Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của nhân dân là hình thức

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • trangpham
  • Quản trị viên của Hoidap247.com

  • 22/04/2020

  • Cảm ơn


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK GDCD 12 - TẠI ĐÂY

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền quan trọng đối với mỗi một công dân trong một quốc gia. Tuy là một quyền quan trọng nhưng trong thực tế không có nhiều người nhận biết và sử dụng quyền này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Thứ nhất: Hình thức gián tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền lực Nhà nước được nhân dân trao cho, đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri về các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

– Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Thứ hai: Hình thức trực tiếp

– Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

– Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng, tuy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước.

– Công dân có thể tham gia vào thảo luận, đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trung cầu ý dân trên quy định của Luật hiện hành. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, nhà nước mong muốn nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao nhất.

– Tham gia góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh.

– Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động cả bộ máy Nhà nước, đấu tranh với các tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lãnh phí hay tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

– Tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở như sinh sống, làm việc tại xác địa phương, cơ quan. Công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động xấu cho sự ổn định và phát triển và từ đó tìm ra cách để khắc phục, giải quyết vấn đề.

– Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức Nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự ổn định và lao động lực phát triển. Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại hay Luật Tố cáo tạo cơ sở cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo và được cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết.

– Đối với trường học:

+ Quý bạn đọc có thể góp ý để xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội, kế hoạch tuần của lớp,…

+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp, tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu trường học, với thầy/cô giáo.

– Đối với chỗ ở:

+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã/phường, huyện/quận về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trường xây dựng các công trình công cộng.

+ Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Như vậy, Ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đã được chúng tôi đưa ra trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu lên một số vấn đề liên quan đến quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?

Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải

Các công việc của xã [phường, thị trấn] được chia làm mấy loại?

Ai là người thực hiện quyền khiếu nại?

Ai là người thực hiện quyền tố cáo?

Trong đời sống của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền

Công dân thực hiện bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông?

Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

Quyền dân chủ nào sau đây thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?

Khi gặp trường hợp nào sau đây, công dân có quyền khiếu nại?

Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, hành vi nào sau đây là đúng?

Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm mấy bước?

Video liên quan

Trả lời Gợi ý Bài 16 trang 57 sgk GDCD 9

a] Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ?

Trả lời:

Những quy định thể hiện quyền:

+ Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992;

+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.

b] Nhà nước ban hành những quy định trên để làm gì ?

Trả lời:

Những quy định độ là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực

c] Liên hệ với tình hình ở trường, lớp [hoặc địa phương] và cho biết em [hoặc gia đình em] được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp [địa phương].

Trả lời:

- Đối với em.

+ Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;

+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.

+ Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp...

- Đối với gia đình em ở địa phương:

+ Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật;

+ Chất vấn đại biếu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội;

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng;

+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nếp sông văn minh và chống tệ nạn xã hội...

Bài 1 [trang 59 sgk Giáo dục công dân 9]: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?

a] Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ;

b] Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;

c] Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ;

d] Quyền được học tập ;

đ] Quyền khiếu nại, tố cáo ;

e] Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;

g] Quyền tự do kinh doanh ;

h] Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Lời giải:

Các quyền: [a], [c], [đ], [h] là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Bài 2 [trang 59 sgk Giáo dục công dân 9]: Em tán thành quan điểm nào dưới đây ? Vì sao ?

a] Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước ;

b] Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người ;

c] Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.

Lời giải:

Em tán thành với quan điểm [c], bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức nhà nước.

Bài 3 [trang 59 sgk Giáo dục công dân 9]: Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp ?

a] Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;

b] Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;

c] Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương ;

d] Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân địa phương ;

đ] Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài... ;

e] Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lời giải:

x

- Các hình thức trực tiếp: [a], [b], [c], [d]

- Các hình thức gián tiếp: [đ], [e]

Bài 4 [trang 60 sgk Giáo dục công dân 9]: Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ : Làm thế nào để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em ? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập ? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học ?... [hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em].

Lời giải:

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ... Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi...

- Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng... Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường...

Bài 5 [trang 60 sgk Giáo dục công dân 9]: Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không ?

Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không ? Vì sao ? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào ? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân ?

Lời giải:

- Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường.

- Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.

- Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường.

Video liên quan

Chủ Đề