Quản lý nhà nước về thương mại điện tử là gì

Ngày hỏi:30/10/2021

Xin được hỏi, quản lý nhà nước về thương mại điện tử gồm những nội dung nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới.

Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.

3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.

4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.

5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

8. Thống kê về thương mại điện tử.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Trân trọng!

05/04/2022

Quản lý nhà nước về thương mại điện tử là gì

Theo quy định pháp luật hiện hành, nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử bao gồm những gì? Mời các Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP) có quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

“1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

Quản lý nhà nước về thương mại điện tử là gì

(ảnh minh họa: nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử)

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.

3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.

4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.

5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

8. Thống kê về thương mại điện tử.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử là gì để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 1900 6179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Tóm tắt: Thương mại điện tử là một công cụ quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế nước ta nhằm chuyển từ một nền kinh tế thuần nông sang mô hình kinh tế thị trường bền vững gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó, Nhà nước cần phải phát triển thương mại điện tử để tránh tình trạng bị tụt hậu. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và tạo ra một môi trường thương mại điện tử lành mạnh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Abstract: E-commerce is an important tool in the re-construction of our economy with a view to move from a purely agricultural economy to a sustainable market economy associated with the development of a knowledgeable economy. The State, therefore, needs to develop e-commerce in order to avoid behind  situation. There is an urgent need to search for solutions overcoming limitations in the state management on e-commerce business and creating a sound environment of e-commerce in the current phase.

1. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng trên website thương mại điện tử tại Việt Nam
Việc quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua website thương mại điện tử (TMĐT) đã được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Thứ nhất, các quy định của nước ta chưa phù hợp với pháp luật các nước trong khu vực
Asean là một thị trường chung non trẻ đang trong quá trình khẳng định mình. Tuy nhiên, trong khu vực, các nước vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng… Do những yếu tố khác nhau cơ bản đó cho nên các quy định của pháp luật về quản lý thị trường TMĐT của các nước cũng rất khác nhau, đây là một rào cản lớn cho nền TMĐT. Để so sánh, ta có thể thấy, Indonesia là một nước có những người Hồi giáo chiếm đa số, do đó Chính phủ nước này đã thông qua những quy định nghiêm ngặt đối với sản phẩm có thể xâm phạm tín ngưỡng của nước này như thịt lợn hay rượu bia. Hay ở Philippine, việc mua bán vũ khí quân dụng được diễn ra khá tự do, thế nhưng mặt hàng này ở nhiều nước khác, kể cả ở Việt Nam là hàng quốc cấm. Một ví dụ khác là Campuchia cho phép các nhà kinh doanh của nước này thanh toán bằng ngoại tệ đối với các giao dịch trong nước kể cả giao dịch mua bán trên website thương mại trực tuyến. Trong khi đó, các quy định pháp luật của nước ta lại có những ngăn cản đối với hình thức thanh toán này. Điều này gây rất nhiều cản trở đối với các nhà đầu tư trong nước vì nếu khách hàng ở nước ngoài muốn mua được sản phẩm có nguồn góc từ Việt Nam bắt buộc phải đổi từ đồng tiền nước ngoài sang Việt Nam đồng thì mới mua được. Do đó, gây ra rất nhiều cản trở đối với các website có tham vọng thu hút các khách hàng ngoại quốc. Nước ta vẫn chưa có cơ chế phối hợp, tham chiếu với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới để ban hành các quy định chung về TMĐT giữa các quốc gia dẫn tới các chính sách thúc đẩy hòa nhập của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tốt.
Thứ hai, pháp luật trong nước còn nhiều bất cập về các vấn đề giao kết hợp đồng trên mạng
Hiện nay, số người sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến gia tăng đáng kể. Bắt kịp tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng di động như kênh liên lạc giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Do đó, quản lý các mạng xã hội kinh doanh TMĐT cũng như nền tảng di động là rất cấp thiết. Thực tế cho thấy, cơ quan chức năng chưa có quy định rõ ràng đối với danh sách các website TMĐT khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng, thiếu hướng dẫn chi tiết về giao kết hợp đồng mua hàng trực tuyến cũng như những cảnh báo cần thiết đối với người tham gia loại hình dịch vụ này. Tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP), Chính phủ đã có những quy định về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT, các cơ quan quản lý dựa trên các quy định đó để kiểm soát vấn đề giao dịch trực tuyến. Điều 23 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Bộ Công Thương quy định cụ thể về quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website TMĐT do thương nhân, tổ chức, cá nhân lập ra để mua hàng hóa, dịch vụ”, nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản của Bộ Công Thương quy định chi tiết điều này. Nếu cho rằng Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/07/2008 hướng dẫn cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT đã quy định chi tiết về quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến, nên Bộ Công Thương không cần phải làm gì thêm là không phù hợp, bởi lẽ Thông tư số 09/2008/TT-BCT ra đời khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này chưa được ban hành. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia giao dịch TMĐT thì cần phải có một văn bản quy định chi tiết Điều 23 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Thứ ba, hiện nay nước ta không có tổ chức nào đứng ra nhằm tập hợp và chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước
Mặc dù trên danh nghĩa tất cả các công ty hoạt động trên mạng đều thuộc quản lý của Bộ Công thương. Tuy nhiên, hoạt động của Bộ Công thương lại mang tính chất quản lý nhà nước nói chung, do đó nhu cầu về việc có một tổ chức uy tín được lập ra nhằm tập hợp các doanh nghiệp đồng thời răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Việc lập ra tổ chức như vậy đồng thời cũng là công cụ giúp các thương nhân có cùng lợi ích có thể tìm được đối tác của họ, giúp tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định hơn.
Thứ tư, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký, thông báo theo đúng quy định khi tham gia thương mại điện tử vẫn còn rất thấp
Tình trạng ngang nhiên kinh doanh qua các website đã trở nên báo động. Chỉ tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh, vào năm 2014, đã có gần 145 nghìn tên miền website trong đó có trên 85.996 tên miền website TMĐT đang hoạt động, với gần 80.000 website TMĐT cần thanh tra, kiểm tra theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP[1]. Thế nhưng, chỉ có 2% trong số đó đã đăng ký kinh doanh TMĐT. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: Người bán hàng trên website TMĐT phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật đã quy định nhưng việc quản lý thuế vẫn chưa thực hiện hiệu quả, một phần do ý thức tự giác, sự hiểu biết của một số người kinh doanh còn hạn chế, họ không biết rằng việc mình kinh doanh trên website TMĐT là phải đăng ký, kê khai thuế, phần khác do việc kinh doanh trên internet khác với các mô hình kinh doanh truyền thống, khó chứng minh được việc một cá nhân “mở cửa hàng” trên mạng là nhằm mục đích kinh doanh hay tư vấn, tiếp thị sản phẩm đơn thuần… Việc không đăng ký với các cơ quan chức năng không chỉ gây khó khăn cho quá trình quản lý, thu thuế hay giám sát cạnh tranh mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu của doanh nghiệp khi dễ dàng trở thành nạn nhân của các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hay vi phạm bản quyền. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách và quản lý thuế áp dụng đặc thù đối với kinh doanh TMĐT. Việc không tăng cường kiểm soát loại hình này sẽ tạo ra môi trường bất bình đẳng trong kinh doanh và tạo điều kiện cho người kinh doanh trên mạng trốn thuế.
Thứ năm, chưa phân định rõ chức năng của các cơ quan giám sát
Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu các website TMĐT bán hàng có trách nhiệm phải thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, Thông tư chỉ quy định trách nhiệm thông báo, đăng ký, nhưng lại không quy định rõ ràng về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến việc các cơ quan có liên quan đùn đẩy trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho nhau. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm mọi cách để không phải thông báo, đăng ký mà vẫn không bị bất cứ một cơ quan chức năng nào xử phạt. Để thu thuế các chủ sở hữu website TMĐT thì cơ quan thuế phải phối hợp và lấy thông tin nguồn dữ liệu kê khai hoạt động TMĐT từ Cục Thương mại điện tử, nhưng nay việc không kiểm soát được vấn đề đăng ký của các cá nhân tổ chức kinh doanh dẫn đến hệ quả ngành thuế thất thu.
Thứ sáu, hiện tượng vi phạm cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lợi dụng cơ chế phản ánh trực tuyến của hệ thống kiểm soát của Nhà nước
Theo Điều 24 Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20/6/2013 của Bộ Công thương quy định về thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website TMĐT, thì Bộ Công Thương được phép công bố danh sách và tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT các website TMĐT có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Bên cạnh điểm tiến bộ trong quy định pháp luật cho phép người tiêu dùng phản ánh các website có dấu hiệu vi phạm, giúp giảm bớt các website làm trái quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thì một thực trạng đặt ra là các chủ thể kinh doanh trên website TMĐT có thể lợi dụng cách này để phản ánh lẫn nhau, giảm bớt sức cạnh tranh trên thị trường, do đó, tạo cơ sở để cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện, gây khó khăn cho các website bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu; mặt khác cũng gây khó khăn trong công tác quản lý các website của cơ quan có thẩm quyền, khó trong việc xác định đúng website nào thực sự vi phạm pháp luật.
Thứ bảy, còn thiếu các công cụ nhằm xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán trên website TMĐT
Trong buôn bán thì sẽ không thể tránh khỏi những tranh chấp vì lợi ích mà hai bên mong muốn đạt được, mua bán hàng hóa trên website TMĐT cũng vậy, khi lợi ích một bên được cho là đã bị xâm phạm thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của mình. Trước hết, họ sẽ tìm đến phương thức thương lượng, hòa giải, nhưng thương lượng không thành thì sẽ kéo nhau ra tòa. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được lấy làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp trong mua bán hàng hóa trên website TMĐT, trong đó có quy định thông điệp dữ liệu điện tử là chứng cứ. Vậy có thể hiểu chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh trên website TMĐT thì phải thu thập các chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến chứng cứ mà không quy định cách thức thu thập chứng cứ điện tử như thế nào, quy trình ra sao, quyền và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan khi tiến hành thu thập chứng cứ ra sao? Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho không chỉ đối với cơ quan tòa án mà cả đối với các bên đương sự.
Thứ tám, gian lận trong TMĐT hiện nay đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các trang mua bán điện tử
 Các khiếu nại của khách hàng chủ yếu liên quan đến việc khách hàng đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, hoặc bị mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản. Các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng xem xét và chấp nhận đặt mua trên website TMĐT có thể không hoàn toàn giống với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên thực tế, điều này rất dễ gây mất niềm tin cho người tiêu dùng. Về vấn đề thông tin cá nhân, rất nhiều người tiêu dùng bức xúc khi tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ của họ có thể bị các doanh nghiệp sử dụng phương thức TMĐT cung cấp cho bên thứ ba, gây ảnh hưởng đến sự an toàn và bảo mật thông tin của khách hàng. Đó chính là nạn ăn cắp thông tin, gian lận tài chính và quảng cáo quấy rối người dùng là thực trạng đáng buồn của TMĐT tại Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” này không đơn giản. Chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Trên thực tế, các doanh nghiệp gian lận vẫn tìm đến TMĐT để thực hiện hành vi và trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nếu người tiêu dùng không tỉnh táo, họ sẽ rất dễ rơi vào bẫy của các doanh nghiệp này.
Thứ chín, rủi ro khác như gian lận về thuế
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, một số doanh nghiệp mới chỉ thành lập được vài năm nhưng doanh thu đã lên tới cả nghìn tỷ đồng, trong khi đó số tiền nộp ngân sách không đáng kể[2]. Theo khảo sát của Tổng cục Thuế thì rất nhiều doanh nghiệp TMĐT có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát hoạt động bán hàng trên website thương mại điện tử
2.1. Các giải pháp về mặt pháp luật
(i) Ký kết hiệp định song phương và đa phương với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới về thương mại điện tử
Bán hàng trên các website TMĐT hiện vẫn đang là xu hướng được nhiều nước quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa kênh bán hàng này thì chắc chắn không thể chỉ thực hiện buôn bán, giao dịch với các khách hàng trong nước, mà cần thúc đẩy cho những nhà kinh doanh vươn ra xa hơn, giao dịch cả với những người tiêu dùng nước ngoài. Song khi việc kinh doanh vượt ra biên giới thì rất khó để kiểm soát được hoạt động này, bởi lẽ pháp luật của các nước khác nhau, việc quy định về hoạt động bán hàng trên website TMĐT chắc chắn cũng khác nhau, đặc biệt quy định về thanh toán quốc tế sẽ gây khó khăn cho việc thu thuế. Cùng một loại hàng hóa có thể bị đánh thuế nhiều lần bởi các nước có liên quan hoặc là không bị thu thuế. Chính vì vậy, các quốc gia cần triển khai ký kết các hiệp định để thống nhất quản lý hoạt động còn khá mới mẻ này.
(ii) Hoàn thiện khung pháp luật quy định về hoạt động bán hàng trên website thương mại điện tử
Ở nước ta, việc quy định hình thức kinh doanh này mới chỉ nằm ở các nghị định đã lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị pháp lý cao, không bắt kịp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và đầy phức tạp của hoạt động bán hàng trên website TMĐT, cùng với tâm lý luật không cấm thì được làm đã làm cho công tác quản lý, kiểm soát hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần phải xây dựng một đạo luật để điều chỉnh hoạt động bán hàng trên website TMĐT. Việc xây dựng luật dựa trên tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh này, cùng với đó là tham khảo các đạo luật của các nước trên thế giới điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng tìm tiếng nói chung.
Bên cạnh đó, để hoạt động bán hàng trên website TMĐT đạt hiệu quả cần xây dựng khung pháp lý phù hợp để kiểm soát việc thu thuế và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tài sản trí tuệ.
Ngoài ra, cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định về bán hàng trên website thương mại điện tử. Cụ thể, cần quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban ngành có liên quan để tránh đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động bán hàng trên website TMĐT; quy định chi tiết, chặt chẽ về các loại hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, cơ chế xử lý các trường hợp vi phạm, cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này; ban hành quy định về trách nhiệm quản lý các website chưa đăng ký cho các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương để dễ dàng nắm bắt và xử lý vi phạm hơn; ban hành quy định về xử phạt hành chính đối với những website hoạt động mà không đăng ký, cần thiết thì nên phạt nặng để vừa xử lý được trường hợp vi phạm, vừa răn đe được các đối tượng vẫn chưa chịu đăng ký với cơ quan chức năng; cần có một văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website TMĐT…
2.2. Các giải pháp về tổ chức, thực hiện
(i) Thành lập tổ chức kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trên website
Để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như để nhằm răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì cần thành lập một tổ chức đứng ra tập hợp và chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo cho việc kinh doanh được thực hiện một cách lành mạnh, qua đó tổ chức này cũng có chức năng kiểm soát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tổ chức này cần có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ, ban ngành có liên quan để việc kiểm soát hoạt động bán hàng trên website thương mại điện tử được thuận lợi hơn.
(ii) Phối hợp thực hiện
– Cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. Đặc biệt, đối với việc thu thuế những người kinh doanh trên mạng xã hội thì các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau, chẳng hạn như Cục Thuế cần phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, các nhà mạng và ngân hàng cùng quản lý, giám sát số lượng hàng hóa, doanh thu của người kinh doanh để đối chiếu với việc việc kê khai của người nộp thuế có đúng, đủ hay không.
– Các cơ quan cấp trên cần có những hướng dẫn trực tiếp, cùng với đó, các cơ quan địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan cấp trên biết để nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, các bên cần phối hợp chặt chẽ, linh hoạt để dễ dàng kiểm soát hoạt động bán hàng trên website TMĐT.
(iii) Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bán hàng trên website thương mại điện tử
– Không phải tất cả những người tham gia vào hoạt động bán hàng trên website TMĐT đều biết đến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, vì thế để dễ dàng trong việc kiểm soát hoạt động này, cũng như nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các nhà kinh doanh thì cần tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng trên website TMĐT để không chỉ nhà kinh doanh, mà cả những người dùng cũng nắm rõ để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh. Qua các kênh thông tin này sẽ giúp người bán hàng hiểu rõ hơn về sử dụng website TMĐT, cũng như những quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện buôn bán trên các website.
– Để nâng cao nhận thức cho không chỉ những người bán hàng mà cả đối với người tiêu dùng, cũng như đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này của cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước, những người đi tiên phong trong lĩnh vực này thì nên in các sách, báo nói về những vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng trên website TMĐT, qua việc đọc sách, báo sẽ phổ biến rộng rãi cho tất cả các đối tượng biết về lĩnh vực kinh doanh mới.
– Tổ chức các hội thảo về bán hàng trên website TMĐT. Tại đây những thông tin về việc bán hàng trên website cũng chính xác và đạt chất lượng cao hơn, qua hội thảo các nhà kinh doanh qua mạng sẽ có dịp trao đổi thông tin, được tư vấn các kiến thức, bao gồm cả tư vấn về pháp luật từ các chuyên gia.
– Để chống tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên các website thì cần tuyên truyền, cảnh báo các chủ sở hữu website TMĐT tại website của Bộ Công Thương, website Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác về các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với từng loại hành vi.
– Vận động kê khai thu nhập khi bán hàng trên website TMĐT để dễ dàng trong thu thuế. Bên cạnh việc xây dựng các quy định pháp luật về xử phạt hành chính đối với những nhà kinh doanh không kê khai đúng thu nhập của mình nhằm mục đích trốn thuế, thì nên kết hợp biện pháp mềm dẽo hơn là vận động kê khai. Khi kết hợp cả hai lại chắc chắn sẽ hiệu quả hơn là chỉ sử dụng biện pháp cứng nhắc là dùng luật để trị.
Kinh doanh trên website TMĐT – một hiện thực và hình thức kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trường xã hội và đã gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực như truyền thông, tài chính, thương mại bán buôn, bán lẻ. Website TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên website TMĐT hỗ trợ một phần không nhỏ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp mang lại khoản lợi cho các nhà kinh doanh lên đến hàng tỷ đồng. Qua đó cho thấy tác động của hoạt động kinh doanh trên website TMĐT đối với các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh khác là không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên website TMĐT cũng giống như con dao hai lưỡi, nếu biết cách sử dụng tốt nó sẽ mang đến những lợi ích không tưởng, không những cho các nhà kinh doanh mà còn mang lại nhiều lợi cho nền kinh tế đất nước, nhưng nếu quá thờ ơ, cho rằng kinh doanh trên website TMĐT chỉ là phần nhỏ không đáng kể và không cần kiểm soát hoạt động này một cách chặt chẽ thì hãy nhận lấy những hậu quả mà nó gây ra. Bởi trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mọi thứ đều cần sự thuận tiện, nhanh chóng, nếu chỉ buôn bán bằng cách truyền thống chỉ phục vụ được số ít khách hàng trong nước, các doanh nghiệp mà thờ ơ với hoạt động này thì tức là đang đi thụt lùi với xu hướng phát triển mới, còn Nhà nước không có một cơ chế kiểm soát tốt hoạt động này thì tức đang buông lỏng một loại hình kinh doanh đầy cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.

Nguyễn Duy Thanh
Đại học Luật thuộc Đại học Huế