Phương pháp tiêu chuẩn là gì

Theo Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá quy định: 1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện gồm: bao bì hàng hoá, nhãn hàng hoá, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá; 2. Nội dung của Tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài hoặc tiêu chuẩn cơ sở là do doanh nghiệp tự lựa chọn và quyết định trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn của nước ta chỉ có 2 cấp là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Một tổ chức sản xuất kinh doanh tối thiểu phải có tiêu chuẩn cơ sở trong khi chưa áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Thì tiêu chuẩn cơ sở là căn cứ pháp lý để thực hiện sản xuất, kinh doanh.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

- Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN.

2. CÁC KHÁI NIỆM

2.1. Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

2.2. Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:

- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;

- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

-Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các quy định bắt buộc áp dụng do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành

*) Việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo các bước sau:

a) Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau: TCCS A:B/XXX

Với A: số hiệu của TCCS;

B: năm ban hành TCCS;

XXX: chữ viết tắt tên cơ sở công bố

Ví dụ: TCCS 01:2017/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 01, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố năm 2017.

b) Nội dung tiêu chuẩn cơ sở

TCCS cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa và có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn. Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.

c) Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS: tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở; trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS;

Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;

Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;

Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;

Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;

Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;

Bước 8: Công bố TCCS;

Bước 9: In ấn TCCS.

d) Lưu hồ sơ: Hồ sơ xây dựng TCCS được lưu trữ tại cơ sở.

e) Ban hành tiêu chuẩn: Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS.

2. Công bố tiêu chuẩn: được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hóa hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm và các hình thức thích hợp khác.

Công Bố Mẫu

(TÊN ĐƠN VỊ)

Số : ........ /QĐ-........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Thọ, ngày tháng năm 201

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở.

GIÁM ĐỐC/CHỦ CƠ SỞ/CHỦ HỘ KINH DOANH (TÊN ĐƠN VỊ)

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và kinh doanh của Công ty,

QUYẾT ĐỊNH:

1: về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở, số hiệu:

Tiêu chuẩn: Ví dụ TCCS 01:2017/XXX

Áp dụng cho sản phẩm hàng hoá (tên, kiểu, loại)

..................................................................................................................

Điều 2: Các phòng ban có liên quan của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

- Như­­ điều 2;

- Lư­u VT.

Đại diện doanh nghiệp

(tên, chức vụ)

BẢN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

Số:

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

CÔNG BỐ:

Tên tiêu chuẩn (số hiệu và tên tiêu chuẩn ): TCCS 01:2017/XXX

Áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa (Tên SP, hàng hoá):

- Kiểu, loại, mã số;

- Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm

- Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... (nếu có);

Công ty AAA cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn công bố nêu trên.

., ngày.thángnăm

GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên)

TÊN TIÊU CHUẨN/TÊN SẢN PHẨM

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho(tên sản phẩm, kiểu, loại)do(tên doanh nghiệp/địa chỉ)sản xuất, kinh doanh.

2. Quy cách :

- Mô tả kết cấu, kiểu dáng, kích thước (sai số kích thước).

- Hình ảnh sản phẩm hoặc bản vẽ kỹ thuật (nếu cần).

3. Nguyên liệu:

- Thành phần.

- Vật liệu chế tạo.

4. Yêu cầu kỹ thuật:

4.1. Yêu cầu về ngoại quan:

Mô tả trạng thái, hình dạng, màu sắc, mùi vị

4.2 Yêu cầu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường:

theo các văn bản hiện hành quy định của nhà nước.

4.3. Các chỉ tiêu chất lượng/kỹ thuật:

TT

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

Phương pháp thử

1

(về cơ lý hóa sinh)

2

(về an toàn)

3

(về tính năng sử dụng)

4

(chỉ tiêu khác)

Ghi chú :

- Trong ô Tên chỉ tiêu: ghi rõ đơn vị tính, mức giới hạn: min, max, không nhỏ hơn, không lớn hơn hoặc trong khoảng, tùy theo tính chất của từng chỉ tiêu.

- Trong ô Mức chất lượng: ghi số, trong trường hợp không thể ghi bằng số có thể diễn tả bằng lời nhưng cần rõ ràng, chính xác.

- Trong ô Phương pháp thử: ghi số hiệu tiêu chuẩn của phương pháp thử. Nếu phương pháp thử chưa có tiêu chuẩn thì trình bày phương pháp thử ở mục 5 và lưu ý ghi rõ số tham chiếu đến mục 5.

5. Phương pháp thử:

5.1. Xác định tên chỉ tiêu (ghi tên chỉ tiêu) theo phương pháp sau:

Nêu tóm tắt, rõ ràng: Quy định số mẫu hoặc lượng mẫu dùng để thử, cách lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, nguyên tắc của phương pháp thử, phương tiện thử: máy móc, dụng cụ, cách thức thử, cách tính toán kết quả.

5.2. Các chỉ tiêu tiếp theo trình bày tương tự như mục 5.1

6. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản:

6.1. Bao gói:

Mô tả vật liệu bao gói, định lượng: khối lượng tịnh, thể tích thực, số lượng/1đơn vị bao gói.

6.2. Ghi nhãn:

- Nơi ghi nhãn: Nhãn được ghi trực tiếp trên bao bì đựng sản phẩm hoặc in trên giấy và gắn kèm với bao bì đựng hoặc in kèm với giấy chứng nhận chất lượng lô hàng.

- Nội dung nhãn Nội dung ghi nhãn sản phẩm hàng hoá phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

6.3. Vận chuyển:

điều kiện vận chuyển, những yêu cầu để bảo toàn chất lượng sản phẩm.

6.4. Bảo quản:

Điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản,

Ghi chú: Ngoài ra, trong phần nội dung của Tiêu chuẩn cơ sở có thể có lời nói đầu, mục lục, chú thích, các hình vẽ, bản vẽ thiết kế, tùy theo tính chất của sản phẩm.