Rét dưới 10 độ học sinh được nghỉ

Nhiều tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học nếu rét dưới 10 độ C - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay từ ngày 20-2 không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi thuộc Nam Trung Bộ.

Dự báo đến ngày 22-2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8 - 11 độ C, vùng núi 3 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết.

Trước thời tiết diễn biến cực đoan, việc học sinh có được nghỉ học để tránh rét được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tuổi Trẻ Online cập nhật thông tin tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc:

Hà Nội

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 20-2, ông Trần Thế Cương - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội - cho biết trước tình hình rét đậm, rét hại xảy ra diện rộng tại miền Bắc, sở đã quyết định nếu thời tiết dưới 10 độ C, học sinh tiểu học và mầm non sẽ chuyển sang học trực tuyến.

"Với khối THCS, nếu thời tiết dưới 7 độ C, học sinh được nghỉ học tại trường, chuyển sang việc học trực tuyến. Phụ huynh căn cứ vào bản tin dự báo thời tiết tại bản tin Chào buổi sáng lúc 6h sáng trên VTV1 để biết được sáng hôm đó con mình có phải đến trường hay không", ông Cương nói thêm.

Quảng Ninh

Tối cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thúy - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh - cho biết sở đã ban hành công văn hướng dẫn cụ thể về việc cho học sinh các cấp nghỉ học trong bối cảnh thời tiết rét đậm, rét hại.

Cụ thể, đối với học sinh mầm non, tạm thời cho trẻ em nghỉ học từ ngày 21-2 đến hết ngày 25-2 để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại.

"Tuy nhiên, lưu ý các cơ sở giáo dục mầm non, khi thông báo chủ trương này đến phụ huynh trẻ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất của phụ huynh. Nếu gia đình trẻ nào do không có người chăm sóc, trông coi trẻ ở nhà và có nguyện vọng vẫn đưa trẻ đến trường thì cơ sở giáo dục phải bố trí đón trẻ đến trường và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đảm bảo an toàn" - bà Thúy nói.

Đối với cấp tiểu học, căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn và trong cơ sở giáo dục của đơn vị mình, hiệu trưởng xem xét và quyết định tạm thời cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến từ ngày 21-2 đến hết ngày 25-2 để phòng chống mưa rét.

Khuyến khích các trường, các lớp học nếu chưa có ca F0 và vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh thì tiếp tục duy trì học trực tiếp để đảm bảo tiến độ chương trình và chất lượng giáo dục. Trong quá trình tổ chức học trực tiếp cho học sinh cần thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại.

Riêng đối với khối THCS và THPT, tiếp tục duy trì tổ chức học trực tiếp tại trường cho học sinh.

Hải Phòng

Ông Bùi Văn Kiệm - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng - cho biết từ trưa 20-2 sở đã có văn bản chỉ đạo gửi các trường học trên địa bàn.

"Dưới 7 độ C, chúng tôi sẽ cho học sinh THCS nghỉ học, dưới 10 độ C sẽ cho học sinh tiểu học và mầm non nghỉ học. Phụ huynh chú ý theo dõi bản tin dự báo thời tiết lúc 6h sáng mỗi ngày để căn cứ việc cho con tới trường hay nghỉ tại nhà" - ông Kiệm nói.

Ông Kiệm nói thêm, trong trường hợp phụ huynh vẫn muốn cho con tới trường, các trường vẫn sẵn sàng bố trí giáo viên túc trực để đón học sinh.

Hải Dương

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lương Văn Việt - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương - cho biết tỉnh giao quyền cho hiệu trưởng quyết định việc đến trường của học sinh.

"Ngày mai 21-2, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh tiểu học và mầm non sẽ nghỉ học. Đối với cấp THCS, từ lớp 7 trở lên thì tùy tình hình hiệu trưởng sẽ quyết định việc đi học hay nghỉ học của học sinh" - ông Việt thông tin.

Phú Thọ, Vĩnh Phúc tạm dừng học trực tiếp từ 21-2

Ngày 20-2, chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo, tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục tiểu học, THCS từ ngày 21-2 cho đến khi có thông báo mới.

Đối với bậc mầm non, chủ tịch tỉnh Phú Thọ yêu cầu căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn, tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.

Đối với bậc trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo các đơn vị quyết định hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với từng lớp, khối lớp hoặc toàn trường cho phù hợp.

Ngày 20-2, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tỉnh này vừa có văn bản về việc bảo đảm an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các ngành y tế, giáo dục và đào tạo đánh giá mức độ lây lan dịch bệnh trong trường học để quyết định hình thức tổ chức dạy học bảo đảm an toàn cho học sinh và phù hợp nguyện vọng của phụ huynh.

Trong đó, các trường mầm non tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất. Các trường tiểu học, THCS chuyển trạng thái sang học trực tuyến từ ngày 21-2 cho đến khi có thông báo mới của ban chỉ đạo huyện, thành phố.

Các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên duy trì dạy học trực tiếp, thực hiện dạy, học trực tuyến với học sinh thuộc diện F0, F1, kể cả các học sinh có yếu tố bệnh nền nếu phụ huynh có yêu cầu và cam kết bảo đảm các điều kiện học trực tuyến hiệu quả.

PHẠM TUẤN - CHÍ TUỆ

Để có căn cứ tổ chức thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày rét đậm, rét hại tại chương trình "Chào buổi sáng". 

Trưởng phòng GD&ĐT và thủ trưởng trường trực thuộc có trách nhiệm theo dõi bản tin thời tiết phát sóng trong chương trình "Chào buổi sáng" của Đài Truyền hình Việt Nam để sớm thông báo cho học sinh nghỉ học. 

Nhà trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong ngày trời rét. Ảnh minh họa

Theo đó, khi trời lạnh dưới 10 độ C, các đơn vị được phép quyết định cho học sinh tiểu học nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. 

Khi trời khi trời lạnh dưới 7 độ C, các đơn vị cho học sinh trung học cơ sở nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. 

Trong những ngày trời rét đậm, rét hại có thể diễn ra trong những ngày tới, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường lưu ý kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng... Các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; phối hợp với cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục. 

Căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các đơn vị, nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học trực tiếp sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần giải quyết kịp thời để học sinh không phải nghỉ học và được vào lớp học tập bình thường.

Tại Công văn số 472/UBND-KGVX, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo tới các đơn vị, nhà trường tạm dừng phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận trở lại trường học trực tiếp [theo kế hoạch là vào ngày 21/2] cho đến khi có thông báo mới của thành phố.

Học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc 18 huyện, thị xã và học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc 12 quận tiếp tục học trực tiếp theo kế hoạch. Trẻ mầm non trên địa bàn toàn thành phố tiếp tục nghỉ tại nhà.


Nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học tại một số địa phương sẽ được nghỉ học. Ảnh minh họa: Q.Anh

Học sinh được nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp

Những ngày vừa qua, miền Bắc chịu đợt không khí lạnh mạnh gây rét đậm ở nhiều nơi. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhiều tỉnh, thành đã có chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh. Cụ thể, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học cho học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt. Theo đó, các đơn vị, trường học căn cứ vào dự báo thời tiết và thực tế tại địa phương, cho học sinh nghỉ học theo đúng quy định: Mầm non, học sinh tiểu học nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học khi thời tiết dưới 7 độ C.

Cũng theo quy định của Sở GD&ĐT Hòa Bình, trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Các trường cho phép học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo Phòng GD&ĐT bằng văn bản kèm theo kế hoạch dạy bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học. Không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình.

Ở một số địa phương miền núi cao, nhiệt độ tại một số nơi xuống dưới 7 độ C nên các trường học đã cho học sinh nghỉ học tránh rét. Cụ thể, tại Lạng Sơn, vào sáng 17/12, một số huyện của tỉnh Lạng Sơn đã cho học sinh nghỉ học [chủ yếu là trường mầm non và tiểu học]. Cụ thể, huyện Bắc Sơn có 18 trường, Lộc Bình có 17 trường, Văn Lãng có 16 trường, Đình Lập có 2 trường và Tràng Định có 1 trường. Trước đó, từ 16/12, tại hai huyện Văn Quan và Đình Lập có 9 trường cho học sinh nghỉ học. Còn tại Lào Cai, do nhiệt độ khu vực giảm sâu, từ sáng 18/12, một số trường học tại Sa Pa, Bắc Hà [Lào Cai] cho học sinh nghỉ học tránh rét.

Còn tại Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.

Căn cứ vào thời tiết lúc 6h15 sáng có thể chưa phù hợp?

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh đi học trong những ngày rét đậm, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Các trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm [theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT]. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học".

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quy định nếu thời tiết dưới 10 độ C học sinh mầm non, tiểu học sẽ nghỉ học; nhiệt độ dưới 7 độ C học sinh THCS sẽ được nghỉ. Phụ huynh căn cứ vào bản tin thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam lúc 6h15 phút để có thể biết được con có được nghỉ hay không. Trường hợp phụ huynh vẫn đưa con đến trường, nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, chăm sóc học sinh. Tuy nhiên, theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, mùa đông năm nay, Sở sẽ nghiên cứu để điều chỉnh lại bởi nhiệt độ vào lúc 6h15 thấp nhưng thường là sẽ được nâng lên vài độ sau 7 - 8 giờ, các trường sẽ điều chỉnh giờ học muộn hơn…

Trên thực tế, trong các đợt nghỉ vì rét tại Hà Nội trước đây [ví dụ như các năm 2013, 2016, 2018] mặc dù theo quy định được nghỉ, song nhiều trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội khá "lúng túng" bởi thời điểm này khó có thể thông báo cho phụ huynh học sinh mà chỉ viết thông báo ở cổng trường. Nhiều phụ huynh đưa con đến trường lại phải vội vã trở về, cũng có nhiều phụ huynh do không bố trí được người trông con nên vẫn đành đưa con đến trường học như bình thường…

Theo ghi nhận, nhiều trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội cũng như phụ huynh cho rằng, phương án nếu trời rét dưới 10 độ mà không có mưa, điều chỉnh giờ học muộn hơn là hợp lý chứ không nên cho đồng loạt nghỉ. "Nhiệt độ dưới 10 độ ở thành phố nếu không có mưa thì cũng không rét lắm, ngày này bố mẹ vẫn phải đi làm nên cho con nghỉ cũng khó. Vì thế, nếu như nhiệt độ ở mức khoảng 10 độ và không mưa thì cũng không nên cho học sinh nghỉ học. Thay vào đó, học sinh có thể cắt giờ học môn phụ để học sinh vào muộn hơn và ra về cũng sớm hơn bình thường để đảm bảo an toàn", chị Thu Hương có con học lớp 4 tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ.

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT có quy định, Giám đốc Sở GD&ĐT được quyền quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Nguồn: //giadinh.net.vn/giao-duc/lanh-duoi-10-do-c-hoc-sinh-duoc-nghi-hoc-co-hop-ly-2020122114391...Nguồn: //giadinh.net.vn/giao-duc/lanh-duoi-10-do-c-hoc-sinh-duoc-nghi-hoc-co-hop-ly-20201221143911072.htm

Video liên quan

Chủ Đề