Sinh viên với môi trường học tập

Vào đại học, các tân sinh viên bắt đầu làm quen với môi trường mới, mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tào theo học chế tín chỉ. Vì vậy, các em sẽ vô cùng lo lắng cho việc học của chính mình. Do đó, làm thế nào để giúp các em vượt qua những bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu và học tập tốt cho 4 năm đại học luôn là vấn đề được Trường Đại học Kiên Giang quan tâm.

Hầu hết các trường đại học hiện nay tại Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Kiên Giang, đã áp dụng hình thức đào tạo theo  tín chỉ. Hình thức đào tạo này giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động trong học tập nhưng cũng đòi hỏi các em phải có tinh thần học tập tích cựcnăng động.

Đối với các tân sinh viên, những buổi đầu đến giảng đường đại học có rất nhiều bỡ ngỡxa lạ, từ phương pháp giảng dạy đến việc tìm ra cách học hiệu quả cho chính mình. Những điều này khiến cho sinh viên vô cùng lo lắng. Hiểu được những lo lắng đó của sinh viên, Trường Đại học Kiên Giang đã tổ chức buổi học chuyên đề về “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” cho tân sinh viên của Trường.

Tân sinh viên tham gia học chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học”

Chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” do TS. Nguyễn Tấn Phong phụ trách giảng dạy. TS. Phong có nhiều năm học tập và làm việc tại Trường Đại học James Cook, Bang Queensland, Australia. Khi về lại Việt Nam, TS. Phong tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là Giáo sư trợ lý. TS. Phong trước đây cũng có cùng lo lắng như tân sinh viên của trường.

TS. Nguyễn Tấn Phong

TS. Nguyễn Tấn Phong mở đầu buổi học chuyên đề bằng câu chuyện của chính mình: “Từ năm 1989 đến 1992, tôi học trường chuyên Lương Văn Chánh, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Tôi từng là học sinh giỏi cấp tỉnh và tham gia rất nhiều kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia. Tôi đã thi đỗ cao vào Khoa Ngôn Ngữ Anh, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn]. Tuy nhiên, sau 4 năm đại học, tôi ra trường với tấm bằng ở hạng trung bình. Tôi đã từng tự hỏi bản thân mình là tôi thực sự học không giỏi hay tôi không  có phương pháp học tập phù hợp với môi trường đại học. Sau nhiều năm tham gia học tập ở nhiều môi trường khác nhau, tôi đã thấy rằng tôi đã không có phương pháp học tập phù hợp tại môi trường đại học”. Từ kinh nghiệm bản thân và tham gia giảng dạy và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, TS. Nguyễn Tấn Phong nhận thấy rằng học đại học cần phải có phương pháp và đây là điều quan trọng giúp sinh viên học tốt ở môi trường đại học.

Ngoài nội dung trên, TS. Nguyễn Tấn Phong có lời khuyên và động viên các tân sinh viên rằng “Để học tập tốt ở môi trường đại học, mỗi sinh viên cần phải: chủ động, tích cực và kiên trì trong việc học”.

Tân sinh viên tập trung lắng nghe thầy giảng

Sau khi lắng nghe những nội dung của chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học”, một tân sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cho biết: “Em thấy nội dung của bài học hôm nay rất ý nghĩa cho em, vì em cũng đang lo lắng khi bắt đầu hành trình dài của 4 năm đại học. Từ những lời khuyên của thầy, em sẽ cố gắng tìm ra cách học hiệu quả để đạt kết quả như mong muốn”.

Việc triển khai chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” ngay tại thềm năm mới cho thấy sự quan tâm đúng mức của Trường Đại học Kiên Giang đến sinh viên. “Trường Đại học Kiên Giang đã rất đúng khi tổ chức các chuyên đề này cho tân sinh viên. Tôi đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời và tận tâm của Ban Giám hiệu dành cho tân sinh viên. nếu không giúp các em vượt qua những lo lắng, bỡ ngỡ ban đầu khi vào đại học thì các em sẽ không học tốt trong 4 năm sắp tới và ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em” – TS. Nguyễn Tấn Phong chia sẻ.

Thu Thủy

Quá trình học tập là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người học phải không ngừng nỗ lực, kiên trì để đạt được mục tiêu mình đặt ra. Trên thực tế để quá trình học tập đạt được hiệu quả cao có rất nhiều yếu tố tố tác động như yếu tố chủ quan về thái độ trách nhiệm của người học. Ngoài ra còn những yếu tố khác mà quan trọng nhất là môi trường học tập.

Có một môi trường học tập tốt đảm bảo quá trình học tập không bị ảnh hưởng xấu là một điều kiện rất tốt để người học có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và học tập hiệu quả hơn. Để biết thêm về chủ đề Môi trường học tập là gì? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Môi trường học tập là những tác động kích hoạt, kích thích học tập kể cả tưg bên trong và bên ngoài, môi trường học tập đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập.

Cải thiện cơ sở vật chất, trang bị hoàn thiện môi trường học tập sẽ giúp người học có một tâm lý thoải mái vui vẻ, tạo nhiều hứng thú cho học tập.

Môi trường học tập là tập hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy,… các yếu tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập, thân thiện tốt hơn, hoặc cũng có thể làm xấu đi và ảnh hưởng tới tâm lý người học.

Môi trường học tập là các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh bao gồm:

– Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí…

– Thứ hai là môi trường tinh thần: Đây là mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Các yếu tố tâm lí như động cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường lớp.

– Môi trường học tập rất đa dạng, cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, xã hội. Môi trường sư phạm là tập hợp gồm những con người, phương tiện đảm bảo cho việc học tập đạt kết quả tốt. Môi trường sư phạm là nội dung cơ bản của môi trường nhà trường.

Các loại môi trường học tập

Ngoài giải đáp Môi trường học tập là gì? để giúp Quý độc giả có thêm thông tin, nhận diện môi trường học tập, chúng tôi đưa ra những phân loại về môi trường học tập phổ biến hiện nay.

– Từ phương diện lí luận dạy học, thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập thì có các kiểu môi trường học tập sau:

+ Môi trường học tập truyền thống

+ Môi trường dã ngoại: Bên ngoài lớp học

+ Môi trường trò chơi.

+ Môi trường thực tiễn.

– Theo địa bàn học tập, môi trường học tập được chia thành:

+ Môi trường học tập ở trường: Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định.

+ Môi trường gia đình: Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền giáo dục Việt Nam.

+ Môi trường xã hội: Các quan hệ hiện hữu giữa con người với con người và giữa conngười và vật chất xung quanh.

– Tiếp cận theo góc độ công nghệ thông tin, môi trường học tập có thể phân chia thành:

+ Môi trường học tập không gian thực tế: Không có ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Môi trường học tập E-Learning [môi trường dạy học điện tử]: Học tập thông qua máy tính và mạng internet. Đây cũng là một môi trường học khá phổ biến trong thời gian gần đây khi mà công nghệ thông tin bùng nổ không ngừng nghỉ. Trong học tập bằng môi trường E-Learning thì định hướng giáo dục, định hướng thông tin là những vấn đề cốt lõi, quan trọng của dạy học trong môi trườngtri thức rộng lớn.

Một điều cơ bản cần phải có khi học trong môi trường học tập tốt đó là được giáo viên xem trọng. Giáo viên phải xem trọng những kiến thức hiện có, sự đóng góp ý kiến, khả năng học hỏi tích lũy, thay đổi bản thân của học sinh, hiểu và tôn trọng giá trị của người khác là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và cần phải được thực hiện thông qua hành động của chính giáo viên, qua các điều kiện tạo ra trong quá trình giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là thể hiện qua lời nói suông.

Vai trò của môi trường học tập

– Môi trường học có quyết định không nhỏ đối với cách học và tiếp thu bài của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có một thói quen riêng góp phần hình thành môi trường cho riêng mình. Hơn bất cứ ai, chính người học mới là người biết rõ điều gì và môi trường như thế nào là phù hợp với bản thân mình để có những cách sắp xếp và điều chỉnh sao cho hợp lý.

– Đồng thời, khi chúng ta được học tập trong một môi trường học lý tưởng thì cũng cần thiết phải kết hợp với việc thiết lập cho mình những phương pháp học sao cho thật hiệu quả nhất. Các phương pháp làm việc tập trung, cách ghi nhớ bài học hay cách nào đó của riêng các bạn sẽ là những điều cần thiết cho khởi đầu của sự thành công. Có những sáng tạo mới mẻ và thú vị cho không gian riêng của mình để có một môi trường học hiệu quả.

Tóm lại có một môi trường tốt để học tập, nghiên cứu cũng là một trong những yếu tố quan trọng như có những kỹ năng thiết yếu. Môi trường học tập có thể sẽ là một yếu tố lớn quyết định đến mức độ hiệu quả trong việc học tập của bản thân. Vì vậy để quá trình học tập chất lượng và có kết quả cao rất cần thiết phải xây dựng một môi trường học tập tốt.

Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan tới chủ đề Môi trường học tập là gì? Trong quá trình đọc bài viết nếu quý vị có bất cứ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề