Quảng cáo du lịch việt nam

[HNMO] - Tại hội nghị trực tuyến bàn về việc mở cửa lại du lịch quốc tế với sự tham dự của 15 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng thúc đẩy việc công nhận chứng nhận tiêm chủng vắc xin giữa Việt Nam với các nước để tạo điều kiện đón khách quốc tế vào Việt Nam. Hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Ngoại giao tổ chức.

Tới đây, thông tin thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được quảng bá mạnh mẽ tại nhiều thị trường khách ở nước ngoài. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, ngành Du lịch Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc [Kiên Giang] với các bước: Lựa chọn thị trường; xác định địa điểm, thời gian, lộ trình thí điểm; lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ; xây dựng quy trình đón, phục vụ khách; truyền thông giới thiệu kế hoạch thí điểm; tổ chức vận chuyển khách theo quy trình; tổ chức phục vụ khách tại cơ sở dịch vụ; phối hợp đảm bảo các điều kiện đón khách và xử lý tình huống khi có dịch bệnh; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; đánh giá kết quả thí điểm và đề xuất mở cửa đón khách quốc tế.

Tại hội nghị này, các đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Australia, Malaysia... đã thông tin về tình hình dịch bệnh, chương trình tiêm chủng ở nước sở tại. Theo đó, các nước này đang kiểm soát tốt dịch bệnh, số ca nhiễm giảm dần, tốc độ tiêm phủ vắc xin phòng Covid-19 tăng nhanh, tiến tới sẽ đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Nhiều nước đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới, mở lại các hoạt động đi lại, du lịch.

Các đại biểu cũng cho biết, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tâm lý khách quốc tế rất mong muốn và sẵn sàng đi du lịch trở lại, nhu cầu là rất lớn. Thông tin Việt Nam chuẩn bị mở cửa thí điểm đón khách quốc tế đang thu hút du khách nhiều nước. Các đại biểu kiến nghị, cần có quy trình kiểm soát y tế thống nhất và ổn định để khách nước ngoài yên tâm khi đặt tour du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thúc đẩy việc công nhận chứng nhận tiêm chủng vắc xin giữa Việt Nam với các nước để tạo điều kiện đón khách quốc tế vào Việt Nam.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề xuất nên đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ví dụ như thiết kế các tour du lịch chuyên đề như du lịch golf, du lịch mua sắm, du lịch MICE [du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, triển lãm], tổ chức hình thức "du lịch bong bóng" giữa Việt Nam và các nước. Việc mở đường bay thẳng cũng là một trong những yếu tố được khách du lịch rất quan tâm.

Tại hội nghị này, các vị đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cho biết, sẵn sàng phối hợp với ngành Du lịch để quảng bá thông tin ở nước sở tại, đặc biệt là các thông tin về những điểm đến cho phép mở cửa đón khách quốc tế như Phú Quốc.

Sau Phú Quốc, có nhiều địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch và đề xuất mở cửa đón khách quốc tế như: Khánh Hòa, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng...

PV: Xin chào Phó Tổng cục trưởng. Ông đánh giá thế nào về vai trò của công nghệ và sáng tạo trong việc phát triển ngành Du lịch?

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc: Đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực du lịch nhưng cũng mở ra những xu hướng mới trong hoạt động của ngành. Sự chủ động, sáng tạo, tiếp cận công nghệ mới, chuyển đổi cách thức hoạt động và phát triển các sản phẩm mới sẽ giúp ngành Du lịch khai thác hiệu quả hơn các giá trị gia tăng từ môi trường số, nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục lại thị trường và phát triển bền vững hơn.

Hiện tại chúng ta có thể thấy, các khách hàng sử dụng điện thoại thông minh trong mọi tác vụ. Họ có thói quen tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi quyết định du lịch chứ không còn phụ thuộc vào quảng cáo, mời chào. Họ cũng có thể đặt chỗ trực tuyến, phản ánh ý kiến qua các kênh review online….

Bên cạnh đó, thế hệ trẻ đang trở thành bộ phận khách hàng tiềm năng trong tương lai. Với đối tượng này, mạng xã hội và văn hóa đại chúng là những kênh truyền thông phù hợp nhất. Đôi khi chỉ cần một video hình ảnh đẹp và truyền cảm hứng cũng đủ để các bạn trẻ quyết định “xách ba lô lên và đi”. Vậy nên, công nghệ số và sáng tạo nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi diện mạo ngành Du lịch Việt Nam trong mắt những khách hàng trẻ trong và ngoài nước.

PV: Thưa Phó Tổng cục trưởng, việc những người trẻ quảng bá du lịch thông qua sản phẩm nghệ thuật hoặc nội dung trên mạng xã hội có ý nghĩa như thế nào trong việc phục hồi, phát triển ngành Du lịch?

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc: Sản phẩm nghệ thuật truyền thống là nét đặc trưng của mỗi quốc gia, là một tài nguyên du lịch quý giá. Với sự phát triển của công nghệ, nhất là với sự có mặt của các nền tảng giải trí qua video ngắn trên mạng xã hội, việc quảng bá du lịch qua văn hoá vì thế trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt, với những giai điệu âm nhạc truyền thống, các bạn trẻ có những cách tìm hiểu và biểu đạt, quảng bá mới hơn, rộng hơn. Và khi những người trẻ quảng bá quê hương trong các tác phẩm của mình, họ gửi gắm trong đó tình yêu đất nước của mình, và đem đến một góc nhìn chân thực, mộc mạc, gần gũi về thiên nhiên, con người Việt Nam. Điều này có sức truyền tải rất lớn, bởi người xem sẽ dễ dàng đồng cảm hơn với những câu chuyện được kể từ góc độ cá nhân hơn là hình ảnh quảng cáo chau chuốt và các thông điệp mang tính “đao to búa lớn”.

Do đó, sức sáng tạo của người trẻ thông qua các video ngắn trên mạng xã hội với những nội dung gắn liền với văn hóa truyền thống sẽ là công cụ đắc lực trong việc lan tỏa cảnh đẹp, văn hóa của dân tộc, địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế, trong bối cảnh quảng bá du lịch trực tuyến đã trở thành một xu hướng tất yếu như hiện nay.

PV: TCDL đã làm gì để kêu gọi sự tham gia của thế hệ trẻ trong việc tận dụng hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo nghệ thuật vào quảng bá du lịch, thưa Phó Tổng cục trưởng?

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc: Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch, ngành Du lịch đã sớm chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Trong thời gian qua, TCDL đã xây dựng các nền tảng số hỗ trợ hoạt động du lịch như ứng dụng “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”; nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch”; Hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam; hệ thống thẻ-vé điện tử; Thẻ du lịch thông minh; Hệ thống thuyết minh đa phương tiện [multimedia guide]; kênh truyền thông trên các nền tảng số; truyền thông trên nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Tiktok...

Những hoạt động ứng dụng công nghệ, sáng tạo đã góp phần hồi phục ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian qua thể hiện qua việc Du lịch Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng của WTA châu Á và châu Đại dương. Cụ thể Việt Nam 4 lần được bình chọn là Điểm đến hàng đầu châu Á [các năm 2018, 2019, 2021, 2022], khẳng định thương hiệu và vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới. Tổng cục Du lịch Việt Nam 3 lần được vinh danh là Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á [các năm 2017, 2021, 2022], ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ và đầy hiệu quả của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong thúc đẩy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của Du lịch Việt Nam.

Đặc biệt, Chiến dịch TikTok #NganNgaVietNam được TCDL phối hợp cùng TikTok và Hiệp hội Du lịch Việt Nam công bố ngày 30/8 vừa qua là một ví dụ tiêu biểu về thành công của TCDL khi ứng dụng yếu tố công nghệ và sáng tạo, sử dụng chính khả năng sản xuất nội dung đa dạng của TikTok để thu hút lượng người xem khổng lồ trên nền tảng này, hầu hết là những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới.

Đến nay, sau hơn 2 tháng khởi động, hashtag #NganNgaVietNam trên nền tảng TikTok đã đạt tới hơn 191,2 triệu lượt xem, thu hút lượng lớn các nhà sáng tạo nội dung trẻ thực hiện video quảng bá phong cảnh, ẩm thực, văn hóa Việt trên nền nhạc phối giữa 3 làn điệu Quan họ, Cải lương, Ca Huế. 

Trước đó, năm 2019, TCDL và TikTok cũng đã hợp tác khởi động chương trình quảng bá du lịch Việt Nam bằng công cụ video, chương trình #HelloVietnam. Mặc dù bị ảnh hưởng của COVID-19, nhưng qua hơn 2 năm các bên đã thực hiện được nhiều chiến dịch truyền thông cho các địa phương như #HelloVietnam, #HelloDanang, #HelloNinhbinh và #HelloQuangNam… đều được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng.

Ngày 11/5/2022, TCDL cũng đã có buổi làm việc với đại diện TikTok Đông Nam Á và Discovery Châu Á - Thái Bình Dương về kế hoạch hợp tác truyền thông quảng bá và thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Và tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 12 triệu người dùng hoạt động hằng tháng trên TikTok. Với ưu thế của TikTok cùng với việc tận dụng sự hiểu biết của thế hệ trẻ về công nghệ và sáng tạo sẽ là điều kiện thuận lợi để bổ sung một công cụ, giải pháp trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, lan tỏa hình ảnh Việt Nam; là điều kiện lý tưởng để quảng bá điểm đến, góp phần thu hút du khách quốc tế đến nước ta ngày một nhiều hơn, đem lại hiệu quả tích cực cho việc phát triển du lịch.

Chủ Đề