Phương pháp trò chuyện với trẻ mầm non

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANGTRƯỜNG MẦM NON XUÂN HƯƠNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: Một số biện pháp [ giải pháp] giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi phát triểnngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe.Họ và tên: Nguyễn Thị HuyềnĐơn vị : Trường Mầm non Xuân HươngHuyện :Lạng GiangTỉnh :Bắc Giang.Xuân Hương, tháng 10 năm 2015MỤC LỤC1I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1. Cơ sở lý luận:2. Cơ sở thực tiễn:II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUIII. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng:2. Phương pháp nghiên cứuIV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUA. Thực trạng việc tổ chức HĐ phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường MNB. Những giải phápV. Kết quả nghiên cứu:1. Thực nghiệm2. Ứng dụng:VI. Kết luận và bài học kinh nghiệm1. Kết luận:2. Bài học kinh nghiệm2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạtđộng kể chuyện cho trẻ nghe”I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lý luận:Học thuyết Mác – Lênnin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắtnguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trong cuộcsống. Ở đứa trẻ, ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với môi trườngxung quanh. Trẻ bắt chước mọi người nói và được mọi người dạy.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất củaGiáo dục Mầm non. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi, nhậnthức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻmột cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy. Ngôn ngữ của trẻ pháttriển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức sâu rộng và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng trong việchình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.Đối với trẻ Mầm non, đặc biệt trẻ 3 – 4 tuổi rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôntừ. Những âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vàotâm hồn trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triểnngôn ngữ cho trẻ tốt nhất và hiệu quả nhất.Thông qua các tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởngtượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ được nghe kể chuyện,trẻ kể lại truyện ngôn ngữ của trẻ được phát triển, vốn từ của trẻ phong phú, trẻ phátâm được mạch lạc, rõ ràng. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một vật hay sựkiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở mỗi giai đoạn, độ tuổi đều mang một đặc trưngkhác nhau. Đặc biệt trẻ 3 – 4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởngđặc biệt của vốn từ. Vốn từ của trẻ phong phú thì ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên mởrộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bàyý nghĩa, hiểu ngôn ngữ, hoàn cảnh của trẻ cũng bắt đầu phát triển.Thông qua các tác phẩm văn học như truyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ,ca dao...trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác tích cực, có hiệu quả. Để trẻ3được phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua một tiết dạy hay người giáo viên không chỉdừng lại ở chỗ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú nghe hay không? Mà giáo viênMầm non cần phải giúp trẻ thể hiện được suy nghĩ của mình, giúp trẻ nhập vai cùngnhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt biết dùng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhânvật, trò chuyện, đàm thoại một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh,đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể diễn cảm, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp.Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kĩ năng tổng hợp, kĩ năngtruyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm.Những kĩ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng conđường luyện tập thường xuyên hàng ngày.2. Cơ sở thực tiễnGiáo viên khi tổ chức các giờ kể chuyện cho trẻ nghe hầu hết còn máy móc, rậpkhuôn chưa sáng tạo. Phần lớn không tạo điều kiện để trẻ phát huy được tính tích cựccủa trẻ, trẻ không nói được những điều mà trẻ hiểu, trẻ biết. Mặt khác, trẻ 3 – 4 tuổi dobộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ học qua bắt chước nên khi phát âm trẻcòn ngọng, hay nói lắp, diễn đạt câu “ cộc ”, chưa đầy đủ các thành phần. Vốn từ củatrẻ thì chưa phong phú nên đôi lúc trẻ không diễn đạt được ý kiến của mình cho ngườikhác hiểu. Từ những cơ sở trên đã thúc đẩy nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp giúptrẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe”.Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt làthông qua hoạt động làm quen văn học. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các “biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe”.II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUVới đề tài này, tôi tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, kinh nghiệmhay, lựa chọn các hình thức tổ chức, các phương pháp phù hợp góp phần nâng caochất lượng hoạt động kể chuyện cho trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi nghe. Kể chuyện trongtrường Mầm non góp phần giúp trẻ biết được cái thiện – cái ác, đặc biệt trẻ có đượcvốn từ phong phú. Từ đó mà trẻ có thể diễn đạt được rõ ràng, mạch lạc hơn. Trẻ có thểtự tin, mạnh dạn, hồn nhiên hơn khi giao tiếp với người khác.III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.Đối tượng:-Trẻ 3 – 4 tuổi4- Số lượng trẻ: 34cháu17 cháu nam.17 cháu nữ.- Nhận thức của trẻ:Đầu năm nhận trẻ tôi tiến hành khảo sát nhận thức của trẻ mức độ đạt được nhưsau:STT1234Mức độ biểu hiệnTốtKháTrung bìnhYếuSố lượng5 trẻ20 trẻ7 trẻ2 trẻ%14,7 %58,8 %20,6 %5,9 %2.Phương pháp nghiên cứu:Trong để tài này tôi đã lựa chọn và sử dụng những phương pháp sau:- Phương pháp nghiên cứu tài liệu [ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non;Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi; Phương pháp giúp trẻ làmquen với tác phẩm văn học; Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi; Tài liệubồi dưỡng hè; Mạng intrernet]- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng- Phương pháp đàm thoại- Phương pháp đối chiếu, so sánh- Thu thập xử lý số liệu- Phương pháp thực nghiệm- Tổng kết kinh nghiệmIV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUA.Thực trạng:Năm học 2017 - 2018, tôi được phân công phụ trách lớp 3 – 4 tuổi. Từ ngữcủa trẻ học qua người thân đôi khi chưa chính xác, lệch lạc. Trẻ 3 – 4 tuổi học qua conđường bắt chước nên khi người thân phát âm chưa chuẩn dẫn theo trẻ phát âm sẽkhông chuẩn. Mặt khác, một số phụ huynh còn bận công việc nên ít có thời gian quantâm đến trẻ. 1 số trẻ còn sống chung với người giúp việc nên ít có cơ hội giao tiếp. Từđó, tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:1.Thuận lợi:5- Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sưphạm. Được cung cấp một số trang thiết bị phục vụ cho việc làm quen văn học nhưtranh ảnh, băng đĩa kể chuyện, truyện tranh và nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấpdẫn khác. Được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, trường, dự giờ các tiết mẫuvề chuyên đề “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻnghe”.- Trẻ trong lớp đều ở cùng một độ tuổi.- Hơn nữa, bản thân tôi có thế mạnh của mình là được đào tạo bài bản, hamhọc hỏi, thích khám phá cái hay, cái mới. Có ý thức phấn đấu vươn lên, có năng khiếukể chuyện, biết tự sử dụng công nghệ thông tin.2.Khó khăn:- Hầu hết trẻ trong lớp đều là những trẻ năm đầu tiên đi học nên trẻ chưa cónề nếp học tập. Hoạt động của trẻ nhìn chung còn rất chậm, trẻ nhút nhát, sử dụng từchưa đúng trong các giờ hoạt động “ làm quen văn học” còn chưa hứng thú.- Nhận thức của trẻ không đồng đều.- Trẻ 3 tuổi đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý nên trẻ rất ươngbướng.- Sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động chưa cao.- Vốn từ của trẻ còn hạn chế, trẻ hay nói lắp, nói ngọng, nói “ cộc”, chưa diễnđạt được ý nghĩ của mình cho người khác hiểu.- Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đa dạng, phong phú, thẩm mĩ chưa đạt, giá trị sửdụng chưa cao.- Nhận thức của một số phụ huynh về chương trình giáo dục Mầm non còn hạn chếnên việc phối hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn, lo lắng,suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông quahoạt động kể chuyện cho trẻ nghe. Và tôi đã sử dụng một số giải pháp sau:B. Những giải pháp:1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻĐể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểmtâm sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc tròchuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra cáccâu hỏi: Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong truyện có ai? Hoặc trò chuyện về gia đình6bé... Trong quá trình trò chuyện tôi luôn chú ý, quan sát, đàm thoại với trẻ và tiến hànhkhảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Từđó đề ra phương hướng giáo dục cho từng cá nhân và cho cả lớp một cách thích hợp.Mặt khác, gia đình là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từnhững lời ru của bà, của mẹ, từ những câu chuyện kể của ông, những lời trò chuyệncủa cha, của anh, của chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ pháttriển tốt hơn về ngôn ngữ tiếng việt.Từ những hoàn cảnh và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, tôi đã xâydựng kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng thích hợp cho trẻ.2. Xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, mức độ nhận thứccủa trẻDựa vào tình hình của lớp, kế hoạch của nhà trường tôi đã tự lên kếhoạch nhánh, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày cho bản thân. Được sự đồng ý, phê duyệtcủa Ban giám hiệu nhà trường tôi đã sưu tầm những câu chuyện mới phù hợp với chủđiểm, phù hợp với độ tuổi thay thế những câu chuyện đã quá quen thuộc với trẻ để dạytrẻ. Kết thúc mỗi chủ đề tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được. Từđó, rút ra kinh nghiệm cho chủ đề sau.Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về ngôn ngữtiếng Việt. Tôi kể chuyện cho trẻ nghe ở mọi lúc, mọi nơi vào các buổi đón trẻ, hoạtđộng có chủ đích, các buổi chiều, hoạt động chiều. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻhàng ngày.Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình, căn cứ vào nhận thức của trẻ là trẻ đã quá quenthuộc với câu chuyện “Tích Chu” rồi nên tôi đã mạnh dạn thay câu chuyện “TíchChu” bằng câu chuyện “ Chú Vịt Xám” vẫn phù hợp với chủ điểm và phù hợp vớinhận thức của trẻ. Trong giờ đón trẻ, tôi trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, hỏi trẻ ởnhà có ngoan ngoãn, vâng lời ông bà bố mẹ không? Vào giờ kể chuyện thì tôi kể chotrẻ nghe câu chuyện đó. Đến chiều tôi lại kể lại câu chuyện cho trẻ nghe, trẻ có thểcùng với cô để trẻ khắc sâu hơn kiến thức. Cuối ngày tôi nhận xét vào sổ nhật kí hàngngày xem mức độ tiếp thu của trẻ đến đâu rồi đưa ra các biện pháp ôn luyện chonhững trẻ yếu kém.3.Tạo môi trường tích cực cho trẻ tham gia vào hoạt độngTạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổimới. Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ7phát triển ngôn ngữ, kết quả tham gia vào các hoạt động đạt kết quả rất cao. Vì thếngay từ đầu năm học mặc dù diện tích lớp chật nhưng tôi đã tận dụng tối đa nhữngmảng tường trống để đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật lên các mảngtường đó. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian tosẽ giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận về các nhân vật, tạo cho trẻ có cảm giác đangsống trong một thế giới truyện cổ tích. Bên cạnh đó, ở góc sách truyện tôi trang trítheo từng chủ đề, sắp xếp các cuốn truyện tranh phù hợp với chủ đề để trẻ thích khámphá, trải nghiệm. Từ đó trẻ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụngđược ngay ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp. Nhờ dó mà trẻ hứng thú hơn vàphát triển ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn.Sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy.Tạo môi trường để trẻ hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng bởinó là chỗ dựa vững chắc để thu hút trẻ, gợi cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham giavào hoạt động nghe cô kể chuyện.Ví dụ: Đối với chủ điểm “ Gia đình” tôi trang trí góc sách truyện bằng hình ảnhcác nhân vật, phong cảnh của câu chuyện “ Tích Chu”. Sưu tầm các tập san có các câuchuyện có nội dung vể gia đình. Sắp xếp các cuốn truyện tranh có nội dung về giađình gọn gàng trẻ dễ lấy, dễ cất.4. Chuẩn bị các đồ dùng trực quan đầy đủ, đẹp, sáng tạo phù hợp vớicâu chuyện.Như chúng ta đã biết, tư duy của trẻ 3 – 4 tuổi là tư duy trực quan hình tượng, trẻthích được nhìn, hoạt động với đồ vật. Chính vì vậy trong quá trình kể chuyện cho trẻnghe giáo viên nào cũng phải nghĩ đến đồ dùng trực quan là gì? Đồ dùng trực quanhấp dãn bao nhiêu sẽ kích thích gây hứng thú cho trẻ bấy nhiêu. Đặc biệt trẻ rất thíchđồ dùng đẹp mới lạ, hấp dẫn, biết chuyển động. Vì thế, tôi đã tận dụng các phế liệunhư xốp, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi, cúc áo ... để làm mặt và đầu cho các con rối. Sauđó dùng vải hoặc len móc làm váy, thân, tay để khi sử dụng không bị thô, cứng.Tận dụng ưu điểm của mình là biết tự sử dụng công nghệ thông tin. Tôi đã thiếtkế các slide theo nội dung câu chuyện để trình chiếu. Khi quan sát vào đó trẻđượcnhìn nhân vật trong câu chuyện bằng không gian 3 chiều rõ hơn, hoạt động củanhân vật mượt mà hơn. Trẻ sẽ thích thú và tiếp thu bài nhanh hơn.Ví dụ: Truyện “ Chú vịt Xám” tôi chụp tranh phong cảnh đưa vào máy tính chỉnh sửa,cắt các nhân vật tương ứng, sau đó ghép lại thành một câu chuyện theo ý muốn.8Sau mỗi câu trả lời đúng tôi khái quát lại trên máy tính.Ví dụ: Trong câu chuyện có những ai? Tôi lần lượt cho xuất hiện hình ảnh các nhânvật xuất hiện. Trẻ nhìn trên đó khi thấy nhân vật nào xuất hiện thì trẻ sẽ gọi tên nhânvật đó.Như vậy, đồ dùng trực quan trong tiết dạy truyện có tác dụng rất lớn, trẻnghe cô kể một cách say sưa với những hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh. Qua đó giúptrẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật, nội dung truyện một cách nhanh nhất, dễ dàng nhấtđồng thời đồng thời trẻ được phát triển ngôn ngữ.5. Lồng ghép các môn học khác và nghệ thuật kể chuyện của cô, sử dụngcâu hỏi gợi mở chú ý cá nhân lấy trẻ làm trung tâm.Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non chưa tự đọc được tác phẩm văn học, trẻmuốn cảm nhận được tác phẩm văn học phải nhờ vào người lớn ở nhà và cô giáo ởtrường. Vì vậy, cô giáo là chiếc cầu nối giữa tác phẩm văn học với trẻ. Do đó, lời đọc,lời kể có thể coi là phương pháp quan trọng nhất khi kể chuyện cho trẻ nghe. Lời kểcàng hay, càng hấp dẫn bao nhiêu là tiền đề để trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu, lộttả tính cách nhân vật, là cơ sở phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giúp trẻ tri giác toàn bộ nộidung câu chuyện, tình tiết các câu hội thoại, đối thoại, độc thoại và trẻ dễ dàng hiểuđầy đủ hơn nghĩa của các từ. Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ họctập.Biết được điều đó, tôi tìm hiểu các tác phẩm sau đó xác định giọng kểcho phù hợp. Tôi thường căn cứ diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật,bối cảnh xảy ra, tình tiết để thể hiện ngữ điệu.Cùng là một nhân vật, bối cảnh khác nhau thì sắc thái, ngữ điệu cũngkhác nhau.Ví dụ: Truyện “ chú Vịt Xám”, cũng là chú Vịt Xám đoạn đầu khi nghe lời mẹdặn với giọng to, trong sáng, hồn nhiên. Nhưng khi không thấy mẹ thì giọng Vịt Xámhoảng hốt, run sợ. Khi xin lỗi vịt mẹ thì giọng Vịt Xám nhỏ, ngập ngừng.Trong truyện nhân vật phản diện cũng có những giọng điệu khác nhau.Ví dụ: Truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống”. Cáo là nhân vật phản diện. Đoạn đầukhi xin sang nhà Thỏ ở nhờ thì giọng Cáo nhẹ nhàng, từ tốn tỏ thái độ được thân ái.Còn khi gặp bầy Chó, Gấu thì giọng sói hung hăng quát nạt nhưng khi gặp Gà trốngthì giọng Cáo sợ hãi hoảng hốt.9Hoặc hay trong cùng câu chuyện có những lời dẫn truyện cô cũng phảikể thật diễn cảm để trẻ tượng ra khung cảnh trong truyện.Ví dụ; Khi kể chuyện “ Thỏ con không vâng lời ”. “Thỏ con đi mãi ... chơi xa ...thật là xa ... thế rồi Thỏ con quên mất đường về nhà”, người dẫn chuyện phải kéo dàiâm “ mãi” để diễn tả đường đi chơi của Thỏ rất dài và rất xa ngôi nhà của mình.Không chỉ chú ý đến ngữ điệu giọng kể, tôi còn chú ý đến nhịp điệu, cườngđộ, lúc dồn dập hồi hộp, lúc từ tốn, lúc to, lúc nhỏ khác nhau. Tôi đã làm trẻ thu húttới lời kể của tôi, nhờ đó mà trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn.Như vậy để có giong kể hay, hấp dẫn tôi phải tự mình rèn luyện, tập kểnhiều lần kết hợp giữa giọng điệu và nét mặt cho đồng nghiệp nghe để tham gia góp ýkiến cùng chỉnh sửa.Nếu đơn thuần chỉ có lời kể trong giờ học sẽ làm cho trẻ cảm thấy nhàm chánvà mệt mỏi. Vì vậy, để tạo bầu không khí thoải mái, không gò bó, ép buộc trẻ, trẻ họcmà chơi, chơi mà học tôi đã tích hợp một số bộ môn khác vào trong giờ học. Nhưngtích hợp ở đây không có nghĩa là xáo trộn kèm dạy quá nhiều môn học khác nhau màta phải tích hợp sao cho thật nhẹ nhàng hòa quện với nhau và xen kẽ các hoạt động,tĩnh khác nhau.Ví dụ: Kể câu chuyện “ Chú Vịt Xám”. Tôi tích hợp hoạt động giáo dục âm nhạc, hoạtđộng phát triển thể chất. Tôi cho trẻ hát bài “ Mẹ yêu không nào”, trò chuyện về nộidung bài hát, dẫn dắt trẻ vào câu chuyện. Kết thúc cho trẻ hát bài “ Đàn vịt con”.Đồng thời, khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi lồng ghép một bản nhạc nền nhẹ nhàng, dudương để thu hút trẻ vào bài. Khi cô trích dẫn đến đoạn “ Vịt mẹ dẫn Vịt con nhảytùm xuống ao”, cô và trẻ cùng làm động tác nhảy tùm [ là bật nhảy về phía trước].Tùy từng câu chuyện mà tôi sử dụng các hình thức gây hứng thú vào bài dạykhác nhau, có những câu chuyện cô cho trẻ hát một bài trong chủ điểm, hoặc cô sửdụng tình huống.Ví dụ: Truyện “ Thỏ con ăn gì?” tôi cho một trẻ đóng làm một chú Thỏ bị đóibụng nên khóc thút thít. Tôi hỏi các trẻ khác “ Làm thế nào để giúp bạn Thỏ đây?[ Lấy thức ăn cho thỏ...]. Nhưng mà Thỏ ăn được gì nhỉ? [ Ăn cơm, ăn cà rốt ... ]. Đểbiết được Thỏ ăn gì các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “ Thỏ con ăn gì?”. Có thểcho trẻ chơi một trò chơi. Ví dụ: Truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” tôi cho trẻ chơi tròchơi bắt chước tiếng kêu các con vật như con mèo, con chó, con gà trống... Sau đó,dẫn dắt trẻ vào câu chuyện.10Như vậy, qua việc tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục tôi thấy trẻhứng thú, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng không bị gò bó, trẻ được chơi, vận động tạocảm giác sảng khoái, thoải mái.Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe thì hệthống câu hỏi đàm thoại là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Tùy vào từngđộ tuổi, từng mức độ nhận thức của từng trẻ trong lớp mà tôi đưa ra các câu hỏi saocho phù hợp để trẻ có thể trả lời được, đó là động lực khuyến khích trẻ phát triển ngônngữ. Tôi xây dựng hệ thống câu hỏi chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, từ dễ đến khó, từđơn giản đến khái quát và mang tính gợi mở tác động đến toàn bộ trẻ trong lớp. Câuhỏi đặt ra theo trình tự nội dung, sát nội dung, sát cốt truyện.Ví dụ: Câu chuyện “ Cáo, thỏ và Gà trống”: Cô vừa kể cho các con nghe câuchuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào? Con có nhận xét gì về ngôi nhà củaCáo và ngôi nhà của Thỏ? Khi mùa xuân đến, chuyện gì đã xảy ra với ngôi nhà củaCáo? Ai đã đến giúp Thỏ đuổi Cáo đi? Vì sao Gấu, Chó không đuổi được Cáo? Gàtrống làm thế nào để đuổi Cáo?Trong khi đàm thoại tôi luôn chú ý tới những trẻ yếu, trẻ nhút nhát. Khi hỏitrẻ cô cũng hỏi trẻ bằng các giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ khác nhau nhằm kích thích,gây hứng thú cho trẻ trả lời.Như vậy,bằng việc sử dụng các câu hỏi đàm thoại phù hợp với trẻ, tôi thấykhông chỉ giúp trẻ phát triển nhận thức, thể hiện tình cảm với nhân vật. Qua đó còngiúp trẻ phát triển nhân cách đặc biệt là phát triển ngôn ngữ về vốn từ, khả năng diễnđạt. Vì vậy mà chất lượng tiết dạy của tôi đạt kết quả cao.6. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynhNhư chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình vànhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện phápkhông thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệucủa góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triểnngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe. Hàng thángtuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về cáccâu chuyện cô đã kể cho trẻ nghe. Qua đó, phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ pháttriển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại giađình.11Ví dụ: Cô ghi tên câu chuyện mà tuần này được học, phụ huynh sẽ nhìn vàođó để về nhà có thể kể cho trẻ nghe. Khi ở lớp cô kể cho trẻ nghe chuyện gì tôi traođổi với phụ huynh trong giờ trả trẻ để khi về nhà gia đình có thể hỏi lại, trẻ sẽ nhớ lạivà có thể kể lại câu chuyện đó. Như vậy, ngôn ngữ của trẻ được phát triển phong phúvà đa dạng.Huy động phụ huynh đóng góp, thu thập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìmnhư báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, miếng xốp…kết hợp trong và ngoài giờđón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quantrọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM1. Thực nghiệm:Bài tập thực nghiệm chứng minh cho các giải pháp trên.GIÁO ÁNHOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌCChủ điểm :Gia đình thân yêu của béĐề tài :Truyện “ Chú vịt Xám”Loại tiết :Cung cấp kiến thứcSố lượng trẻ :Thời gian :Người thực hiện :Ngày thực hiện :I ] Mục đích – yêu cầu1 ] Kiến thức- Trẻ biết tên truyện, “Chú vịt Xám ”, các nhân vật trong truyện: Vịt mẹ, vịt Xám, đànvịt con, con Cáo.- Trẻ hiểu từ khó: “ Tách đàn”, nghĩa là vịt Xám đang đi cùng đàn đã bỏ đi chơi mộtmình, không đi cùng đàn nữa. “ Nhảy tùm” là nhảy rất mạnh và nhanh.12- Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Câu chuyện kể về một chú vịt Xám khi đi chơi, khôngnghe lời mẹ dặn đã tách ra khỏi đàn nên suýt nữa bị con Cáo ăn thịt, may mà có Vịtmẹ đến cứu. Từ đó, không bao giờ vịt Xám dám làm sai lời mẹ dặn nữa.2 ] Kĩ năng- Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu truyện.- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, nói đầy đủ câu, đúng nội dung câu truyện.- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ.- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ rèn cách nói câu hoàn chỉnh.3 ] Thái độ- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động trong giờ học.- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn.*] Tích hợp: Giáo dục âm nhạc bài “Mẹ yêu không nào; Đoàn tàu nhỏ xíu; Đàn vịtcon”.II ] Chuẩn bị1 ] Đồ dùnga ] Đồ dùng của cô:- Cô thuộc câu truyện, kể diễn cảm, đúng giọng điệu các nhân vật.- Tranh minh họa nội dung câu chuyện:+] Tranh 1: Vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi.+] Tranh 2: Vịt Xám tách ra khỏi đàn đi chơi một mình.+] Tranh 3: Con Cáo định ăn thịt Vịt Xám.+] Tranh 4:Vịt mẹ dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao.- Phim cho trẻ xem.- Nhạc đệm bài hát “ Mẹ yêu không nào; Đàn vịt con; Đoàn tàu nhỏ xíu”, nhạc nền đểkể chuyện.b ] Chuẩn bị cho trẻ- Trang phục trẻ gọn gàng.- Mỗi trẻ một mũ vịt.- Trẻ ngồi dưới chiếu, ghế xếp hình chữ U.3] Phương tiện:- Máy tính, loa, máy chiếu.III ] Tiến hành13HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ*] Hoạt động 1: Gây hứng thú [ 2 phút ]- Cô và trẻ cùng biểu diễn bài “ Mẹ yêu khôngnào”.- Trò chuyện:+] Cô và các con vừa biểu diễn bài gì?+] Bạn nhỏ trong bài hát khi đi đã biết làm gì?+] Khi về bạn biết làm gì?+] Bạn ấy có đáng yêu không?- Dẫn dắt: Có một câu chuyện kể về một bạn vịtXám đã không nghe lời mẹ khi đi chơi cùng đànnên suýt chút nữa bị Cáo ăn thịt. Để biết ai đã cứuchú vịt Xám chúng mình hãy lắng nghe cô kể câuchuyện “ Chú vịt Xám ”.*] Hoạt động 2 : Kể chuyện cho trẻ nghe [ 5 phút]- Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ,nét mặt.- Lần 2 :Kể diễn cảm kết hợp với sử dụng tranhminh họa.*] Hoạt động 3 : Đàm thoại, trích dẫn nội dunglàm rõ ý [ 12 phút ].- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?- Trong truyện có những ai?- Một hôm vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi, trướckhi đi vịt mẹ dăn điều gì?HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ- Trẻ biểu diễn cùng cô.- Mẹ yêu không nào.- Bạn nhỏ hỏi mẹ.- Bạn ấy đã biết chào mẹ.- Có ạ.- Trẻ lắng nghe.- Trẻ lắng nghe và quan sát.- Truyện “ Chú vịt Xám”.- Vịt mẹ, Vịt Xám, đàn vịtcon, con Cáo.- Vịt mẹ dặn “ các con phảiđi theo đàn, theo mẹ, khôngđược tách ra đi một mình màCáo ăn thịt”.=> Một hôm vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi, vịt mẹdặn “các con nhớ phải đi theo đàn, theo mẹ, không14được tách ra đi một mình mà Cáo ăn thịt”.- Chú vịt Xám có nghe lời mẹ dặn không?=> Vừa ra đến cổng làng chú vịt Xám đã khôngnghe lời mẹ mà đã tách ra đi chơi một mình và điđến một cái ao có rất nhiều tôm cá.- Cô giải thích từ “ tách đàn”: Vịt Xám đang đichơi cùng mẹ và đàn vịt con nhưng lại bỏ đi chơimột mình, không đi chơi cùng đàn vịt nữa thì gọilà tách đàn.- Chuyện gì đã xảy ra với vịt Xám khi chú đi chơimột mình?- Ai đã đến cứu vịt Xám?- Từ đó vịt Xám trở nên như thế nào?=>Vịt Xám ăn gần no, chú nhìn lên không thấymẹ. Hoảng sợ, chú nhảy lên bờ kêu gào ầm ĩ. ConCáo đang ngủ, nghe thấy vịt Xám kêu, nó chồmdậy đến gần chỗ vịt Xám. Đúng lúc ấy vịt mẹ đitới dẫn vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Từ ấy, vịtXám không dám làm sai lời mẹ dặn nữa.- Cô giải thích từ “ nhảy tùm” là nhảy rất nhanh vàmạnh.- Con thấy chú vịt Xám có đáng yêu không? Tạisao?=> Cô khái quát nội dung câu chuyện: Câu chuyệnkể về một chú vịt Xám khi đi chơi cùng đàn. Vìkhông nghe lời mẹ dặn đã tách ra đi một mình nênsuýt bị con Cáo ăn thịt. Đúng lúc ấy vịt mẹ đã đếncứu. Từ đó, vịt Xám không bao giờ làm sai lời mẹdặn nữa.=> Giáo dục trẻ luôn biết vâng lời người lớn,không ra đường chơi một mình.- Cho trẻ đi xem phim [ có thể cho trẻ kể cùng, bắt- Không ạ.- Trẻ lắng nghe.- Vịt Xám bị Cáo đuổi.-Vịt Mẹ đã đến cứu vịt Xám.- Từ đó, vịt Xám không baogiờ làm sai lời mẹ dặn.- Trẻ lắng nghe.- Trẻ làm động tác nhảy tùm.- Không ạ. Vì chú khôngnghe lời mẹ dặn.- Trẻ làm đoàn tàu đi xem15chước giọng các nhân vật].phim.-Trẻ có thể kể cùng, bắtchước giọng các nhân vật.*] Hoạt động 4: Kết thúc [ 1 phút ]- Cô và trẻ cùng hát bài “ Đàn vịt con”.-Trẻ làm các chú vịt và hátcùng cô ra ngoài.Kết quả ứng dụng này được thể hiện như sau:STTMức độbiểu hiện123TốtKháTrungbìnhYếu4Nhóm đối chứng [ khảo sátđầu năm ]Số%lượng7 trẻ17,5 %22 trẻ55 %9 trẻ22,5%Kết quả thực nghiệm[ khảo sát cuối năm]Số%lượng12 trẻ30 %25 trẻ62,5 %3 trẻ7,5 %2 trẻ0 trẻ5%0%2.Ứng dụng của đề tài:Qua nghiên cứu và vận dụng các giải pháp trên vào trong hoạt động “ Kể chuyệncho trẻ nghe”, tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Tỉ lệ trẻ nhận thức tốt sau khi thực nghiệm đãtăng lên 12,5 % so với đầu năm. Tỉ lệ trẻ nhận thức khá tăng lên 62,5 % so với đầunăm. Tỉ lệ trẻ nhận thức trung bình giảm xuống còn 7,5 % so với đầu năm.Bên cạnh những kết quả trên, bản thân tôi đã có nhiều sáng tạo, linh hoạt, mềmdẻo hơn khi tổ chức các hoạt động khác.VI.KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM1. Kết luận:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện chotrẻ nghe là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi.Qua hoạtđộng này trẻ được phát triển về vốn từ, cách phát âm, cách diễn đạt mạch lạc. Để đạtđược kết quả cao trong hoạt động “ kể chuyện cho trẻ nghe” thì giáo viên cần phải16nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động, đồng thời người giáo viên phảibiết thiết kế và tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, đổi mới, phải linh hoạt,mềm dẻo.Bằng sự nỗ lực của bản thân, khi áp dụng các giải pháp trên tôi thấy hiệuquả rõ rệt. Hoạt động “ kể chuyện cho trẻ nghe” trở nên sinh động, thoải mái, trẻ hứngthú và tham gia tích cực hơn. Vốn từ, khả năng phát âm, khả năng diễn đạt được pháttriển. Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp.2. Bài học kinh nghiệm:Qua việc thực hiện đề tài “ Một số giải pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thôngqua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe”, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:Nắm vững đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ để đưa ra nội dung, phương pháp đúngcho từng trẻ.Xây dựng kế hoạch phải hợp lý, đầy đủ, chi tiết.Tạo môi trương tích cực để trẻ được tham gia hoạt động.Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, giúp trẻ nắmđược vấn đề một cách dễ dàng hơn.Lồng ghép các môn học khác vào hoạt động để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.Nắm chắc phương pháp, nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các phương pháp hữuhiệu vào hoạt động phát triển ngôn ngữ để đạt kết quả cao trong dạy trẻ.Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọngcủa môn học.Phải yêu thương trẻ, tận tâm với nghề, lấy tình cảm làm yếu tố quan trọng nhấtđể giáo dục trẻ.Trên đây là thành công của tôi trong việc áp dụng những giải pháp giúp trẻphát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe.Tôi mong muốn được được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để đề tài này đượchoàn thiện hơn. Tôi sẽ không ngừng học hỏi, tiếp thu các ý kiến để vận dụng vào thựctế giảng dạy trong những năm học sau đạt kết quả cao hơn./.Tôi xin chân thành cảm ơn.XÉT DUYỆT CỦA HĐTĐ CẤP TRƯỜNGXuân Hương, ngày 06 tháng 11 năm 2015Người viết sáng kiến17Nguyễn Thị HuyềnXÉT DUYỆT CỦA HĐTĐC CẤP HUYỆN18

Video liên quan

Chủ Đề