Ruốc cóc có giá bao nhiêu?

[PLO]- Thịt cóc được dân gian sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, tuy nhiên nó tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất cao.

Thấy nhiều người mách cho trẻ ăn ruốc [chà bông] từ thịt cóc rất tốt vì nhiều đạm nhưng tôi cũng thấy có nhiều trường đã từng phải nhập viện vì bị ngộ độc thịt cóc. Vậy thực tế thịt cóc có bổ không? [Minh Anh, Hai Bà Trưng, Hà Nội].

Trả lời

Trước kia, do điều kiện môi trường đất đai rộng, cóc sống ở môi trường tự nhiên khá dồi dào nên một số gia đình đã sử dụng thịt cóc làm thực phẩm.

Ngày nay, do điều kiện kinh tế ngày một nâng cao, nguồn thực phẩm hiện nay rất đa dạng phong phú, vì vậy bữa ăn của người dân có nhiều lựa chọn về thực phẩm giàu dinh dưỡng với mức giá phù hợp và an toàn, thì tốt nhất không nên mạo hiểm với thịt cóc.

Thịt cóc là một nguồn thực phẩm tốt khi biết cách sử dụng. Trong 100 gam cóc có chứa 18,6 gam đạm, ngoài ra còn có một số yếu tốt vi lượng đặc biệt là kẽm rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Theo quan niệm của đông y, thịt cóc có tác dụng bổ tỳ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Ảnh: NL

Theo quan niệm của đông y, thịt cóc có tác dụng bổ tỳ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Tuy vậy khi sử dụng thịt cóc cần hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì một số bộ phận của cóc như gan, da, trứng có chứa độc tố có thể gây chết người, đã có nhiều vụ ngộ độc dẫn đến tử vong cho trẻ xảy ra.

Trong quá trình chế biến nếu không cẩn thận độc tố nhiễm vào thịt cóc, tùy theo mức độ nhiễm độc tố mà mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Nhiễm ít, trẻ có biểu hiện ngộ độc nhẹ, nhiều có thể gây tử vong.

Không nên cho trẻ ăn thịt, ruốc cóc và các loại thực phẩm chế biến từ thịt cóc của những người bán hàng rong vì nguy cơ bị ngộ độc rất cao do không kiểm soát được quá trình chế biến của họ. Ngoài sự lựa chọn thịt cóc, nên cho trẻ ăn thịt gà, ếch, tôm, cua…về mặt dinh dưỡng cũng bổ không kém thịt cóc mà giá thành lại rẻ và an toàn cho trẻ.

Những người làm ruốc cóc để bán luôn khẳng định có kinh nghiệm lâu năm, nên thịt cóc không còn dính độc tố. Trên thực tế trong quá trình chế biến, nếu không cẩn trọng và chỉ sơ xuất là những chất độc có trong da, những nốt sần sau tai, trứng và gan cóc nhiễm vào thịt.

Cách làm cóc tại nhà, các bà mẹ cũng nên cẩn thận để tránh nhiễm độc. Cụ thể, khi làm cóc, nên chặt đầu ở vị trí phía dưới hai u tuyến nhựa sau tai, bỏ bàn chân và toàn bộ phủ tạng cóc. Chú ý không để nhựa cóc văng vào mắt.

Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thịt cóc, tốt nhất móc họng cho trẻ nôn ra hết thức ăn và nhanh chóng đưa trẻ đến cấp cứu tại cơ sở gần nhất.

Các triệu chứng của ngộ độc thịt cóc là mệt mỏi, lạnh, nhức các chi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy mất nước, hạ huyết áp, tim đập chậm, có khi chậm hơn hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

[VietQ.vn] - Hiện nay, nhiều người vì quá tin vào tác dụng của ruốc cóc đã chẳng ngần ngại bỏ tiền ra mua cho trẻ bị suy dinh dưỡng mà không hề biết rằng ruốc cóc có thể gây ngộ độc.

Chia sẻ

  • Ngộ độc chết người vì thịt cóc bán rong

  • Nguy cơ ngộ độc vì sữa đậu nành bán rong

  • Nước sốt cà chua gây ngộ độc bị thu hồi

  • Giá vàng hôm nay: Giá vàng trong nước đi ngược đà tăng của thế giới

Ruốc cóc được rao bán ở mọi góc phố phường

Hằng ngày, người dân phường Vạn Mỹ [quận Ngô Quyền] quen với cảnh chị Nguyễn Thị T., ở xã An Thọ, huyện Đan Phượng [Hà Nội] đạp xe chở lồng cóc khắp các ngõ, phố với lời rao phát qua loa đài: "Ruốc cóc, ruốc cóc, ruốc cóc đê". Mỗi ngày, chị T. bán gần 10kg cóc sống nguyên con. Chị T. thường để lại số điện thoại để ai cần thì liên hệ. Nhiều trường hợp chị đến tận nhà người mua và chế biến cóc tại chỗ.

Ruốc cóc được rao bán khắp mọi nẻo phố phường. Ảnh minh họa

Chị T., cho biết, ở xã An Thọ và các xã lân cận có hàng trăm người làm nghề bán thịt cóc làm ruốc tỏa đi khắp nơi, từ Hà Nội đến Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… Thường mọi người đi theo nhóm 5 - 10 người, thuê nhà trọ để ở và bán cóc làm ruốc trên một địa bàn nhất định. Mỗi lần đi xa, cả nhóm mang theo vài tạ cóc sống. Khi bán hết số hàng mang theo, chỉ cần điện thoại về nhà là có người chuyên lo khâu thu gom gửi đến. Hiện cóc còn sống để nguyên con có giá 170.000 đồng/kg, thịt cóc làm sạch có giá 600.000 đồng/kg, còn giá ruốc cóc lên tới 1,5 triệu đồng/kg. Khách thích mua cóc sống, thịt đã sơ chế hay ruốc, "kiểu gì cũng chiều".

Còn tại TP.HCM, trên những tuyến đường xe cộ đông nghẹt đến các con hẻm vắng, người dân đều bắt gặp những chiếc xe đạp cà tàng, chiếc honda cũ chở cóc đi bán với những lời rao hết sức "mát" tai. Điều đáng nói là những người bán cóc có thể hành nghề bất kì lúc nào, ở đâu. Bên cạnh đó, "công nghệ" chế biến ruốc cóc của những tay thợ chuyên lẫn không chuyên khiến dư luận không khỏi giật mình.

‘Công nghệ’ làm ruốc cóc liệu có an toàn?

Theo chân những “lồng cóc di động” từ khắp các ngõ ngách Hà Nội mới vỡ lẽ ra rằng, đám người ấy cùng làng và quen nhau cả. Họ đến từ ngôi làng mà nhờ con vật xấu xí này, nhiều nông dân đã đổi đời xây được nhà cao cửa rộng, trở thành triệu phú, xóm Thái Bình, huyện Thọ Xuân, Đan Phượng, Hà Nội, nơi được mệnh danh là trung tâm phân phối, chế biến cóc lớn nhất miền Bắc.

Cụ Xuân, mẹ anh Lâm, một hộ gia đình ở cụm dân cư số 8, là một trong những cơ sở chế biến thịt cóc lớn nhất xã Thọ Xuân, năm nay đã 80 tuổi và cụ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề thịt cóc. Cụ chia sẻ: “Bí quyết gì đâu, quen tay là làm được thôi mà. Con cóc sống đem rửa sạch, mổ bụng vứt hết nội tạng, bỏ đầu và bàn chân bàn tay đi sau đó lột da, chỉ lấy phần thân và hai đùi”.

Quy trình làm ruốc cóc có thực sự an toàncho người tiêu dùng?. Ảnh minh họa

Con ngõ nhỏ cạnh sát mép rãnh nước thải nhà anh Lâm được biến thành xưởng chế biến cóc tại gia. Cứ 4 lao động tạo thành một “kíp” chế biến cóc, người chuyên bỏ đầu, người chuyên lột da, người chuyên nhúng rửa. Để “chuyên nghiệp hóa” công đoạn cắt bỏ đầu cóc, cụ Xuân dùng một cây kéo thợ may cỡ to, gắn xuống một tấm gỗ tạo thành một dụng cụ như kiểu “cẩu đầu trảm” thời trước.

Loanh quanh hỏi chuyện đám thợ cóc tại nhà anh Lâm, phóng viên mới giật mình bởi có nhiều thợ làm cóc ở đây chỉ học hỏi “kinh nghiệm” trong… 10 ngày. “Em ngồi xem bà Xuân làm cóc một buổi là làm được, đơn giản lắm” – Hà, một nữ lao động khoảng chừng 25 tuổi cho biết. Mới vào nghề được ít ngày nhưng Hà đã là lao động chính, phầm phập cắt, roèn roẹt lột da hàng tạ cóc. Khi được hỏi: “Em không sợ chất độc dính vào thịt cóc à, có cách gì để thử độc được không?”. Hà ngước mắt nhìn tôi, cáu gắt: “Em làm cẩn thận lắm, dính làm sao được, không cần phải thử đâu anh”.

Ngoài ra, theo báo giới đưa tin, nhằm tạo lòng tin đối với khách hàng, nhiều người bán cóc dạo đã vào tận nhà chế biến cóc cho gia chủ xem. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến phản ánh, người bán cóc có trộn một loại gia vị vào ruốc cóc thường là bột màu trắng, hoặc màu nâu… khiến thịt cóc không còn mùi vị đặc trưng. Chị Hoàng Mai, ngụ đường Nguyễn Văn Quá, quận 2, TP. HCM cho rằng: "Bột mà người bán cóc thường sử dụng là một loại thuốc tăng trưởng, hay bột nở… Vì khi cho các loại bột này vào, thịt sẽ nở ra rất nhiều. Mùi thơm vốn có của thịt cóc sẽ biến thành mùi ngái ngái".

Thận trọng kẻo ngộ độc vì ruốc cóc!

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, thịt cóc chính là con dao hai lưỡi với người sử dụng. Nó rất bổ nhưng cũng có thể giết người bất cứ lúc nào khi chỉ còn một chút chất độc dính trên cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn – Phó giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Thịt cóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hàm lượng protid và lipid trong thịt cóc cao [53% protid, 12% là lipid], hàm lượng sắt và kẽm hơn hẳn các loại thịt thông thường [65% sắt và 10% là kẽm]. Các acid amin trong cóc là các acid amin quan trọng với hệ thần kinh và dễ hấp thu. Vì thế, thịt cóc có tác dụng bồi bổ, điều trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em”.

Thế nhưng ngược lại, cóc cũng chứa chất bufotoxin – là một chất kịch độc có thể gây chết người ngay lập tức. Chất độc này có nhiều ở da, trứng, gan cóc. Nếu dùng dao không sắc để chế biến cóc, chất độc này rất dễ dính vào phần thịt được dùng để ăn.

Vì vậy, người dân không nên ăn thịt cũng như các bộ phận của cóc vì có thể gây ngộ độc, tỷ lệ tử vong cao. Có người qua được cơn nguy kịch thì bị suy thận, vô niệu... Hơn nữa, cóc rất bẩn có nhiều giun sán, ký sinh trùng.

Người bị ngộ độc có thể bị tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, hạ huyết áp, một số trường hợp có thể co giật.

Đồng thuận với quan điểm trên, bác sĩ Mai Ngọc Tung, Trưởng khoa Ngoại phụ Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố cho biết, theo quan niệm dân gian, thịt cóc bổ dưỡng nên thường được làm ruốc hoặc một số món ăn khác dành cho trẻ em. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình chế biến, nếu không cẩn trọng và có kinh nghiệm, những chất độc có trong da, những nốt sần sau tai, trứng và gan cóc nhiễm vào thịt cóc. Nhiễm ít dẫn tới tình trạng trẻ bị ngộ độc, nhiều có thể gây tử vong. Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thịt cóc, tốt nhất móc họng cho trẻ nôn ra hết thức ăn và nhanh chóng đưa trẻ đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Tốt hơn là nên cho trẻ ăn những loại thịt khác như gà, ếch, tôm, cua…, về dinh dưỡng không kém gì thịt cóc mà giá thành lại rẻ và an toàn.

Linh Nguyễn [Tổng hợp]

 

Ngộ độc thực phẩm vì rửa thịt gà sống

Bột ngô mốc: Mầm họa gây ngộ độc

10 nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè

Ngộ độc chết người vì thịt cóc bán rong

Nên đọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Chất lượng Việt Nam

Từ khóa:ruốc cóc, ngộ độc, sơ chế thịt cóc, bufotoxin, dinh dưỡng, ruốc cóc cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ em, thịt cóc

Chủ Đề