Rèn luyện EQ như thế nào

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence hay EQ) là khả năng nhận thức, hiểu và quản lý cảm xúc của một người. EQ thường được đánh giá dựa vào 5 yếu tố: (1) khả năng tự nhận thức, (2) tự điều chỉnh, (3) động lực, (4) kỹ năng xã hội và (5) sự đồng cảm.

Người có EQ cao thường thành công hơn trong sự nghiệp và các mối quan hệ, dễ dàng đối phó với tình huống khó và vượt qua căng thẳng tốt. Trí tuệ cảm xúc hoàn toàn có thể rèn luyện được. Dưới đây là một vài cách bạn có thể áp dụng:

1) Rèn luyện khả năng tự nhận thức về bản thân 🧠

Bạn hãy chú ý nhiều hơn đến cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của mình, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định, lời nói và hành động của bạn. Bạn chỉ có thể kiểm soát và thay đổi những điều bạn biết. Bằng cách xác định rõ mình đang cảm thấy như thế nào và nguyên nhân gây ra cảm xúc ấy, bạn sẽ điều chỉnh hành động của mình tốt hơn.

2) Rèn luyện năng lực tự điều chỉnh cảm xúc 🙆‍♀️

Một khi bạn nhận thức được các cảm xúc bên trong mình, bạn có thể rèn luyện năng lực tự điều chỉnh bằng cách cho bản thân thêm thời gian để điều chỉnh hành vi theo cảm xúc. Những ai có khả năng tự điều chỉnh tốt thường có xu hướng linh hoạt và thích ứng tốt hơn với sự thay đổi. Họ cũng thường được xem là giỏi quản lý xung đột và có khả năng giải quyết các tình huống căng thẳng hoặc khó khăn trong công việc. Đây là một kỹ năng thường được đánh giá cao trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

3) Tạo và duy trì động lực liên tục 🎯

Hãy xác định rõ mục tiêu của bạn là gì, tự khen thưởng cho mình khi đạt được từng mục tiêu, và liên tục hướng bản thân vươn tới những mục tiêu mới. Bạn hãy chọn đồng hành cùng những người luôn hăng hái, tràn đầy động lực, cũng như không ngừng cập nhật cho mình những kiến thức, thông tin tích cực. Việc này sẽ giúp bạn duy trì được thái độ sống lạc quan và tinh thần giải quyết vấn đề hiệu quả khi phải đối mặt với các thách thức trong công việc.

4) Cải thiện kỹ năng xã hội 🤝

Bạn hãy tập lắng nghe chủ động và tích cực khi trao đổi với sếp và đồng nghiệp. Chính việc lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu và hoàn thành công việc tốt hơn. Bạn hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể như cách đứng, ngồi, âm lượng giọng nói và biểu cảm gương mặt khi giao tiếp.

5) Trở nên đồng cảm hơn <3

Bạn hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để có thể hiểu và thông cảm cho họ. Đồng cảm là khả năng thấu hiểu được nhu cầu cảm xúc chính đáng của người khác và cư xử với họ một cách phù hợp. Những người thể hiện được khả năng đồng cảm sâu sắc thường có thể phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phối hợp nhịp nhàng với đối tác, và xử lý tốt những khác biệt văn hóa trong môi trường làm việc. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự kết nối tốt hơn trong và ngoài nơi làm việc.

Trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng giữa công việc và hạnh phúc cá nhân. Chọn theo đuổi tinh thần tích cực trong công việc sẽ giúp bạn có thể truyền cảm hứng hành động mạnh mẽ hơn cho những người xung quanh.

Bạn đã rèn luyện được bao nhiêu yếu tố? Hãy áp dụng các mẹo trên để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình và tạo ra sự khác biệt trong môi trường làm việc ngay hôm nay nhé!

EQ (Emotional Quotient) là chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc của con người (khả năng hiểu được cảm xúc của chính mình và của người khác).

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc.

2. EQ bao nhiêu là cao?

Theo 1 nghiên cứu, thang điểm của EQ được tính như sau:

  • Điểm 0 – 25: Thấp
  • Điểm từ 26 – 50: Dưới trung bình
  • Điểm từ 51 – 75: Trên mức trung bình
  • Điểm trên 76: Cao

=> Tổng điểm EQ là điểm trung bình của 6 điểm thang đo EQ bao gồm nhận thức, phát hiện. quản lý, ảnh hưởng, biểu hiện và đồng cảm.

Có thể lấy ví dụ cho 1 người cụ thể ở bảng sau:

Tiêu chíĐiểmXếp loạiNhận thức65Trên mức trung bìnhPhát hiện92CaoQuản lý69Trên mức trung bìnhẢnh hưởng94CaoBiểu hiện100CaoĐồng cảm49Dưới trung bình

Vậy trung bình cộng của 6 tiêu chí này là khoảng 78. Và người này sẽ có chỉ số EQ ở mức cao. 

Không có quá nhiều sự khác biệt về EQ giữa đàn ông và phụ nữ. Đàn ông có điểm EQ trung bình là 65,3 còn phụ nữ là 65,6.

3. EQ khác gì với IQ

Nếu như EQ là chỉ số về cảm xúc thì IQ (Intelligence Quotient) lại là chỉ số thông minh của con người. Người có IQ cao sẽ có tư duy logic, phản xạ nhạy bén và khả năng ghi nhớ rất nhanh.

  • Đặc điểm của người có EQ cao

Đặc trưng nổi bật của EQ là việc nhận ra, đọc tên, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của chính mình; nhận thức và phản ứng thích hợp đối với cảm xúc của người khác; sử dụng cảm xúc để tạo điều kiện cho việc suy nghĩ và hiểu các ý nghĩa tình cảm.

Đối với người có EQ cao, họ là người rất yêu bản thân và sống tình cảm, hòa đồng. Họ biết cách cho đi và nhận lại sao cho xứng đáng. Hầu hết những người như vậy đều khá thành công trong cuộc sống.

  • Đặc điểm của người có IQ cao

Ngược lại, IQ là khả năng học, hiểu và áp dụng thông tin vào các bộ kỹ năng; thể hiện suy luận logic, hiểu từ ngữ và có tư duy về toán học; tư duy trừu tượng, biết cách chọn lọc thông tin không liên quan, vận dụng vào việc phân tích, nghiên cứu và phát triển.

Người sở hữu IQ cao hơn EQ, thường sẽ tập trung lý trí, luôn vận dụng bộ não vào công việc, họ luôn tự tin mình sẽ làm tốt công việc. Do IQ lấn chiếm nhiều hơn nên đa số họ sống khá khép kín và không thích mở rộng nhiều mối quan hệ.

Có thể nhận thấy rằng, chỉ số IQ sẽ giúp bạn vượt qua trường học còn chỉ số EQ sẽ giúp bạn vượt qua cuộc sống. Cả hai chỉ số này đều có vai trò quan trọng như nhau và hỗ trợ cho nhau để tạo nên sự hoàn thiện của một người.

4. Lợi ích của EQ

EQ có vai trò quan trọng để phát triển bản thân. Sẽ chẳng ai vô cảm đến mức họ không thể hiện cảm xúc của mình. Vì thế trí tuệ cảm xúc giúp mỗi cá nhân:

  • Sống hạnh phúc hơn

Khi không bị rơi vào trạng thái stress, không bị cảm xúc tiêu cực chi phối, không có sự rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội, lúc ấy tinh thần và thể chất sẽ thoải mái, khỏe mạnh, cuộc sống ắt hẳn sẽ nhiều tiếng cười hơn.

  • Hiệu suất làm việc cao

Thiết lập lí tưởng sống, xác định điều gì là đúng đắn, là cần thiết cho mình, có kỹ năng quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ khiến người có EQ cao dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

  • Phát triển năng lực lãnh đạo

Một nhà quản trị tài ba sở hữu IQ cao thôi chưa đủ. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nhà lãnh đạo thành công có EQ cao gấp 4 lần IQ. Họ có kỹ năng nhân sự, biết tạo động lực, truyền cảm hứng, giải quyết xung đột, điều khiển nhân viên của mình….

5. Người có EQ cao thường có những hành động gì?

 Nhận biết được những hành động của người có EQ cao sẽ khiến cho bạn có thể xây dựng phương pháp để rèn luyện nó. Dưới đây là 9 hành động mà người có EQ cao sẽ thể hiện:

  • Tự nhận thức bản thân

Đây chính là bước đầu tiên trong việc tạo ra cuộc sống mà bạn muốn sống thông qua cách xác định niềm đam mê, yêu thích; nhận diện tố chất bản thân. 

Ví dụ, một người có niềm say mê với ca hát, họ biết mình có năng khiếu này. Họ muốn vừa làm việc vì đam mê, vừa kiếm tiền và định hướng đi theo con đường nghệ thuật thì họ cần sự trau dồi về kỹ năng thanh nhạc, phong cách biểu diễn…rồi từng bước để thực hiện.

  • Có lối sống lành mạnh

Không chỉ người cao tuổi mới để ý đến lối sống lành mạnh mà hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến vấn đề này.

Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều KOLs, youtuber, blogger nổi tiếng như Sunhuyn, Giang Ơi, Châu Giang nè, Phương Hà 96…đang tích cực theo đuổi phong cách sống này và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Các bài viết, video clip của họ đều mang xu hướng chia sẻ về chế độ ăn uống “eat clean”, lợi ích của việc tập thể dục, cách để loại bỏ sự tiêu cực, làm thế nào để hạn chế các mối quan hệ “toxic” – phá hoại cảm xúc tích cực, học cách tha thứ cho bản thân, cho người khác,…Những nội dung này nhận được hiệu ứng rất tốt từ nhiều độc giả. Đây cũng là cách mà người EQ cao đang nâng tầm ảnh hưởng với mọi người.

  • Vô cùng thận trọng trong giao tiếp

Một người EQ cao cư xử với đồng nghiệp vô cùng thông minh qua sự quan sát phản ứng của họ hôm nay thế nào. Nếu họ buồn thì dành cho họ lời an ủi với ánh nhìn đồng cảm, nếu họ vui thì khen ngợi họ, hoặc là một câu nói xã giao nếu họ đang bối rối về môi trường mới.

Lắng nghe nhiều hơn đặc biệt lúc ai đó đang bộc bạch tâm sự không chỉ thể hiện sự cảm thông mà còn giúp bạn có cơ hội để học hỏi nhiều hơn.

  • Thường xuyên nói cảm ơn và nói xin lỗi đúng thời điểm

Sarah Ockler đã nói “Liệu xin lỗi có tạo nên sự khác biệt không? Có bao giờ không? Nó chỉ là một từ thôi. Một từ bằng cả ngàn hành động”. Người EQ cao thường không ngại nói ra lời xin lỗi, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác, họ dũng cảm nhận lỗi, tiếp thu và rút kinh nghiệm cho bản thân.

  • Biết giúp đỡ và được nhiều người yêu mến và kính trọng

Có một câu chuyện ngắn như thế này. Một du khách nhìn thấy bà lão đang gặp khó khăn trong việc băng qua dòng suối đang chảy xiết, anh đã yêu cầu để cõng bà qua, bà gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, khi sang được bờ, bà lại vội đi mà không nói cảm ơn anh ta. Anh vừa đuối sức vừa tỏ ra hối hận vì đã giúp bà. 

Lúc sau anh đi tới vùng núi, chân bị côn trùng cắn sưng đỏ. May mắn thay, có một cô gái đến mang cho anh thức ăn, thuốc men và một con lừa. Cô cảm ơn du khách vì đã giúp đỡ bà của cô, và giải thích rằng bà không nói được nên gửi những món đồ này vì biết anh sẽ cần để thay lời cảm ơn du khách.

Qua đây, có thể thấy người EQ cao là du khách kia khi đã giúp bà lão,và bà lão cũng vậy khi biết báo đáp ân tình của anh ta. Nếu lòng tốt được cho đi thì chắc chắn sẽ được nhận lại xứng đáng dù sớm hay muộn.

  • Họ là những người dễ thích nghi trong mọi môi trường sống

Họ chấp nhận sự không hoàn hảo, vui vẻ đón nhận những điều bất thường có thể xảy đến. Dù khó khăn hay thử thách, cũng sẽ mạnh mẽ đối diện, không ngại khó, ngại khổ, có thể nói họ là những người “vứt đâu cũng sống tốt”.

  • Khen ngợi thành tích của người khác

Ai cũng mong muốn những cố gắng của mình sẽ được mọi người ghi nhận và đánh giá cao. 

Điển hình như chủ tịch tập đoàn Vingroup – Phạm Nhật Vượng thường xuyên có những lời khen khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không chỉ qua lời nói, ông còn có những phần thưởng vật chất và chế độ đãi ngộ xứng đáng để khích lệ tinh thần cho nhân viên của mình, khiến họ sẵn sàng phấn đấu vì doanh nghiệp.

  • Tiếp thu những góp ý của người khác

Thay vì tự ái hay phàn nàn, người EQ cao sẽ tận dụng những lời khuyên hoặc chỉ trích của người khác để khắc phục điểm yếu, không có quan niệm “bảo thủ” hay suy nghĩ phiến diện.

  • Luôn không ngừng cố gắng để phát triển bản thân

Hầu hết những doanh nhân thành đạt, những người tài giỏi đều luôn không ngừng học hỏi và khao khát phát triển về mọi mặt. Họ có ý chí tiến thủ, bên ngoài toát lên năng lượng tích cực, bên trong lại ẩn chứa lòng nhiệt huyết.

6. Làm gì để rèn luyện EQ?

Vậy làm thế nào để nâng cao chỉ số EQ? Dưới đây là 1 số cách để rèn luyện:

  • Tăng cường năng lực tự nhận thức bản thân

Tìm cách mở rộng phong cách nhận thức: khả năng phản ứng với thay đổi, khả năng kiểm soát.

Xác định các nguyên tắc để làm căn cứ cho hành vi của mình; đặt ra các câu hỏi để phát triển bản thân: mình muốn gì, mình giỏi điều gì nhất, cần làm gì để đạt được điều mình muốn.

Cân bằng trong việc chia sẻ để tạo niềm tin nhưng vẫn giữ được sự riêng tư, bí mật cá nhân.

Viết nhật ký, ghi chú đặc biệt để phân tích: viết ra cảm xúc tiêu cực và tích cực để nhẹ nhõm hơn, biết nhìn nhận chính mình, rút ra những bài học.

  • Luôn tập trung vào những mặt tích cực

Kết giao với những người có suy nghĩ tích cực là cách để bạn cảm thấy cuộc đời không vô nghĩa, chật chội, chắc hẳn tâm hồn bạn sẽ được bừng sáng, yêu đời khi tiếp xúc với người có tầm nhìn tích cực.

Tìm cách để làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc: tạo thói quen mình thích, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, làm từ thiện, bình tĩnh giải quyết đề, đọc sách, thiền, tân trang lại không gian sống…

  • Luôn hướng về hướng lai

Nếu bận rộn suy nghĩ về các cơ hội trong tương lai, bạn sẽ không có nhiều thời gian cho những điều thất bại đã xảy ra và nhanh chóng buông bỏ quá khứ u buồn.

  • Tế nhị trong giao tiếp

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác: Dù biết thấu cảm là tốt, nhưng trong việc hỏi han chuyện cá nhân, nên hiểu việc nào nên việc nào không, đôi khi tò mò quá cũng không tốt. 

 Bên cạnh đó, cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, âm lượng vừa phải để không gây cảm giác lố bịch. Và chọn cho mình phong cách ăn mặc phù hợp với từng hoàn cảnh sẽ tạo ấn tượng tốt cho việc giao tiếp hiệu quả.

  • Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ

Từ chối những việc không thích đáng thay vào đó hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè.

Tự lên kế hoạch và sắp xếp thứ công việc tự ưu tiên hàng ngày là điều cần thiết để tiết kiệm thời gian, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ chẳng hạn như lướt web, mạng xã hội, chơi game nhiều giờ…

Ngưng coi việc thư giãn là phí phạm, bởi nó làm cơ thể bạn tăng khả năng phục hồi sau một ngày lao động mệt mỏi.

Ví dụ về người có EQ cao

Dựa trên điều tra và phân tích, các chuyên gia đã xác định Thụy Điển (71), Na Uy (69) và Phần Lan (67) nằm trong các quốc gia có điểm EQ cao đáng kể trên thế giới.

Mặc dù EQ ở cấp độ tổ chức là tương đối đồng đều, nhưng một số công việc phụ thuộc nhiều vào sự tương tác của khách hàng hoặc nhân viên sẽ có điểm EQ trung bình cao nhất, chẳng hạn như: Hỗ trợ/Tư vấn khách hàng (75), Quản lý và Lãnh đạo (71) và Sales (68). 

Ngược lại, cũng có những công việc có EQ thấp, chẳng hạn như: Chuyên viên kỹ thuật (55), Học sinh (47), Bộ đội/Công an/ Quân nhân (47).

7. Tạm kết

Để hiểu biết về những biểu hiện của người có EQ cao là điều không khó, nhưng làm cách nào để áp dụng hết tất cả vào chính mình lại là điều không dễ. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy nhìn nhận lại bản thân và từng bước thay đổi, bởi việc rèn luyện EQ chắc chắn ai cũng có thể học hỏi được. Làm cho bản thân luôn cảm thấy mãn nguyện và mọi người xung quanh cũng thoải mái chính là biểu hiện cao nhất của EQ.