Polyp dạ dày là gì có nguy hiểm không năm 2024

Polyp dạ dày là một bệnh lý không thường gặp, tuy nhiên lại có rất nhiều người quan tâm đến bệnh lý này. Vậy, polyp dạ dày là gì? Những đối tượng nào dễ mắc bệnh? Polyp dạ dày có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là những tổn thương có hình dạng như khối u hình thành trên lớp niêm mạc trong lòng dạ dày. Những khối polyp này thường không gây ra bất kì triệu chứng nào. Chúng thường được phát hiện thông qua nội soi thực quản – dạ dày.

Phần lớn các polyp dạ dày không tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, có một số loại polyp có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Điều trị và theo dõi polyp dạ dày tùy thuộc vào từng loại polyp, bản chất và kích thước của chúng.

► Đọc thêm: Polyp đại tràng là gì? Các phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng

Ảnh minh họa: Polyp dạ dày là gì?

Các đối tượng dễ mắc polyp dạ dày

• Người lớn tuổi: Polyp dạ dày thường xuất hiện từ độ tuổi trung niên đến người già. Nếu polyp xuất hiện ở người trẻ [dưới 40 tuổi] thì có thể là các polyp di truyền.

• Người bị viêm dạ dày: Những người bị viêm loét dạ dày đặc biệt có nguyên nhân từ vi khuẩn HP cũng có khả năng cao mắc polyp dạ dày.

• Người có tiền sử gia đình mắc polyp dạ dày: Nếu trong gia đình có người mắc polyp dạ dày [Bố mẹ, anh chị em ruột,…] thì người đó cũng nên đi khám để tầm soát bệnh.

• Người sử dụng một số loại thuốc lâu dài: như thuốc ức chế bơm proton [PPI] để ngăn tiết acid dạ dày,…

► Đọc thêm: Nên nội soi dạ dày - thực quản ở đâu tốt nhất

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Để biết polyp dạ dày có nguy hiểm không hay có nên cắt polyp dạ dày không? chúng ta cùng tìm hiểu từng loại polyp sau đây.

Polyp tăng sản: là loại polyp hay gặp nhất, có liên quan mật thiết đến bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP. Những polyp này thường không có nguy cơ tái phát và hiếm khi tiến triển thành ung thư.

• Polyp có kích thước dưới 0.5 cm: Có thể theo dõi mà không cần cắt bỏ, điều trị vi khuẩn HP.

• Polyp có kích thước từ 0.5 cm trở lên: Cắt bỏ qua nội soi và điều trị vi khuẩn HP.

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên định kỳ nội soi sau mỗi 6 tháng để kiểm tra tình trạng nhiễm vi khuẩn HP và đánh giá hiệu quả điều trị.

Polyp tế bào tuyến đáy: Hay gặp ở những bệnh nhân sử dụng thuốc PPI để giảm acid dạ dày. Những polyp lớn hơn 1cm, bị loét bề mặt hoặc ở vùng hang vị nên được cắt bỏ và làm sinh thiết. Những polyp càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao.

Ảnh minh họa: Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Đa polyp tuyến liên quan đến gia đình: Mang yếu tố di truyền, khá hiếm gặp. Những dấu hiệu sau có khả năng là đa polyp tuyến liên quan đến gia đình:

• Phát hiện polyp trước tuổi 40

• Đa polyp: có nhiều polyp

• Polyp ở vùng hang vị

• Đồng thời có polyp ở tá tràng hay những vị trí khác trên đường tiêu hóa

Những bệnh nhân này nên được nội soi toàn bộ đường tiêu hóa để kiểm tra. Nếu đã chẩn đoán đa polyp tiêu hóa, những người thân trong gia đình [bố mẹ, anh chị em ruột và con ruột] cũng nên được thăm khám để tầm soát bệnh [nếu có].

► Đọc thêm: Quy trình nội soi và cắt polyp đại tràng tại PK Hoàng Long

Ảnh minh họa: Polyp dạ dày có kích thước lớn có thể biến chuyển thành ung thư

Polyp u tuyến: Polyp u tuyến có khả năng cao là tiền thân của ung thư dạ dày. Thường liên quan đến viêm teo dạ dày hay viêm dạ dày mạn. Loại polyp này có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong dạ dày nhưng thường được tìm thấy trong hang vị.

Đối với polyp u tuyến khi phát hiện ra đều nên được cắt bỏ. Sau cắt bỏ u tế bào tuyến, nên theo dõi bằng cách nội soi dạ dày mỗi năm một lần.

Polyp dạ dày là bệnh lý gây nhiều lo lắng cho người bệnh. Những polyp có kích thước lớn, polyp dạng tuyến hay polyp u tuyến có khả năng ác tính cao đều cần được loại bỏ. Theo dõi bằng nội soi dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ để tầm soát polyp tái phát và giúp phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư.

Đến đây thì các bạn có thể tự mình trả lời được câu hỏi polyp dạ dày có nguy hiểm không rồi đúng không nào.

Cắt polyp dạ dày ở đâu tốt nhất?

Ảnh: Cắt polyp dạ dày tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long là một trong những cơ sở y tế ngoài công lập được biết đến là địa chỉ chuyên sâu điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật. Tại đây, chúng tôi:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa tại Việt Nam. Đứng đầu là GS.TS Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật…

Với hơn 30 dàn máy nội soi hiện đại nhất và gần 180 dây soi ống mềm các loại, PKĐK Hoàng Long tự tin đáp ứng được nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa của cộng đồng.

Thủ tục nội soi dạ dày được tiến hành nhanh chóng, chính xác. Người bệnh được hướng dẫn ký cam đoan trước khi thực hiện nội soi, kết hợp sử dụng phương pháp nội soi tiền mê giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm trong quá trình soi và cắt polyp dạ dày.

Cắt polyp dạ dày thời gian bao lâu thì khỏi?

Thông thường, một người bệnh sau khi cắt polyp nội soi sẽ hoạt động lại bình thường ngay trong ngày. Quá trình hồi phục của người bệnh thực hiện cắt Polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi thường là 1-2 tuần với các khối polyp nhỏ, khối polyp lớn hơn thì sẽ mất thời gian 2 tuần.

Polyp dạ dày có triệu chứng gì?

Triệu chứng của polyp dạ dày có thể là đau bụng, buồn nôn, ói mửa, đi ngoài ra máu…..

Đau bụng hoặc đau khi bấm bụng..

Buồn nôn, nôn ói, ói mửa..

Có máu ở phân, thiếu máu mãn tính..

Một số triệu chứng khi tắc nghẽn dạ dày: nôn ói dữ dội, tụt cân không rõ nguyên do..

Khi nào nên cắt polyp dạ dày?

- Những khối polyp trong dạ dày có kích thước quả nhỏ thì sẽ không cần cắt bỏ. Tuy nhiên, với những khối polyp trong dạ dày có kích thước từ 0,5cm trở lên thì thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt polyp dạ dày để phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư trong tương lai.

Polyp là gì có nguy hiểm không?

Polyp là sự tăng sinh tế bào bất thường, có bề ngoài trông giống như vết sưng tròn nhỏ hoặc phẳng, có cuống. Thông thường chúng có đường kính dưới 1,27cm. Mặc dù phần lớn bệnh phát triển lành tính và hiếm khi xuất hiện các biến chứng, thế nhưng, nếu tế bào tăng sinh mất kiểm soát vẫn có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Chủ Đề