Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa an

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về tranh chấp thương mại tại tòa án
  • 2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án
  • 3. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án

Trả lời:

1. Quy định chung về tranh chấp thương mại tại tòa án

Xuất phát từ nhiều lý do như hệ thống pháp luật, thông lệ hay phong tục tập quán dẫn tới việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại tại toà án trong hệ thống pháp luật của các quốc gia không giống nhau. Một số nước trao thẩm quyền xét xử các tranh chấp, trong đó có tranh chấp về thương mại được giao cho một toà án thường (toà án dân sự) như Hoa Kỳ, Nhật, Hà Lan. Một số quốc gia khác lại trao thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại cho một toà án chuyên trách trong hệ thống cơ quan tư pháp (toà án thương mại) như Đức, Pháp, Áo, Bỉ... Tuy nhiên, các toà án thương mại chỉ xét xử theo thủ tục sơ thẩm, trường hợp có kháng án sẽ được đưa ra xét xử tại Toà thượng thẩm dân sự. Bên cạnh đó, đối với việc giải quyết các tranh chấp thương mại sẽ được giao cho toà án trọng tài để giải quyết tranh chấp như Cộng hoà liên bang Nga.

Ở Việt Nam, nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014). Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014). Bản án, quyết định của toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Hệ thống tổ chức toà án nhần dân hiện nay bao gồm:

Toà án nhân dân tối cao; toà án nhân dân cấp cao; toà án nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương; toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh và tương đương và toà án quân sự (Điều 3 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014).

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 các tranh chấp kinh doanh, thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà kinh tế - Toà chuyên trách trong hệ thống toà án nhân dân.

Việc nhận diện giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án được xem xét trên những phương diện sau:

2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án

Hiện nay, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hoà giải, toà án và trọng tài. Trong đó có những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính quyền lực nhà nước và có những phương thức giải quyết trên nền tảng ý chí định đoạt của các bên theo thủ tục linh hoạt và mềm dẻo.

Giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được toà án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

3. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án

- Thứ nhất, toà án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.

Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại theo một trình tự thủ tục. Đây là một nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Việc yêu cầu của các bên được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế những hành vi lạm dụng việc khởi kiện gây phương hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên ứanh chấp. Trên cơ sở tiếp nhận đơn khỏi kiện, bằng thẩm quyền của mình toà án sẽ xác định vụ tranh chấp thương mại đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không. Nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, toà án sẽ thực hiện các thủ tục theo thẩm quyền. Trường hợp vụ tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền của toà án thì toà án sẽ trả lại đơn theo quy định. Tuy nhiên, thông qua hoạt động của toà án để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp nhưng toà án cũng không tự mình đưa ra giải quyết các vụ tranh chấp, trong đó có tranh chấp thương mại.

- Thứ hai, phán quyết của toà án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật bắt buộc các bên phải thực hiện theo nội dung của các phán quyết được đưa ra. Nếu một trong các bên không thực hiện, bên có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại có thể yêu cầu toà án áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết. Việc áp dụng những biện cưỡng chế là hết sức cần thiết vì nó đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

- Thứ ba, giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của toà án: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Bên cạnh đó để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bằng thẩm quyền của mình toà án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại các bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.

- Thứ tư, phán quyết của toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định. Bản án, quyết định của toà án theo thủ tục sơ thẩm giải quyết các tranh chấp thương mại chưa có hiệu lực thi hành ngay. Trong thời hạn luật định các bên tranh chấp có thể thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của toà án đã tuyên lên toà án cao hơn; Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của toà án chưa có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Mỗi hình thức giải quyết tranh chấp thương mại đều mang những đặc điểm riêng với những ưu điểm và hạn chế nhất định, sự đa dạng trong cơ chế giải quyết tranh chấp là biểu hiện đặc trưng về tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Sau đây là sự phân tích của chúng tôi về ưu và khuyết điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án để các khách hàng có sựa lựa chọn chính xác hơn khi cần phải giải quyết tranh chấp.

Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án

» Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự

Khái niệm.

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại tại Toà án.

Gồm có các giai đoạn:

  • Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.
  • Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm.
  • Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Ưu điểm giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhờđó, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.

Hạn chế

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp. (có thể làm sút giảm uy tín của các bên trên thương trường; lộ các bí mật kinh doanh…), ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.

» Luật sư tranh tụng các vụ án cho doanh nghiệp

» Dịch vụ luật sư bào chữa

Chào luật sư, công ty tôi có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty khác, trong hợp đồng không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp. Nay hai bên có tranh chấp nhưng không thương lượng, hòa giải được thì chúng tôi nên giải quyết bằng tòa án hay trọng tài ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, về vấn đề của bạn, luật sư tư vấn như sau:

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa an

1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án là gì?

Mỗi khi có tranh chấp, các cá nhân tổ chức thường có ý nghĩ ngay từ đầu là kiện ra Tòa án để giải quyết nhưng chưa hề hiểu rõ phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án bao gồm:

  • Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa
  • Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo
  • Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài là gì?

Khác với Tòa án, trọng tài không phải một cơ quan hoạt động nhân danh nhà nước. Để đưa vụ án ra giải quyết bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp.

Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ phụ thuộc vào trung tâm trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài mà ban lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài.

3. Nên lựa chọn Tòa án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng?

Để lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, Công ty bạn nên hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp trên.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài
  • Phán quyết của tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
  • Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài
  • Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh
  • Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài
  • Trình độ chuyên môn của thẩm phán thường không cao bằng trọng tài viên

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài
  • Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án
  • Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế
  • Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

  • Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án
  • Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được
  • Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng tài. Việc cân nhắc lựa chọn một phương thức phải căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, tính chất thực tế của vụ việc và nguyện vọng của cá nhân bạn.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, bạn có thể liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ tốt nhất. Trường hợp bạn gặp phải tranh chấp liên quan tới hợp đồng, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng rất hiệu quả - chi tiết có tại bài viết Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!