Price earning ratio là gì

Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/E trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư trên thị trường chứng khoán? Công thức tính chỉ số P/E chính xác nhất

Việc đưa ra quyết định đầu tư cần dựa trên việc định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư cần biết liệu giá thị trường của cổ phiếu liệu đã lớn hơn giá trị nội tại của nó, hay nói cách khác, giá trị hiện tại của cổ phiếu là đang “rẻ” hay “đắt”. Những chỉ số tài chính cơ bản để nhà đầu tư đưa ra quyết định mua cổ phiếu là chỉ số P/E. Vậy chỉ số P/E trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/E? Chỉ số P/E như thế nào là tốt. Các bạn hãy cùng tìm hiểu cùng TOPI nhé

1. Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/E?

1.1. Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (Price to Earnings Ratio) là mối quan hệ giữa giá trị thị trường cổ phiếu và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Nói cách khác, với mỗi đồng lợi nhuận trên cổ phiếu được tạo ra, nhà đầu tư sẵn sàng trả với giá bằng bao nhiêu.

Price earning ratio là gì

Chỉ số P/E phản ánh giá thị trường và lợi nhuận thu được trên mỗi cố phiếu

1.2. Ý nghĩa của chỉ số P/E:

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận trên cổ phiếu. Ví dụ: Công ty cổ phần viễn thông FPT đang có mức P/E = 20. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận của FPT tạo ra.

2. Cách tính chỉ số P/E? Các loại chỉ số P/E?

2.1. Công thức tính chỉ số P/E:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Price earning ratio là gì

Công thức tính chỉ số P/E chính xác nhất

Ví dụ:

Nếu giá cổ phiếu của FPT đang được giao dịch trên thị trường với mức giá 100.000 đồng và lợi nhuận trên một cổ phiếu là là 4.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 22.22 ( =150.000 / 4.500), điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 22.22 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của FPT tạo ra được trong 1 năm.

Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 15 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận.

2.2. Có hai loại chỉ số P/E chính được sử dụng rộng rãi:

  • P/E Forward (P/E dự phóng): 

P/E Forward = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS kỳ vọng.

Chỉ số này dùng để dự phóng chỉ số P/E với mức lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty. Chỉ số này thường sử dụng lãi cơ bản trên cổ phiếu của 4 quý tiếp theo (EPS forward) Nếu lợi nhuận trên cổ phiếu trong tương lai được kỳ vọng tăng (EPS forward tăng), thì P/E forward lúc này sẽ thấp hơn P/E hiện tại, tức là mức giá của cổ phiếu hiện tại sẽ “hấp dẫn” hơn nếu so với mức lãi trên cổ phiếu được kỳ vọng trong tương lai.

Price earning ratio là gì

P/E Forward là chỉ số được sử dụng thường xuyên

  • P/E Trailing (P/E tra cứu)

P/E Forward = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS quá khứ

Đây là chỉ số P/E phổ biến và mang tính khách quan, một số nhà đầu tư thích sử dụng chỉ số này vì cho rằng nó đáng tin cậy hơn việc ước tính lợi nhuận mỗi cổ phiếu trong tương lai (EPS forward).

Tuy nhiên, P/E trailing cũng có một số nhược điểm. Bởi vì hiệu suất trong quá khứ của công ty có thể không báo hiệu tốt hành vi của công ty đó trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu có một biến động lớn nào đó xảy ra. Và khiến giá của cổ phiếu có thể tăng lên hoặc giảm xuống đáng kể. Thì lúc này chỉ số P/E trailing không phản ánh rõ được những thay đổi đó.

3. Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/E sẽ phát huy tác dụng khi cổ phiếu được xem xét trong hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Chỉ số P/E thấp không có nghĩa là công ty đang được định giá “rẻ” và ngược lại chỉ số P/E cao không có nghĩa là công ty đang được định giá đắt.

3.1. Chỉ số P/E thấp: 

  • Nhà đầu tư lựa chọn các công ty có chỉ số P/E thấp thường sẽ theo phương pháp đầu tư giá trị, tức là lựa chọn các cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thật. đây là những cổ phiếu có mức EPS cao nhưng giá trên thị trường khá thấp khiến chỉ số P/E thấp. Nhà đầu tư kỳ vọng trong tương lai giá cổ phiếu tăng và P/E cũng sẽ tăng. 
  • Tuy nhiên không phải cổ phiếu nào có chỉ số P/E thấp cũng là cổ phiếu giá trị và đang được định giá thấp. Có những cổ phiếu có P/E thấp do doanh nghiệp có những lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh thuần (bán thanh lý tài sản, bán công ty), đây đều là những lợi nhuận không bền vững. Hoặc cổ phiếu này không còn nhiều khả năng phát triển trong tương lai, nên thị trường chỉ chấp nhận trả một mức P/E thấp.

Price earning ratio là gì

Cách đánh giá chỉ số P/E

3.2. Chỉ số P/E cao: 

  • Nhà đầu tư lựa chọn các công ty có chỉ số P/E cao thường sẽ theo đuổi phương pháp đầu tư tăng trưởng. Đây thường là những công ty đầu ngành hoặc những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Việc đầu tư vào công ty có chỉ số P/E cao, nhà đầu tư thường kỳ vọng nhưng công ty này sẽ có mức EPS tương lai tăng trưởng mạnh, sẽ khiến chỉ số P/E trong tương lai giảm về mức giá trị thực. 
  • Tuy nhiên, không phải trường hợp P/E cao nào cũng thể hiện thị trường đang kỳ vọng công ty tăng trưởng tốt trong tương lai. Có thể công ty đang có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khiến EPS rất thấp nên chỉ sô P/E cao

Như vậy, rất khó có thể kết luận được chỉ số P/E cao hay thấp là tốt, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác, phân tích về vĩ mô, triển vọng ngành cũng như triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư.

4. Ứng dụng P/E trong việc lựa chọn cổ phiếu

Để lựa chọn cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần kết hợp cả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Chỉ số P/E chỉ là một chỉ số cơ bản trong phương pháp phân tích cơ bản mà nhà đầu tư có thể áp dụng

Như đã đề cập phía trên, chỉ dựa vào chỉ số P/E cao hay thấp thì khó thể đánh giá được doanh nghiệp đang được định giá “rẻ” hay “đắt”. Nhà đầu tư có thể kết hợp thêm một số tiêu chí sau:

  • So sánh chỉ số P/E của công ty với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Đánh giá mức độ tăng trưởng chung của ngành, nếu ngành có mức tăng trưởng tốt, thì một mức P/E cao có thể hợp lý với kỳ vọng về công ty sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai
  • Đánh giá cấu trúc, hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để có xác định mức P/E hợp lý.
  • Nếu nhà đầu tư chỉ thuần sử dụng Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/E, nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng.

Ví dụ: Lãi suất ngân hàng = 6.5%, thì khi đó P/E < 15.4 . Tuy nhiên để an toàn, bạn có thể hạ xuống mức thấp hơn nữa, ví dụ P/E < 10 chẳng hạn.

Price earning ratio là gì

Ứng dụng hiểu quả chỉ số P/E trong việc lựa chọn cổ phiếu

5. Những lưu ý về chỉ số P/E

Chỉ số P/E là một chỉ số hiệu quả giúp đỡ trong việc ra quyết định đầu tư, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số những điểm sau:

  • Chỉ số P/E không phù hợp với những công ty chưa tạo ra lợi nhuận hoặc trong tương lai được kỳ vọng chưa tạo ra lợi nhuận hoặc lỗ. Điều này sẽ dẫn tới việc EPS trailing hoặc EPS forward có thể âm, và chỉ số P/E âm không có nhiều ý nghĩa. Do đó nhà đầu tư cần phải sử dụng các chỉ số khác.
  • Lợi nhuận trên cổ phiếu có thể dễ bị công ty “bóp méo” bởi các thủ thuật, nghiệp vụ kế toán nhằm mục đích tăng, giảm lợi nhuận phục vụ theo mục đích của họ
  • Cần kết hợp chỉ số P/E với các chỉ số tài chính khác, để đưa ra quyết định đầu tư chứ không nên chỉ sử dụng riêng chỉ số này để mua bán cổ phiếu.

Price earning ratio là gì

Lưu ý quan trong trong việc đánh giá P/E

Qua bài viết này, các bạn đã biết được chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì? Cách để lựa chọn cổ phiếu với chỉ số P/E? Công thức tính chỉ số P/E và cách đánh giá chỉ số P/E để lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn các thông tin cần thiết và hữu ích.