Quyền và nghĩa vụ công dân là gì

Công dân là khái niệm để chỉ một cá nhân cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vậy về mặt pháp lý, công dân được hiểu chính xác như nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý 

Theo quy định của pháp luật về công dân:

Một cá nhân được coi là công dân khi có quốc tịch của một quốc gia cụ thể, cá nhân có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hoặc nhiều quốc gia. Nếu không có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào sẽ không được công nhận là công dân.

Công dân của nước nào sẽ được pháp luật của nước đó quy định về quyền lợi và nghĩa vụ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tạo điều kiện để công dân sinh sống và làm việc, công dân có trách nhiệm thực hiện theo đúng nghĩa vụ nhà nước quy định.

Khái niệm công dân là gì?

Từ những căn cứ pháp lý nêu trên, có thể hiểu công dân là một cá nhân, một con người cụ thể mang quốc tịch của một hay nhiều quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân và nhà nước đó. 

Muốn được hưởng quyền lợi công dân của quốc gia thì cá nhân phải mang quốc tịch của quốc gia đó. Công dân sẽ được nhà nước bảo hộ quyền lợi cả ở trong nước và nước ngoài, bên cạnh đó công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của nhà nước.

Theo khoản 1 điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013, công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Công dân và quốc tịch là hai khái niệm song hành, đây là căn cứ duy nhất để xác định một cá nhân có phải công dân của một đất nước hay không.

So với khái niệm cá nhân, công dân sẽ hẹp hơn cá nhân. Cá nhân bao gồm công dân, nhưng công dân không bao gồm cá nhân. Có nhiều cá nhân không phải công dân do không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào, hoặc một quốc gia có nhiều cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia họ mà là những người định cư từ những nước khác trên thế giới.

Ý nghĩa của khái niệm công dân

Là công dân của một nước sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và được bảo vệ bởi nhà nước. Còn đối với những người không phải công dân, thì quyền lợi và nghĩa vụ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Khái niệm “công dân” thể hiện mối quan hệ pháp lý chặt chẽ giữa nhà nước và cá nhân. Để được sinh sống và phát triển toàn diện, việc trở thành công dân của một quốc gia cụ thể là rất quan trọng, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng và xã hội.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, công dân có những quyền cụ thể như sau: 

Quyền dân sự và chính trị: 

Công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân, được quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước, tham gia việc thảo luận, kiến nghị về các vấn đề xã hội,...

Mọi công dân đều có quyền được sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền tước đoạt tính mạng của công dân trái pháp luật.

Quyền kinh tế, văn hoá, xã hội:

Công dân có quyền được đảm bảo về an sinh xã hội, quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc. Công dân có quyền cư trú, đi lại trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về.

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời không được lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để có những hành vi trái pháp luật.

Quyền tự do ngôn luận:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp không phân biệt tuổi tác, giới tính. 

Quyền khiếu nại, tố cáo

Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy những hành vi trái pháp luật, đe dọa đến bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài những quyền cơ bản trên, công dân còn có rất nhiều quyền lợi khác như quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, quyền bảo hộ về hôn nhân, gia đình, quyền bình đẳng giới tính,...

Bên cạnh quyền lợi, mỗi công dân phải có trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ khi nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. Sau đây là những nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Công dân có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng quốc phòng, tuân thủ luật pháp, tôn trọng hiến pháp. Công dân phải tuân thủ kỷ luật lao động, trật tự cộng đồng và những quy tắc xã hội. 

Công dân là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trên thực tế để chỉ một cá nhân có quốc tịch của một hay nhiều quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của công dân theo pháp luật Việt Nam. Cùng Luật Minh Gia tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của công dân:

1. Công dân là gì?

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một quốc gia nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác, người có quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 2013, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Như vậy, quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Muốn được hưởng các quyền công dân của một quốc gia thì người đó phải có quốc tịch của quốc gia đó. Ví dụ: Người mang quốc tịch Việt Nam được xác định là công dân của Việt Nam, có các quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước theo quy định, chính sách pháp luật của nhà nước, được nhà nước bảo hộ.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Theo quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và Nhà nước.

* Quyền của công dân: là các quyền mà pháp luật quốc gia ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, bao gồm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tại các Điều 14 đến Điều 49 Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam có các quyền cơ bản sau:

- Quyền dân sự và chính trị:

+ Quyền sống được quy định tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

+ Quyền tự do và an ninh cá nhân và quyền không bị tra tấn, bạo lực, nhục hình theo quy định tại Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

+ Quyền lựa chọn nơi ở và tự do đi lại [Điều 22].

+ Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo [Điều 24].

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình [Điều 25].

+ Quyền bình đẳng về giới tính [Điều 26].

+ Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước [Điều 27].

+ Quyền về xét xử công bằng [Điều 31]: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

- Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

+ Quyền được bảo trợ và bảo hiểm xã hội [Điều 34].

+ Quyền làm việc và được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng [Điều 35].

+ Quyền được chăm sóc sức khỏe [Điều 38].

+ Quyền học tập [Điều 39]

+ …

* Nghĩa vụ của công dân: là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục, thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc;

- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc;

- Nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân;

- Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật;

- Nghĩa vụ tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng…

Công dân là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trên thực tế, nhưng không phải ai cũng nắm được khái niệm công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận như thế nào trong Hiến pháp hiện hành?

1. Công dân là gì?

Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Ví dụ: Công dân Việt Nam là những người mang quốc tịch Việt Nam.

Công dân trong tiếng Anh được hiểu là Citizen.

2. Quyền của công dân trong Hiến pháp năm 2013:

Quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.

Quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp cụ thể như:

– Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….

Xem thêm: Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 2013

– Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;

Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…

3. Nghĩa vụ của công dân:

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…

Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục quy định rõ hơn nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã có đổi mới trong kỹ thuật lập hiến, sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiến pháp đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền trên một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra; mặt khác, để nội luật hóa các quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Điều này thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tiếp tục kế thừa các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 như, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đối với nghĩa vụ nộp thuế đã có sửa đổi về chủ thể là mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế chứ không chỉ riêng công dân như quy định trong Hiến pháp 1992.

4. Một số ý kiến liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ:

Tối ưu hóa việc ghi nhận nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định

Xem thêm: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Trước tiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm về sự cần thiết của việc hiến định nguyên tắc bởi nó vừa ràng buộc trách nhiệm cao độ của Nhà nước trong việc thể chế hóa pháp lý quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời, nó góp phần tạo ra một môi trường pháp lý mang tính pháp quyền môi trường sống của một xã hội văn minh. Theo khảo sát của chúng tôi về 12 bản Hiến pháp đương đại [Hoa Kỳ, Đức, Ba Lan, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Úc, Trung Quốc], tuy cách thức hiến định khác nhau, song về mặt nội dung, các bản Hiến pháp này đều thừa nhận trách nhiệm tuyệt đối của Nhà nước nói chung, Nghị viện hay Quốc hội nói riêng trong việc “luật hóa” các quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân; đồng thời, tôn trọng những giới hạn hiến định mang tính pháp quyền trong việc xây dựng địa vị pháp lý của công dân cũng như tôn trọng quyền con người.

Tổ chức thi hành nghiêm túc nguyên tắc

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh trước hết đến vai trò chủ động của các nhà chức trách. Họ chính là người khởi động cho quy trình hiện thực hóa nguyên tắc bằng việc thông qua Hiến pháp công bố toàn dân tổ chức thực hiện [chuẩn bị điều kiện vật chất và tinh thầnquyền công dân chỉ có thể được đảm bảo bằng nghĩa vụ của Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng] áp dụng pháp luật khi công dân thực hiện quyền [thủ tục hành chính] xử lý vi phạm [nếu có]. Trong suốt quá trình này, một trong những điều cần tránh chính là hành xử với quyền của công dân với tâm lý của “bề trên”, ban phát ân huệ cho “kẻ dưới”. Đó là mầm mống của mọi điều tồi tệ nhất trong quan hệ giữa nhà chức trách với công dân.

Xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu quả cao

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân được xác lập cao nhất, tập trung nhất bằng cách hiến định. Do vậy, bên cạnh việc hiện thực hóa Hiến pháp một cách chủ động [thi hành], Hiến pháp còn cần được bảo vệ nghiêm ngặt, chống lại sự xâm hại từ phía các cơ quan công quyền, nhân viên công quyền. Đối với việc bảo vệ nguyên tắc hiến định này, phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc đánh giá và tiến tới thừa nhận: công dân có quyền khởi kiện nhà chức trách nếu họ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp và các đạo luật tại Tòa án hành chính [chính xác là Tòa án Hiến pháp, nếu thiết chế này được thành lập].

Việc đảm bảo địa vị pháp lý của công dân là một trong những nhân tố quyết định thành bại của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, địa vị đó không chỉ cần được “trang điểm” bằng một bản văn Hiến pháp mỹ miều. Việc nó được “nuôi dưỡng” và “trưởng thành” như thế nào mới là điều quyết định đối với sự thịnh vượng của nhà nước pháp quyền.

Kết luận: Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các quyền cơ bản của con người, quyền công dân đã được mở rộng hơn trước đây. Trong các công ước quốc tế cũng như trong Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân được thể hiện ở trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để mọi cá nhân và công dân thực hiện các quyền của mình, Hiến pháp quy định trách nhiệm của Nhà nước phải ban hành các đạo luật để tạo hành lang pháp lý cho mọi cá nhân và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.

Video liên quan

Chủ Đề