Quan điểm con người thước đo của vạn vật thuộc trường phái triết học nào

[Last Updated On: 11/02/2022]

Trong triết học học Hy lạp cổ đại, quan niệm duy vật chất phác, ngây thơ đã coi con người là tiểu vũ trụ thu nhỏ, rằng “con người là thước đo của vũ trụ” [Prôtago], hoặc “con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ” [Arixtốt]. Ngược lại, theo quan niệm duy tâm khách quan của Platôn thì con người chỉ là ảo ảnh của thế giới “ý niệm”, v.v… Tuy nhiên, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng cũng chỉ là sự hiểu biết bên ngoài của con người.

Triết học thời kỳ trung cổ coi con người là sản phẩm của Thượng đế và đã quy đặc trưng bản chất con người là một thực thể thuần túy – thực thể tinh thần. Bởi, theo họ bản chất con người do sự quyết định của các lực lượng siêu nhiên hay chính tư tưởng, ý thức, v.v…

Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm giải thóat con người khỏi sự nô dịch của thần quyền tôn giáo thời trung cổ, đề cao tư tưởng giải phóng con người, nhưng con người cũng chỉ nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội và cũng chưa nhận thức đầy đủ bản chất chất con người trong mối quan hệ giữa mặt sinh học và xã hội.

Trong triết học cổ điển Đức, Hêghen đã nghiên cứu bản chất con người thông qua quá trình tư duy và khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó, được trình bày có tính chất hệ thống, để khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời kết quả của sự phát triển lịch sử. Nhưng, Hêghen lại coi “ý niệm tuyệt đối” giữ vai trò quyết định đối với con người. Như vậy, về thực chất Hêghen coi con người là sản phẩm thuần túy của “ý niệm tuyệt đối”.

Quan niệm duy vật của Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế của Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Nhưng, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hóa mặt sinh học của con người hoặc tách con người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông quy bản chất con người vào tính tộc loại mà đặc trưng của nó là tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu. Mặc dù, ông khẳng định con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên và con người với tự nhiên là thống nhất, v.v…

Như vậy, trong lịch sử triết học trước Mác, các quan niệm về con người, cơ bản là những quan niệm duy tâm, tôn giáo hoặc siêu hình. Mặc dù, triết học duy vật trước Mác coi con người là một thực thể tự nhiên – thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm. Bởi vì, họ đã quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hóa những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực tiễn xã hội.

Trong hệ thống thế giới quan tôn giáo coi con người như một thực thể nhị nguyên, là sự kết hợp tinh thần và thể xác. Trong đó linh hồn của con người tồn tại một cách vĩnh cửu và mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó cũng chính là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người trong triết học Mácxít.

Học giả nổi tiếng Protagoras có câu danh ngôn: “Người là thước đo của vạn vật, là thước đo tồn tại của sự vật tồn tại, cũng là thước đo không tồn tại của sự vật không tồn tại".

Vì sao “người là thước đo của vạn vật” mà không phải “vạn vật là thước đo của con người”? Protagoras giải thích nói: Một làn gió mát phớt qua mặt, đối với người cảm thấy lạnh mà xét thì là lạnh, đối với người cảm thấy không lạnh là là không lạnh. Một loại thức ăn nào đó, đối với người cảm thấy ăn ngon là thức ăn ngon, đối với người cảm thấy không ngon thì là thứ chán ngấy. Cho nên, vật cũng chỉ là vật, nó tốt xấu, khá kém đều là do con người định ra. Còn người dựa theo cảm giác của mình đưa ra phán đoán, cái đó sẽ gọi là “người là thước đo của vạn vật”.

Vì sao các môn đệ của Thiên Lương phái [môn Tử Vi] bị ném đá ầm ầm, luận số chém gió thì cứ 3 vòng thái tuế, trường sinh, lộc tồn mà bật, thậm chí bỏ lơ cả chính tinh tứ hóa, thế mà vẫn nhiều người nghe, nhiều người tin, nhiều người thấy đúng, và vẫn tồn tại trên giang hồ vững vàng qua bao nhiêu năm.

Vì tử vi của phái Thiên Lương có triết lý nhân sinh quan rất cao, đưa ra góc nhìn của bản thân mỗi người, chứ không phải là góc nhìn của xã hội.

Sự việc, hiện tượng có thể không thay đổi theo thời gian. Nhưng góc nhìn của ta, lại có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi góc nhìn, dẫn đến mình cảm thấy nó tốt, xấu khác nhau.

Lấy 1 vài ví dụ nhé:

1. Một cô sinh viên đậu học viện Ngân Hàng cách đây 5 năm. Lúc đậu, cô cực sung sướng vì vào ngành hot. Cha mẹ họ hàng đều tự hào, vui mừng. Đó là tốt.

Sau đó là quá trình học, và phát hiện ra dần dần ngành Ngân Hàng bắt đầu hết hot, cô ta bắt đầu chán nản, thấy rằng mình thật ngu ngốc khi chọn trường này, học hành bớt hứng thú. Cha mẹ cũng đau đầu : “ra trường sao xin việc”.

Sau đó may sao, tốt nghiệp, lại đúng đợt Ngân Hàng tuyển, cô ta trúng tuyển, lại thấy yêu đời, thấy sự nghiệp may mắn thuận lợi. Cuộc đời vẫn đẹp sao.

Nhưng sau khi làm 1 năm, lại lẹt đẹt với công việc, áp lực, làm đúng chuyên ngành nhưng không vui chút nào. Lại chán nản.

v.v….

Lấy 1 tiến trình ngắn khoảng 6-7 năm, góc nhìn của cô ta sẽ thay đổi vài lần. Trong giai đoạn đó, nếu đi xem bói, thầy bói cũng sẽ chết khổ vì cô ta. Về bản chất, con đường sự nghiệp của cô ta thay đổi không quá nhiều, không có gì quá biến động, không lên voi xuống chó. Cái thay đổi nhiều, chỉ là góc nhìn của cô ta mà thôi.

2. Một anh chàng học ĐH Bách Khoa, học đến giữa chừng phát hiện ra mình không thích Bách Khoa, mình mê kinh doanh, nhưng đã muộn. Anh ta cố học xong Bách Khoa, nhưng ra trường thất nghiệp, chán nản.

Cố gắng tìm việc đúng chuyên ngành, tìm được việc, anh ta vui mừng.

Nhưng làm 1 thời gian, lại chán nản, vì thấy không hợp.

Cố gắng bám trụ, sau đó chuyển hướng sang kinh doanh, kinh doanh trên lĩnh vực kĩ thuật. Và thấy hợp.

Dưới góc nhìn của người ngoài cuộc, anh ta chẳng có gì xấu, chẳng có gì biến đổi nhiều. Anh ta đậu ĐH, học đủ tốt nghiệp, ra trường có việc, làm việc mức lương nào đó, sau đó chuyển hướng kinh doanh. Dưới góc nhìn của xã hội, anh ta được xem là ổn định, đều đều, tốt đẹp, chẳng có lúc nào bất ổn.

Nhưng dưới góc nhìn của anh ta, thì cái giai đoạn từ lúc học ĐH đến lúc chuyển hướng kinh doanh, sẽ có những lúc bế tắc cùng cực, những lúc phải cố gắng học và làm việc mình không thích, những lúc phải đấu tranh, đắn đo hướng đi cho riêng mình. Và cảm thấy thoải mái, cho dù vất vả hơn, thu nhập thấp hơn.

3. Một cậu công tử nhà giàu, sinh ra sung sướng, muốn gì được nấy, cha mẹ lo cho tận răng, học xong chỉ việc đi làm. Thiên hạ nhìn vào thì ….

Nhưng trong lòng anh ta, có thể ẩn chứa rất nhiều rắc rối. Nào là vì sao mình không được tự do. Vì sao mình không giỏi như người ta để kế thừa sự nghiệp. Vì sao mình không có động lực. Vì sao mình phải làm công việc nhàm chán này. Và vì sao nhà mình không giàu như mấy nhà siêu đại gia kia, để ôm Ngọc Trinh, để lái siêu xe. Nhìn mấy siêu đại gia kia mà phát thèm.

Kết Luận: Những người xung quanh bạn, đôi khi không như bạn quan sát. Đừng so sánh với họ.

Và cuộc sống của chính bạn, cũng đôi khi không như bạn cảm nhận.

Hãy cố gắng có con mắt khách quan nhất để nhìn nhận sự việc. Để biết rõ mình đang ở đâu. Để không đắc thắng khi được thành tích nhỏ. Mà cũng để không sụp đổ khi gặp tai họa chưa lấy gì làm lớn.

Vì chặng đường còn dài, và chúng ta còn trẻ lắm các bạn ạ.

Nhưng ông thầy Protagoras vẫn cứ kiện đòi cậu phải trả, với lập luận: nếu toà xử cậu thua, đương nhiên cậu phải trả, nếu toà xử cậu thắng, tức hợp đồng đã được thực hiện! Cậu học trò cũng không vừa: “Nếu toà xử thầy thua, đương nhiên tôi không phải trả, nếu toà xử thầy thắng, thì tôi… lại thua, tức hợp đồng không được thực hiện!”

Có câu chuyện na ná ở ta: một người vớt được một tử thi. Nhà “tư vấn” khuyên: “Anh cứ nêu giá thật cao, thân nhân của người chết không mua của anh thì mua của ai?” Rồi lại khuyên thân nhân: “Anh đừng dại mua giá cao, hắn không bán cho anh thì bán cho ai!”

Giai thoại có thể là bịa đặt này làm cho Protagoras [và những tên tuổi lừng danh khác như Gorgias, Prodicus…] bị mang tiếng là những nhà nguỵ biện. Nhưng, luận điểm triết học: bất kỳ việc gì cũng có thể có hai cách nhìn trái ngược nhau thì lại không thể xem thường! Thật ra, chữ “Sophist” nguyên nghĩa là người thông thạo một lĩnh vực kiến thức nào đấy, dịch là “biện sĩ” hay “biện giả” thì sòng phẳng hơn. Tri thức là có thể dạy và học được. Socrates cũng đồng ý như thế, nhưng khác nhau cơ bản ở chỗ: Socrates và nhất là môn đệ của ông, Platon, xem việc dạy học lấy tiền là bỉ ổi, và chính cách đánh giá này đã làm ô danh các “biện sĩ” trong lịch sử. Sự phê phán của Platon còn có tính thuyết phục hay không, nếu nhìn từ quan điểm ngày nay? Platon đối lập cách “làm ăn” của phái biện sĩ với “lý tưởng” giáo hoá vô vị lợi của triết học và khoa học. Nhưng, liệu nhà khoa học chỉ biết sống vì khoa học hay còn phải sống nhờ khoa học? Một câu hỏi hóc búa và dằn vặt!

Có thể nói, trong thực tế, phái biện sĩ đã khai mào cho một phong cách hoàn toàn mới mẻ của việc truyền bá tri thức. Thay chỗ cho những bậc triết nhân “an bần lạc đạo” là những nhà giáo và diễn giả chuyên nghiệp. Thay vì tập hợp quanh mình một số ít môn đệ tâm truyền, các biện sĩ “chiêu sinh” ồ ạt! Mặt tích cực ai cũng dễ thấy: nó phá vỡ lối dạy và học mang tính quý tộc, đặc tuyển. “Công cụ hoá” triết học và khoa học đi liền với việc dân chủ hoá tri thức, song hành với tiến trình dân chủ hoá các quan hệ xã hội. Nếu muốn ngày càng đông người tham gia rộng rãi và mạnh mẽ vào đời sống chính trị, xã hội, công cụ lý thuyết phải đến được với quảng đại quần chúng. Bước ngoặt ấy xứng đáng được gọi là “khai minh Hy Lạp”, phong trào khai minh đầu tiên ở phương Tây và đã phải hết sức vất vả mới bừng sáng trở lại trong thế kỷ 18, nổi danh với tên gọi “thế kỷ ánh sáng”, đưa đến sự ra đời của tầng lớp trí thức độc lập và chuyên nghiệp.

Như đã nói trên, cái gì cũng có hai mặt: ta không thể phủ nhận rằng việc biến triết học và khoa học từ một “thiên chức” [Berufung/calling] thành một “nghề nghiệp” [Beruf/profession] theo cách dùng chữ của nhà xã hội học Max Weber ẩn chứa không ít nguy cơ: việc “kinh doanh” tri thức có thể làm phai nhoà tinh thần triết học đích thực và kìm hãm sức sáng tạo của tư tưởng. Điều này quả đã xảy ra ở thế hệ của các biện sĩ hậu kỳ, họ không oan khi bị mang tiếng là các nhà “nguỵ biện”. Nhưng, trong số họ, có không ít các đại biểu nghiêm chỉnh mang tinh thần “khai minh” sáng giá mà lịch sử cần ghi nhận.

Đầu tiên phải kể đến Xenophanes, sinh trước Protagoras 80 năm. Trong xã hội cổ đại còn đầy rẫy thần linh, mà ông dám dứt khoát từ bỏ lối tư duy thần thoại: “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ, chúng sẽ vẽ thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!” Ông vừa nghi ngờ những kiến thức không xuất phát từ kinh nghiệm, vừa kêu đòi nhận thức lý tính. Không thua gì Karl Popper ở thế kỷ 20, ông cho rằng mọi tri thức đều chỉ có tính phỏng định và mọi lý thuyết đều cần và có thể được cải thiện dần dần.

Khoa học là để biết thêm một điều gì đó, dựa vào sự nghiên cứu khách quan, có phương pháp.

Còn khai minh là để bớt đi một ảo tưởng, dựa vào óc phán đoán tự chủ của mỗi người.

Tinh thần hoài nghi khoa học thực sự hình thành ở Protagoras. Câu khẩu hiệu nổi tiếng của ông: “Con người là thước đo của vạn vật” có nhiều ý nghĩa. Cách thức mà sự vật xuất hiện ra cho ta không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật mà còn vào phản ứng của ta trước những kích thích của sự vật. Ông đã thực sự đặt cơ sở ban đầu cho vấn đề nhận thức, một bước tiến quan trọng trong tư duy triết học. Thế thì, con khỉ, con bò cũng có thể tuyên bố chúng là “thước đo của vạn vật” chăng? Ta không biết Protagoras có chủ trương “chủ quan chủ nghĩa” và “tương đối luận” cực đoan như sự lên án gay gắt của Platon không. Nhưng, ít ra, ông cho thấy rằng: khoa học, kỹ thuật lẫn chính trị, luật pháp, luân lý đều phát triển theo thời gian, vì thế cần làm chúng thích nghi với các điều kiện xã hội đang không ngừng thay đổi. Ta không thể nào biết được chân lý tối hậu, và không nên tin vào cái gì tự xưng là chân lý tối hậu, bất biến, vậy chỉ có thể nỗ lực không ngừng để đạt tới sự đồng thuận, và cũng cần không ngừng xét lại sự đồng thuận ấy.

Protagoras và phong trào khai minh Hy Lạp không phải từ trên trời rơi xuống! Đó là kết quả tất nhiên của những biến chuyển xã hội: sự ra đời những ngành khoa học mới mẻ [thời đó chủ yếu là sử học với Herodot, Thukydides, y học với Hippocrates, khoa học tự nhiên và nghệ thuật với Polyklet, Euripides, Perikles…] và nhất là sự tiếp xúc với các nền văn hoá khác, ngoài Hy Lạp. Ở đâu có sự “mở cửa”, có sự giao lưu, có xu hướng “toàn cầu hoá”, ở đó không còn chỗ đứng cho những phán truyền có tính cách tiên tri cho dù có là “thiên tài” đi nữa [theo kiểu các triết gia trước – Socrates từ Thales cho đến Empedokles] mà phải nhường chỗ cho óc phân tích và lý tính phê phán.

Platon và Aristoteles là các phản ứng lành mạnh trước xu hướng này. Họ lo ngại trước tinh thần hoài nghi cực đoan, nên cố gắng đi tìm căn cứ vững chắc cho lý tính khoa học. Khoa học là để biết thêm một điều gì đó, dựa vào sự nghiên cứu khách quan, có phương pháp. Còn khai minh là để bớt đi một ảo tưởng, dựa vào óc phán đoán tự chủ của mỗi người. Kể từ đó, “khoa học” và “khai minh” đi liền với nhau như hình với bóng. Cả hai giằng co và tác thành cho nhau. Không có khoa học, khai minh sẽ sa đoạ thành nguỵ biện. Không có khai minh, khoa học sẽ rơi vào chỗ mù quáng, giáo điều. Là địch thủ của nhau, nhưng nếu không có Xenophanes, Protagoras thì cũng không có Socrates, Platon!

Video liên quan

Chủ Đề