Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là gì

Câu hỏi: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là

Trả lời:

Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các quyền tự do cơ bản của công dân nhé

1. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.

- Cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác mới có quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

- Pháp luật quy định rõ trường hợp nào thì mới được bắt giam, giữ người và những ai có quyền ra lệnh bắt giam, giữ người.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáođể tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng ngườiđóđang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặcđặc biệt nghiêm trọng

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhậnđúng là ngườiđã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngayđể ngườiđó không trốnđược

+ Khi thấyở người hoặc chỗở của một người nàođó có dấu vết của tội phạm

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống của con người.

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

- Nhằm bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Quyềnđược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

Công dân có quyềnđược bảođảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không aiđược xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

* Nội dung:

- Thứ nhất: Không aiđược xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, cônđồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Thứ hai: Không aiđược xâm phạmđến danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt điều xấu, tung tin, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người khác.

Ví dụ:Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của Viện kiểm sát và Tòa án.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Ví dụ:Không được đánh người tùy tiện; không được mắng chửi người khác tùy tiện.

* Ý nghĩa :

- Xácđịnhđịa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

Bạo lực học đường là vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗở của công dân

Quyền bất khả xâm phạm về chỗở là một trong những quyền cơ bản của công dân vàđược quyđịnh trong Hiến pháp của nước ta. TheoĐiều 22 Hiến pháp 2013 có quyđịnh:

“Công dân có quyền có nơiở hợp pháp.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗở. Không aiđược tựý vào chỗở của người khác nếu khôngđược ngườiđóđồng ý.

Việc khám xét chỗở do luậtđịnh”

Theođó, công dân cóđược quyềnđược cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗở, không aiđược tựý vào chỗở của người khác nếu khôngđược ngườiđóđồngý, trừ trường hợpđược pháp luật cho phép.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗở là quyền hiếnđịnh dođó pháp luật công nhận và bảo vệ quyền và lợiích của công dânđối với chỗở của mình. Chỗở của công dân là bất khả xâm phạm, không aiđược tựý vào nếu khôngđược sựđồngý của chủ sở hữu.

Như vậy, không phân biệt là chỗở thuộc quyền sở hữu của mình hay chỗởđược cho thuê mà công dân dùng vào mụcđích cư trú, sử dụng làm chỗở hợp pháp và thường xuyên thìđược pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm chỗở của người khác mà khôngđược sự cho phép của họ có thể bị xử lý theo quyđịnh của pháp luật.

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm chỗ ở củacông dâncó thể bị xử lýhình sựtheo quy định tại Điều 158 BLHS 2015. Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể được thực hiện như:

- Khám xéttrái phépchỗ ở của người khác;

- Đuổi họ ra khỏi chỗ ở của họ;

- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lýhợp phápvào chỗ ở của họ;

- Và những hành vi khácxâm phạm đến chỗ ởcủa công dân.

Những hành vi đó có thể bị xử lý trách nhiệm hình sựtội xâm phạmchỗ ở của người khác theo quy định của BLHS hiện hành nếu như đáp ứng đủ những yếu tố cấu thành nên tội danh này:

- Về khách thể: Tội này xâm phạm đếnquyền bất khả xâm phạm chỗ ởcủa công dân đượcpháp luậtbảo vệ

- Về mặt khách quan:Hành vikhách quan như khám xét chỗ ở người khác trái pháp luật, không có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có hành vi đuổi người khác khỏi nơi ở của họ thông qua những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng buộc họ phải rời bỏ nơi ở của mình. Cùng với đó là những hành làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.

- Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

- Về chủ thể: Những người có đủ tuổi, đủ năng lực hành vi hìnhhình sựtheo quy định của pháp luật.

Như vậy, những người xâm phạm chỗ ở của người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sựvề tội danhXâm phạm chỗ ởcủa người khác theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015.

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung

- Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

- Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.

- Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 

         Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội pháp thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

* Ý nghĩa (đọc thêm)

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người.

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

- Bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác”.

* Nội dung

- Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

- Thứ hai: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

+ Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái đạo đức, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.

* Ý nghĩa (đọc thêm)

- Là quyền tự do về thân thể và phẩm giá con người.

- Xác định địa vị pháp lí của công dân.

- Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người.

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

         Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

* Nội dung

Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:

- Trường hợp 1: Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

- Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội lẩn tránh ở đó.

* Ý nghĩa (đọc thêm)

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do.

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện của bất kì ai cũng như lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước.

- Giúp công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: “Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

- Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.

- Thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Ý nghĩa

- Là điều kiện cần thiết bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong.

- Giúp công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.

- Quyền tự do ngôn luận là: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”.

- Hình thức và phạm vi thực hiện.

+ Một là: Sử dụng tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến.

+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước,...

+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

* Ý nghĩa

- Là quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ.

- Là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự.

- Là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước (đọc thêm)

- Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật.

- Trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật.

- Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật.

b. Trách nhiệm của công dân

- Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

- Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

- Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.