Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội

Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội

Trong năm 2021 vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lâm Bình đã tập trung huy động nguồn vốn, trong đó chú trọng nguồn vốn do NHCSXH Trung ương cân đối, tổ chức tham mưu cho Hội đồng quản trị NHCSXH huyện phân khai chỉ tiêu vốn kịp thời; tập trung đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động của toàn đơn vị an toàn và hiệu quả. Kết quả đạt được trên các mặt công tác như sau: Về công tác tín dụng, tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2021 đạt: 415 tỷ 134 triệu đồng tăng 103 tỷ 830 triệu đồng so với năm 2020, trong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt: 390 tỷ 048 triệu đồng, tăng 107.109 triệu đồng. Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất là 19 tỷ 943 triệu đồng, tăng so với năm 2020 là 25 tỷ 946 triệu đồng, đạt 100,13% kế hoạch năm 2021. Nguồn vốn Ngân sách tỉnh ủy thác: 2 tỷ 580 triệu đồng, Nguồn vốn Ngân sách huyện ủy thác: 2 tỷ 564 triệu đồng, tăng 520 triệu đồng so với năm 2020. Về sử dụng vốn, tổng doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm là: 88 tỷ 694 triệu đồng, với 1.975 lượt khách hàng vay vốn. Tổng doanh số thu nợ lũy kế từ đầu năm là: 77 tỷ 516 triệu đồng. Tổng dư nợ cho vay các chương trình thực hiện đến hết năm 2021 là 395 tỷ 191 triệu đồng đạt 99,99% kế hoạch năm 2021, tăng so với năm 2020 là: 107 tỷ 109 triệu đồng, với 7.938 hộ còn dư nợ.

Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội

Trong quá trình tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch ở xã, các tổ giao dịch đã chấp hành nghiêm túc lịch giao dịch định kỳ cố định hàng tháng và duy trì thực hiện việc họp giao ban sau khi kết thúc phiên giao dịch với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác và Tổ Tiết kiệm và vay vốn, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã các vấn đề xảy ra trong phiên giao dịch để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc đồng thời triển khai nhiệm vụ tháng tiếp theo. Thực hiện nghiêm túc các nội dung công khai tại điểm giao dịch, niêm yết đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi như: Thông tin về chính sách của từng chương trình cho vay, lãi suất cho vay; danh sách các hộ còn dư nợ tiền vay, tiền gửi tiết kiệm... từ đó giúp cấp ủy chính quyền địa phương, nhân dân nắm bắt kịp thời và thực hiện quyền giám sát hoạt động của NHCSXH ngay tại nơi cư trú. Đặc biệt, tại các điểm giao dịch xã đều có hòm thư góp ý; số điện thoại, địa chỉ Email đường dây nóng được niêm yết công khai theo đúng hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH. Công tác phối hợp giữa Phòng Giao dịch NHCSXH huyện với các tổ chức hội nhận ủy thác trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và đạt được hiệu quả nhất định, đã trao đổi thông tin 2 chiều kịp thời xử lý những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ, thực hiện tốt các nội dung trong văn bản hợp đồng ủy thác đã ký.

Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhờ tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng trên các lĩnh vực đã góp phần triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội thực hiện công tác đối chiếu, phân loại nợ năm 2022

(LĐXH) Để đánh giá thực trạng, hiệu quả chất lượng vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, định kỳ 3 năm một lần, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức đối chiếu, phân loại nợ đến 100% khách hàng đang có dư nợ tiền vay.

Ngày 19 tháng 11 năm 2021, Tổng Giám đốc NHCSXH có công văn số 10726/NHCS-QLN về việc triển khai thực hiện đối chiếu, phân loại nợ của khách hàng năm 2021. Theo đó, thời gian đối chiếu phân loại nợ năm 2021 thực hiện từ 01/01/2022 đến 31/5/2022. Tổng số khách hàng Chi nhánh NHCSXH thành phố phải đối chiếu, phân loại nợ là trên 254 nghìn người trên địa bàn 579 xã, phường, thị trấn toàn thành phố.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2022, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố ban hành văn bản chỉ đạo Ban đại diện quận, huyện, thị xã và các ban, ngành liên quan phối hợp với NHCSXH kịp thời triển khai công tác đối chiếu nợ. Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện trực thuộc căn cứ tình hình phòng chống dịch covid-19, báo cáo và tham mưu Phó Chủ tịch UBND - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp có văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đối chiếu, phân loại nợ trên địa bàn. Trong đó, giao Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Ban chỉ đạo đối chiếu phân loại nợ của từng xã, thành phần gồm Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng ban; các thành viên gồm đại diện Ban giảm nghèo, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng Công an cấp xã và Cán bộ tín dụng NHCSXH phụ trách địa bàn làm thư ký.

Trên cơ sở kết quả đối chiếu, phân loại nợ, NHCSXH sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã tổ chức đánh giá thực trạng nợ trên địa bàn từng xã và chỉ đạo xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình đối chiếu, phân loại nợ.

Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội
Thực hiện đối chiếu, phân loại nợ tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Thực hiện chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, tại xã Phú Cường - Huyện Ba Vì đã thành lập Ban chỉ đạo đối chiếu phân loại nợ xã, được UBND xã chỉ đạo thực hiện tại địa điểm các nhà văn hóa thôn. Ngày đối chiếu, cán bộ NHCSXH cùng cán bộ Hội đoàn thể đến rất sớm, trang bị đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn, đo thân nhiệt cho khách hàng, kê bàn ghế, bố trí khách hàng ngồi giãn cách. Chị Nguyễn Thị Vinh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: các Hội đoàn thể xã phối hợp với trưởng thôn và các tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phân chia giờ và thông báo đến người vay ra đối chiếu để tránh tập trung đông người và bà con không phải chờ lâu.

Mặc dù thời điểm giáp tết, nhưng chị Nguyễn Thị Bích Nụ - thôn Phú Thịnh, xã Phú Cường, huyện Ba Vì vẫn sắp xếp thời gian lên nhà văn hóa thôn đúng giờ để tham gia đối chiếu nợ với NHCSXH huyện. Chị chia sẻ, tôi được vay vốn NHCSXH huyện Ba Vì đến nay đã được hơn 5 năm, từ vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, trả hết nợ, chị đã chuyển sang vay vốn Giải quyết việc làm  và Nước sạch vệ sinh môi trường. Chị đã tham gia đối chiếu nợ với NHCSXH lần này là lần thứ 2. Hồ sơ vay vốn được Hội đoàn thể xã và tổ trưởng hướng dẫn tận tình, khi giải ngân và trả nợ chị đều lên giao dịch với NHCSXH tại UBND xã. “Tôi vừa đối chiếu xong, đúng số tiền gốc, lãi rồi. Giờ yên tâm ra về để chuẩn bị cắt bưởi bán phiên chợ chiều”. Chị vui vẻ chia sẻ.

Chúng tôi đến xã Đại Đồng – huyện Thạch Thất vào một ngày đầu năm Nhâm Dần, trao đổi với chúng tôi, chị Kiều Thị Hà - Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết, xã Đại Đồng có trên 500 người vay đang còn dư nợ nguồn vốn của NHCSXH huyện. Theo Quyết định của Chủ tịch UBND xã, chúng tôi tổ chức đối chiếu tại 3 điểm đối chiếu tại các nhà văn hóa thôn. UBND xã đã thông báo kế hoạch đối chiếu lên đài truyền thanh xã để người dân biết và thực hiện. Hội Phụ nữ xã và các Hội đoàn thể khác đang quản lý nguồn vốn đã chỉ đạo các Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn phối hợp với trưởng thôn thông báo đến từng người vay thời gian đi đối chiếu nợ để bà con thực hiện nhằm giảm thời gian chờ đợi và thực hiện phòng chống dịch. Người dân chấp hành rất tốt.

“ Chúng tôi chia thành các tổ đối chiếu, chia ca, chia giờ theo từng tổ để người dân sắp xếp công việc lên đối chiếu nhanh chóng, thuận lợi. Đến 11h trưa, qua tổng hợp từ các tổ đối chiếu đã có trên 50% số người vay của xã Đại Đồng lên đối chiếu” -  Phó Giám đốc NHCSXH huyện Thạch Thất – Dương Quốc Mạnh cho biết”. Tính đến giữa tháng 2/2022, Thạch Thất đã đối chiếu được 6/23 xã với 95% số khách hàng phải đối chiếu của các xã. Dự kiến đến 30/4/2022, phòng giao dịch sẽ thực hiện xong công tác đối chiếu, phân loại nợ.

Theo tổng hợp của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, đến giữa tháng 02/2022, các phòng giao dịch NHCSXH thuộc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã đối chiếu được gần 70 nghìn khách hàng đang dư nợ, chiếm gần 28% tổng số khách hàng phải đối chiếu.

Thu Hiền

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội tích cực phối hợp với các Tổ chức Chính trị xã hội triển khai các chương trình tín dụng chính sách

(LĐXH) Ngày 13/4/2022, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã diễn ra Hội nghị giao ban liên ngành giữa Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với các Tổ chức Chính trị Xã hội (TCCTXH) gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên CSHCM thành phố để đánh giá công tác ủy thác cho vay 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH cùng 4 TCCTXH thành phố và cán bộ các phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Theo đánh giá của ông Phạm Văn Quyết – Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội: Trong 3 tháng đầu năm 2022,  tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động của NHCSXH và việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng NHCSXH và các TCCTXH thành phố Hà Nội đã khắc phục khó khăn, tiếp tục phối hợp tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.

Đến 31/3/2022, tổng dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Chính trị Xã hội 11.637 tỷ đồng, chiếm 97,3% tổng dư nợ; dư nợ ủy thác tăng 22 tỷ đồng, so với đầu năm, với gần 250 ngàn hộ còn dư nợ tại 7.082 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), dư nợ bình quân đạt 47 triệu đồng/hộ.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho trên 28 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Hà Nội được vay vốn tại NHCSXH, trong đó có 481 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, gần 19 ngàn lượt khách hàng vay vốn chương trình cho vay GQVL, góp phần thu hút trên 21 ngàn lao động; cho vay xây dựng mới và cải tạo trên 17.600 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn,…Các chương trình tín dụng chính sách giải ngân qua NHCSXH đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, hỗ trợ kịp thời các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn khắc phục ảnh hưởng, thiệt hại bởi dịch COVID-19, duy trì và khôi phục chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh.

Review lượng Ngân hàng Chính sách xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tham gia Hội nghị giao ban liên ngành về 

triển khai các chương trình tín dụng chính sách

Dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Chính trị Xã hội đều tăng so với đầu năm. Trong đó, Hội Phụ nữ quản lý dư nợ cao nhất với trên 134,5 nghìn hộ vay thuộc 3.705 Tổ TK&VV, dư nợ 6.304 tỷ đồng. Hội Nông dân dư nợ 2.874 tỷ đồng với trên 65 nghìn hộ vay thuộc 1.851 Tổ TK&VV. Hội Cựu chiến binh dư nợ 1.917 tỷ đồng với trên 38 nghìn hộ vay thuộc 1.196 Tổ TK&VV. Đoàn Thanh niên dư nợ 542 tỷ đồng, với trên 11 nghìn hộ vay thuộc 330 Tổ TK&VV.

NHCSXH đã phối hợp với TCCTXH cấp xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện phương án phòng, chống dịch tại các điểm giao dịch. NHCSXH và các TCCTXH Thành phố thường xuyên thông tin 2 chiều, trao đổi về những thay đổi trong quy trình nghiệp vụ, chủ trương, chính sách mới, những khó khăn, vướng mắc phát sinh... trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để thống nhất chỉ đạo theo ngành dọc.

Ngay trong tháng 01/2022, NHCSXH và TCCTXH các cấp đã khẩn trương tập trung việc ký kết Văn bản liên tịch (đối với TCCTXH cấp Thành phố, cấp huyện) và Hợp đồng ủy thác (đối với TCCTXH cấp xã) làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện, Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Chỉ đạo các đơn vị cơ sở nắm bắt, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn các chương trình cho vay; phối hợp với TCCTXH các cấp và các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời nguồn vốn thu hồi và vốn tăng trưởng theo chỉ tiêu kế hoạch được Trung ương và UBND thành phố, quận, huyện, thị xã giao.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chỉ đạo các đơn vị thường xuyên phối hợp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV thông qua buổi họp giao ban tại xã để tìm giải pháp khắc phục đối với các tổ xếp loại trung bình, yếu.

Trong quý I/2022, NHCSXH và TCCTXH cấp xã đã phối hợp xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai thực hiện, kết quả đến 31/03/2022 đã đối chiếu được 217.978 khách hàng vay vốn trên tổng số 254.076 khách hàng phải đối chiếu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đối chiếu là 86%.

Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ thành phố cho biết, trong quý I/2022, Hội phụ nữ thành phố đã tích cực thực hiện công tác kiểm tra giám sát tại các quận, huyện, thị xã. Qua công tác kiểm tra giám sát tại cơ sở, một số nơi còn có tình trạng tổ TK&VV họp tổ không đủ thành phần; còn tâm lý e ngại rủi ro nên bình xét mức cho vay thấp và đều nhau, do đó người vay sử dụng không hiệu quả. Trong thời gian tới, các TCCTXH Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCCTXH trực thuộc và Hội cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, rà soát đối tượng đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn, tổ chức họp tổ đầy đủ thành phần, bình xét cho vay dân chủ, xét mức cho vay phù hợp với nhu cầu của từng hộ để người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách. Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố cho biết, trong tháng 4/2022, Hội LHPN thành phố sẽ phối hợp với Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội tổ chức lớp tập huấn về tín dụng chính sách cho lãnh đạo và cán bộ Tổ chức Chính trị Xã hội cấp huyện. Nội dung tập huấn sẽ tập trung vào các văn bản, chính sách mới và công tác kiểm tra giám sát cơ sở và các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác ủy thác vay vốn tín dụng chính sách.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã thống nhất phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Chi nhánh NHCSXH và các TCCTXH sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ Tổ chức Chính trị Xã hội nhận ủy thác trong việc theo dõi, quản lý, đôn đốc, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; đồng thời tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Tổ chức Chính trị Xã hội các cấp đối với việc thực hiện tại cơ sở; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác. Tiếp tục phối hợp thực hiện hoàn thành công tác đối chiếu, phân loại nợ phấn đấu xong trước 30/4/2022. Rà soát các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan để trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách và tuyên truyền về Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và các chương trình tín dụng chính sách được Chính phủ giao NHCSXH thực hiện tại Nghị quyết để mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn đều hiểu, nắm bắt và tiếp cận nguồn vốn vay nếu có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn; nâng cao chất lượng công tác bình xét cho vay và tăng cường sự tham gia kiểm tra giám sát của Chính quyền tại cơ sở, của  trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để nguồn vốn cho vay đúng đối tượng, an toàn và sử dụng có hiệu quả. Phối hợp tham mưu UBND các cấp tổ chức Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các quận, huyện, thị xã và Thành phố; đề xuất khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách.

Thảo Lan