân viên và đưa ra mọi quyết định về công việc, định hướng phát triển của công ty. 

Cấp dưới sẽ luôn phải nhận những chỉ đạo từ cấp trên mà làm theo như những gì cấp trên yêu cầu. Vì vậy nếu chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo này thì người lãnh đạo sẽ trở nên độc đoán và không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhân viên của mình.

Phong cách lãnh đạo hỗ trợ

Đối với phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không phải chỉ đạo nhiều mà sẽ trên tinh thần là giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên để họ hoàn thành công việc của mình. Như vậy sẽ tạo nên một không khí làm việc vô cùng thoải mái, mọi người cùng bàn luận, chia sẻ, góp ý thẳng thắn với nhau về một vấn đề nào đó và đi đến một quyết định thống nhất. 

Phong cách này thích hợp khi nhân viên là người đã có chút kinh nghiệm tuy nhiên họ vẫn chưa tự tin về khả năng của mình khi giải quyết một công việc nào đó.

? Xem thêm: Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng

Phong cách lãnh đạo tự do

Phương pháp lãnh đạo theo hệ thống
Bạn có thể áp dụng phong cách lãnh đạo tự do khi nhân viên có năng lực

Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách lãnh đạo mà người chủ ít sử dụng đến quyền lực để quản lý công việc cũng như nhân sự của mình. Có nghĩa là người lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên của mình có quyền tự đưa ra quyết định của họ nhưng họ cũng sẽ là người phải chịu mọi trách nhiệm đối với quy định mà học đưa ra. Vì vậy, phong cách lãnh đạo này thì cần đòi hỏi nhân viên phải có năng lực, dám nghĩ dám làm và tầm nhìn xa trông rộng.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách lãnh đạo mà người quản lý cho phép nhân viên tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến trong các cuộc họp. Tuy nhiên đến cùng thì người lãnh đạo sẽ là người tổng hợp, phân tích ý kiến để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng. 

Với phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ kích thích sự hứng thú của mọi người để họ hưởng ứng và cùng xây dựng, đóng góp cho công ty, doanh nghiệp. Qua đó, cũng tạo được sự gắn kết giữa tất cả mọi người, phần nào giúp mọi người hiểu nhau nhiều hơn.

Tuy nhiên, có quá nhiều ý kiến như vậy sẽ làm cho nhà quản lý mất nhiều thời gian suy nghĩ nên không thể đưa ra kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng và dứt khoát.

? Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?

Kết

Trên đây là 4 nhóm phong cách lãnh đạo đặc trưng. Hi vọng những thông tin này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về phong cách lãnh đạo và lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp.