Số điện thoại bàn hà nội cố bao nhiêu số

Từ ngày 5-10-2008], Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam [VNPT] sẽ chính thức đổi số điện thoại cố định cho các thuê bao mà VNPT quản lý tại 55 tỉnh, thành phố. Để khách hàng làm quen dần với việc đổi số này, VNPT sẽ giữ số song song trong vòng 2 tuần.

Từ 5-10-2008, tất cả các thuê bao điện thoại của VNPT sẽ thêm số 3 vào trước dãy số điện thoại cố định. Ảnh: THÙY LINH

Từ ngày 5-10-2008], Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam [VNPT] sẽ chính thức đổi số điện thoại cố định cho các thuê bao mà VNPT quản lý tại 55 tỉnh, thành phố. Để khách hàng làm quen dần với việc đổi số này, VNPT sẽ giữ số song song trong vòng 2 tuần.

Sau VNPT, các nhà cung cấp điện thoại cố định khác cũng sẽ tiến hành đổi số trong tháng 10.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo kế hoạch, phải đến năm 2010, toàn quốc mới phải tiến hành đổi số điện thoại cố định. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài VNPT, còn có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Kho số điện thoại cố định cho dải 6 số của các doanh nghiệp đã bắt đầu “cháy số” và cần phải nâng lên 7 số để giải quyết tình trạng này. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định tiến hành đổi số cùng một lúc cho tất cả các doanh nghiệp lên 7 số và riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 8 số. Mục đích của việc đổi số lần này là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ kho số phát triển dịch vụ điện thoại cố định.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch kho số của mỗi doanh nghiệp, Bộ đã quyết định cho phép các doanh nghiệp sử dụng các đầu số khác nhau. Cụ thể, thuê bao của VNPT sẽ thêm số 3, thuê bao của Tổng công ty Viễn thông Quân đội [Viettel] sẽ thêm số 6 và thuê bao của các nhà cung cấp khác gồm Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực [EVN Telecom] thêm số 2, Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính- Viễn thông Sài Gòn [SPT] thêm số 5, Công ty FPT thêm số 7, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện [VTC] thêm số 4. VNPT sẽ tiến hành đổi số từ ngày 5-10, các doanh nghiệp khác sẽ triển khai từ ngày 26-10.

Ông Phạm Hồng Hải cho biết, kinh nghiệm của các nước, thông thường cứ 5 năm sẽ đổi số điện thoại cố định một lần để tối ưu hiệu quả sử dụng. Mỗi một lần tiến hành đổi số, kho số của doanh nghiệp sẽ được nâng lên gấp 10 lần. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của Việt Nam, sau khi đổi số lần này nhiều khả năng sẽ còn rất lâu mới phải thực hiện đợt đổi số tiếp bởi theo lý thuyết mỗi tỉnh có 10 triệu số điện thoại cố định và tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có tới 100 triệu số cho mỗi nhà khai thác.

Khách hàng sẽ có 2 tuần để làm quen

Tuy có tới 6 doanh nghiệp cùng kinh doanh điện thoại cố định, nhưng rõ ràng VNPT là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất và quen thuộc nhất đối với khách hàng. Vì vậy, việc đổi số điện thoại sẽ ảnh hưởng lớn nhất đối với khách hàng của VNPT.

Doanh nghiệp này khẳng định, để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với việc đổi số, VNPT sẽ áp dụng song song 2 cách quay số mới và cũ trong thời gian 2 tuần [không kể các thuê bao G-Phone, sẽ áp dụng cách quay số mới ngay từ 5-10]. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cho việc xử lý cước, tránh trường hợp sai sót về cước của khách hàng và cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông khác thực hiện việc đổi số thuê bao của mình [bắt đầu từ 26-10], VNPT sẽ áp dụng cách quay số duy nhất [7 chữ số tại 53 tỉnh, thành phố và 8 chữ số tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh] từ thời điểm 0 giờ ngày 19-10. Sau đó, nếu khách hàng gọi đến số máy cũ, sẽ được tổng đài nhắc bằng lời thoại hoặc bằng tiếng tút ngắn. Tuy nhiên, tại một số ít nơi, hệ thống tổng đài của VNPT chỉ thực hiện được quay số mới nên sẽ không áp dụng giữ số song song. Bên cạnh việc thông báo đến từng thuê bao cố định qua hóa đơn cước điện thoại, VNPT cũng triển khai thông báo việc đổi số rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phức tạp nhất là đổi số cho Hà Nội

Ông Bùi Thiện Minh, Phó tổng giám đốc VNPT cho biết, VNPT đã thành lập Ban chỉ đạo cho việc đổi số này và tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật. VNPT cũng đề nghị các đối tác cung cấp thiết bị vào cuộc phối hợp cùng cán bộ kỹ thuật của VNPT để tiến hành đổi số thuận lợi. Với mạng viễn thông cố định ngày càng phát triển và trải rộng, việc đổi số trên toàn quốc đòi hỏi sự thay đổi của mỗi tổng đài tại các xã, huyện theo đúng quy trình kỹ thuật được chỉ đạo từ Tập đoàn. Thậm chí tại nhiều địa bàn, nhất là đối với Hà Nội mở rộng, việc nâng đầu số còn đòi hỏi thay đổi cả cấu hình mạng.

Bên cạnh đó, theo quy định quốc tế, Liên minh Viễn thông Thế giới [ITU] – tổ chức quản lý chuyên ngành quốc tế, cũng được thông báo trước 2 tháng về sự thay đổi để họ đăng tải thông tin này trên website và ấn phẩm chính thức của mình, từ đó các tổ chức và doanh nghiệp viễn thông quốc tế khác sẽ biết về sự thay đổi số điện thoại tại Việt Nam.

Đối với Hà Nội, do đổi số ngay sau thời điểm mở rộng địa giới hành chính với việc sáp nhập toàn tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nên quy trình này phức tạp hơn nhiều. Thuê bao toàn tỉnh Hà Tây vừa được đổi từ 6 lên 7 số năm 2007 thì nay lại đổi tiếp lên 8 số và đổi mã vùng, trong khi thuê bao thuộc huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn sẽ chuyển từ 6 số lên 8 số. Cụ thể, phương án thay đổi số của Hà Nội mở rộng như sau: Các thuê bao thuộc Hà Nội cũ sẽ được giữ nguyên mã vùng [4] và thêm đầu số 3 vào trước số thuê bao hiện hành. Các thuê bao thuộc Hà Tây cũ chuyển sang mã vùng [4] và thêm chữ số 3 vào dải số từ 35xxxxx đến 39xxxxx. Đối với các thuê bao sáp nhập thuộc huyện Mê Linh và 4 xã của Hòa Bình, VNPT sẽ tiến hành đổi số từ 6 chữ số lên 8 chữ số theo phương án như sau: [211].5xxxxx thành [04].352xxxxx, [211].8xxxxx thành [04].381xxxxx, [218].820xxx thành [04].39820xxx, [218].821xxx thành [04].39821xxx. Kể từ 0 giờ ngày thứ bảy, 19-10, chấm dứt việc sử dụng mã vùng 34 của Hà Tây cũ và thống nhất sử dụng mã vùng 4 đối với toàn bộ thành phố Hà Nội mở rộng.

Mạng cố định Viettel thêm số 6 từ 0 giờ ngày 26-10

Viettel cũng khẳng định từ thời điểm 0 giờ ngày 26-10, sẽ tiến hành mở rộng độ dài số thuê bao cố định [bao gồm cả cố định vô tuyến HomePhone và cố định hữu tuyến thông thường] trên phạm vi toàn quốc.

Cũng tương tự VNPT, thuê bao của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thuê bao các mạng điện thoại cố định sẽ có 8 số, còn ở các tỉnh, thành phố còn lại là 7 số.

Các thuê bao thuộc Hà Nội [cũ] và các thuê bao thuộc Hà Tây cũ; huyện Mê Linh [Vĩnh Phúc]; 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình thuộc huyện Lương Sơn [Hòa Bình] sáp nhập vào địa phận Hà Nội mới sẽ được thay đổi như sau: các thuê bao của Viettel tại Hà Nội cũ và Hà Tây cũ sẽ chuyển từ 7 chữ số lên 8 chữ số bằng cách chèn thêm số 6 vào trước các số thuê bao hiện hành. Chèn thêm số 60 vào trước các thuê bao hiện hành của huyện Mê Linh và chèn thêm số 61 vào trước các thuê bao hiện hành của 4 xã thuộc huyện Lương Sơn. Mã vùng của Hà Nội mới sẽ được thống nhất là 4. Đối với 8 tỉnh, thành phố đã mở rộng độ dài số là Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, Kiên Giang sẽ đổi chữ số “3” trước các thuê bao hiện hành thành chữ số “6”. Đối với 54 tỉnh, thành phố còn lại sẽ được chèn thêm số 6 vào trước số thuê bao hiện hành. Kể từ 0 giờ ngày 26-10, việc quay số sẽ được thống nhất cách gọi duy nhất như trên.

Hiện tại Viettel đã có hơn 1 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ điện thoại cố định, trong đó dịch vụ cố định không dây HomePhone chiếm thị phần chủ yếu.

Vì lần này các mạng đều mở rộng độ dài số thuê bao bằng cách chèn thêm các số khác nhau vào trước số thuê bao cũ nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Do vậy trước khi gọi, khách hàng phải biết được số cần gọi là của mạng nào, từ đó tra thông tin về số điện thoại cần chèn thêm của mạng đó.

Chủ Đề