So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và ASEAN

Các nội dung cụ thể về so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế-thương mại của ASEAN và WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [187.77 KB, 14 trang ]

MỞ ĐẦU
Hợp tác kinh tế-thương mại toàn cầu luôn ẩn chứa bên trong mâu thuẫn, tranh
chấp có thể phát sinh. Từ thực tế đó, các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế về
luôn có cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của mình. Nghiên cứu cơ chế giải
quyết tranh chấp của ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và WTO - Tổ
chức thương mại thế giới sẽ giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề
này.
NỘI DUNG
I-Khái quát chung
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN
a. Cơ sở pháp lý và phạm vi áp dụng
Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp được các Bộ trưởng
ASEAN ký ngày 20/11/1996 tại Manila [Philippines] đã tạo ra cơ sở hình thành
cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng để giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
b. Cơ quan và trình tự giải quyết tranh chấp
Theo quy định của nghị định thư 2004 thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ
bao gồm Hội nghị quan chức cấp cao SEOM, Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM,
ban thư ký ASEAN với những thẩm quyền riêng biệt.
Cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Nghị định thư 2004 cũng
bao gồm 4 giai đoạn là tham vấn, hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của WTO
"Tổ chức thương mại quốc tế WTO đề ra các quy tắc thương mại toàn cầu
giữa các quốc gia, chức năng chính của nó là đảm bảo tự do hóa thương mại
một cách thông suốt, tự do và có tính dự báo". 1
a. Cơ sở pháp lý: hiệp định chung về thuế quan và thương mại, thỏa thuận
về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp [DSU]
b. Nguyên tắc: Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc chung. Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO còn ghi nhận các nguyên tắc sau: Bình đẳng giữa các
nước thành viên tranh chấp, nguyên tắc bí mật, nguyên tắc đồng thuận phủ quyết
www.wto.org - The World Trade Organization [WTO] deals with the global rules of trade between
nations. Its main function is to ensure that trade flows as smoothly, predictably and freely as


possible.
1

1


và nguyên tắc đối xử ưu đãi với các thành viên đang phát triển và chậm phát
triển.
c. Cơ quan giải quyết tranh chấp: Thủ tục giải quyết tranh chấp trong
WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng
biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định trong
cơ chế này: Cơ quan giải quyết tranh chấp [DSB]; Ban hội thẩm [Panel]; Cơ quan
Phúc thẩm [SAB].
d. Trình tự, thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thi hành
phán quyết. Bao gồm các giai đoạn: Tham vấn; Môi giới, trung gian, hòa giải;
Thành lập Ban hội thẩm; Hoạt động của Ban hội thẩm; Thông qua Báo cáo của
Ban hội thẩm; Trình tư Phúc thẩm; Khuyến nghị các giải pháp; Thi hành; Bồi
thường và trả đũa.
II. Các nội dung cụ thể về so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tếthương mại của ASEAN và WTO.
1. Phạm vi tranh chấp.
Giống nhau : Phạm vi giải quyết tranh chấp về kinh tế thương mại của hai tổ
chức này đều có nguồn gốc phát sinh từ những quy định, thỏa thuận trong các
hiệp định đã được các bên ký kết như Hiệp định về chống bán phá giá [Antidumping], Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ TRIPs, Hiệp định khung về Dịch vụ
ASEAN ...
Khác biệt : Phạm vi của việc giải quyết tranh chấp trong ASEAN là giữa các
nước thành viên ASEAN - giữa các chính phủ. Tuy nhiên ở WTO một nước
thành viên của WTO có thể kiện một quốc gia không phải là thành viên tại WTO
và các doanh nghiệp, bản thân họ cũng có thể trở thành chủ thể trong vụ kiện tại
WTO trong khi các doanh nghiệp trong khối ASEAN phải thông qua chính phủ
của mình. Ví dụđiển hình là các "công ty thủy sản Hoa kỳ kiện bán phá giá cá da

trơn của Việt Nam" 1.
2. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Giống nhau :
Cơ quan giải quyết tranh chấp của asean bao gồm hội nghi quan chức kinh tế cao
cấp SEOM và ban thư kí, Ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm. Cơ quan giải quyết
1

Đây là vụ kiện do Hoa Kỳ khởi xướng và áp thuế chống bán phá giá cuối cùng 36,84 - 63,88%.

2


tranh chấp của wto bao gồm cơ quan giải quyết tranh chấp[DSB], ban hội thẩm
[ panel] và cơ quan phúc thẩm [SAB].
Hội nghị quan chức cao cấp SEOM về cơ bản giống với cơ quan giải quyết
tranh chấp DSB của WTO, đều có thẩm quyền ra quyết định thành lập ban hội
thẩm thông qua các báo cáo của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm giám sát
việc thi hành các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của ban hội thẩm và cơ
quan phúc thẩm. Về cơ bản số lượng cơ quan của hai tô chức đều giống nhau.
Khác nhau :
+ Chức năng và thẩm quyền ra quyết định cuối cùng của ASEAN là hai cơ quan
cùng tham gia là Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM và Hội nghị quan chức kinh tế
SEOM với cơ chế đồng thuận nghịch thì WTO cơ quan thong qua là cơ quan giải
quyết tranh chấp DSB với cơ chế đồng thuận.
+ Nếu các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là những cơ quan hoạt động
chuyên trách những cơ quan có sự độc lập riêng biệt khi giải quyết tranh chấp tạo
tính linh hoạt mềm dẻo khi giải quyết tranh chấp. Thì ASEAN những cơ quan
này đều hoạt động kiêm nhiệm và khi xét thấy cần thiết thì thành lập một cơ quan
giúp việc có tính chất Adhoc là ban hội thẩm Panel.
Chính việc này cũng để lại rất nhiều hạn chế cho cơ chế giải quyết tranh chấp của

ASEAN như tính không linh hoạt và mềm dẻo số lượng giải quyết tranh chấp rất
ít.
3. Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết:
Giống nhau : Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và ASEAN đều trải qua
bốn giai đoạn là tham vấn, hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết.
Khác nhau :
+ Chức năng và thẩm quyền ra quyết định cuối cùng của ASEAN là hai cơ quan
cùng tham gia là Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM và Hội nghị quan chức kinh tế
SEOM với cơ chế đồng thuận nghịch thì WTO cơ quan thong qua là cơ quan giải
quyết tranh chấp DSB với cơ chế đồng thuận.
+ Nếu các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là những cơ quan hoạt động
chuyên trách những cơ quan có sự độc lập riêng biệt khi giải quyết tranh chấp tạo
tính linh hoạt mềm dẻo khi giải quyết tranh chấp. Thì ASEAN những cơ quan
3


này đều hoạt động kiêm nhiệm và khi xét thấy cần thiết thì thành lập một cơ quan
giúp việc có tính chất Adhoc là ban hội thẩm Panel.
Chính việc này cũng để lại rất nhiều hạn chế cho cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN như tính không linh hoạt và mềm dẻo số lượng giải quyết tranh chấp rất
ít.
Các bước giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết
+ Tham vấn
Ở WTO đây là bước bắt buộc trước khi đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền
xét xử. Các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu Bên bị
tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất”
trong việc tham vấn này. Trong khi đó ASEAN đây là bước không bắt buộc. Và
không có thủ tục xin can dự.
+ Đệ trình lên các cơ quan khác nhau:
WTO yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi

Bên được tham vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả Yêu cầu
này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban hội thẩm.
ASEAN: Nếu tham vấn không giải quyết được thì vấn đề này sẽ được trình lên
SEOM.
+ Nguyên tắc đưa ra quyết định: Đối với WTO, nhờ có nguyên tắc đồng thuận
phủ quyết nên hầu như quyền được giải quyết tranh chấp bằng hoạt động của Ban
hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.
Trong khi cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN: các đại diện SEOM của
các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận
nhưng không được tham gia vào việc đưa ra phán xử của SEOM. SEOM sẽ ra
phán xử trên cơ sở đa số.
+ Thành lập Ban hội thẩm:
Trong khi Ban hội thẩm của WTO Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được
lập thành văn bản sau khi Bên được tham vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn
không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn [Điều 6
DSU]. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa
ra trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục
tham vấn, hoà giải không dẫn đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội
4


thẩm phải nêu rõ quá trình tham vấn, xác định chính xác biện pháp thương mại bị
khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện.
ASEAN: SEOM thành lập Ban hội thẩm không được muộn quá ba mươi [30]
ngày sau ngày tranh chấp được đệ trình lên. SEOM sẽ đưa ra quy định cuối cùng
về quy mô, thành phần và quy chế làm việc của Ban hội thẩm.
+ Chức năng của Ban hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp:
WTO: Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các
qui định trong các Hiệp định của WTO mà bên nguyên đơn viện dẫn như là căn
cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp

cho các bên tranh chấp.
ASEAN: Chức năng của Ban hội thẩm là đánh giá khách quan vụ việc tranh
chấp được đệ trình, bao gồm cả xác minh các sự kiện của vụ việc, khả năng áp
dụng cũng như tính phù hợp với các điều quy định của bất kỳ hiệp định được áp
dụng nào, và thu nhập các chứng cứ khác hỗ trợ được cho SEOM trong việc đưa
ra phán xử. Ban hội thẩm có quyền yêu cầu cung cấp thông tin và tư vấn kỹ thuật
từ bất kỳ tổ chức hoặc các nhân nào mà Ban hội thẩm cho là thích hợp. Mỗi nước
thành viên phải trả lời ngay và đầy đủ bất kỳ yêu cầu nào của Ban hội thẩm về
những thông tin mà Ban hội thẩm cho là cần thiết và thích hợp
+ Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm :
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO và
được DSB thông qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển
cho các thành viên trừ khi một Bên tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB
đồng thuận phủ quyết Báo cáo [các Bên tranh chấp và các thành viên WTO khác
có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý do bằng văn bản đối với Báo cáo của
Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo].
ASEAN: Xử lý kết quả của Ban hội thẩm: SEOM sẽ xem xét báo cáo của Ban
hội thẩm trong quá trình thảo luận của mình và đưa ra phán xử về tranh chấp
trong vòng ba mươi [30] ngày kể từ ngày Ban hội thẩm trình báo cáo. Trong các
trường hợp ngoại lệ, SEOM có thể có thêm mười [10] ngày nữa trong việc đưa ra
phán xử về việc giải quyết tranh chấp.
+ Kháng cáo
5


Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cơ quan Phúc thẩm ra báo cáo
trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo [trường hợp có yêu cầu gia hạn thì
có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết]. Báo
cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý
của Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này. DSB thông

qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo
của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ
quyết. Khác với cơ chế giải quyết của WTO các nước thành viên của ASEAN là
các bên tranh chấp có thể kháng nghị lại phán xử của SEOM với Các Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN ["AEM"] trong vòng ba mươi [30] ngày kể từ ngày SEOM ra
phán xử. AEM phải đưa ra quyết định trong vòng ba mươi [30] ngày kể từ ngày
có kháng nghị. Trong các trường hợp ngoại lệ, AEM có thể có thêm mười [10]
ngày nữa để đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp.
+ Hình thức trả đũa: của ASEAN là đình chỉ ưu đãi, đình chỉ thực hiện nghĩa vụ
và trả đũa chéo. Ở WTO nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi
thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng
kiện có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép áp dụng các biện
pháp trả đũa song song. Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan Giải quyết tranh
chấp [DSB] quyết định căn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc
Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO [DSU]. Trong khi đó ASEAN
không quy đỉnh rõ về mức độ và thời gian trả đũa do cơ quan nào quyết định.
Ngoài ra trong cơ chế giải quyết của WTO còn đề cập đến các qui định đặc biệt
về thủ tục giải quyết các tranh chấp áp dụng cho các nước đang phát triển. Còn
trong cơ chế giải quyết của ASEAN thì không có quy định này.
*Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt trên
Về sự tương đồng : ASEAN và WTO đều có nền tảng cơ bản là hợp tác kinh tếthương mại, nên phạm vi giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp,
thủ tục giải quyết đến thi hành án đều có những điểm tương đồng trong xu thế hội
nhập, học hỏi và kế thừa các yếu tố tích cực trước đó.
Về sự khác biệt :
6


WTO là tổ chức thương mại thế giới với quy mô lớn nhất thế giới hiện nay, đa
quốc gia, đa dân tộc nên có tổ chức quy củ và chi tiết hơn so với một tổ chức khu
vực như ASEAN. Bên cạnh đó, với vai trò là một tổ chức quốc tế chuyên môn về

kinh tế-thương mại nên hoạt động của các cơ quan giải quyết tranh chấp trong
WTO có phần khác biệt so với một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện như
ASEAN.
Tại WTO các quy định về giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể và rõ
ràng, do đó các tranh chấp phát sinh thực tế được đưa ra giải quyết khá lớn. Còn
ASEAN thì các tranh chấp lại ít được đưa ra xét xử mà chủ yếu thông qua con
đường ngoại giao do đó ASEAN để cho thành viên của mình có quyền đưa tranh
chấp của mình đến với các diễn đàn khác như WTO hoặc ủy ban trọng tài.
III. Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh
tế-thương mại của ASEAN và WTO.
* Đối với ASEAN :
Về cơ quan giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm:
ASEAN đã thành lập một hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, mỗi cơ
quan có chức năng riêng biệt, đảm nhiệm các giai đoạn khác nhau trong quá trình
giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại. Điều này đã tạo nên tính độc lập trong
hoạt động điều tra và đưa ra quyết định của các cơ quan.
Trong hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của
ASEAN có cơ quan có chức năng phúc thẩm các báo cáo của Ban hội thẩm. Điều
này tạo điều kiện cho việc xem xét, giải quyết tranh chấp được toàn diện, khách
quan, đảm bảo sự công bằng trong các phán quyết của SEOM.
Nguyên tắc thông qua quyết định của các cơ quan giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận nghịch [Theo nguyên
tắc này báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ không được thông
qua nếu như tất cả các thành viên của SEOM đồng thuận quyết định không thông
qua báo cáo]. Nguyên tắc này đảm bảo cho SEOM trong việc ra phán quyết được
thuận lợi đặc biệt trong trường hợp có một hoặc một vài quốc gia muốn cản trở
quá trình giải quyết tranh chấp
Nhược điểm:
7



Các cơ quan không trực tiếp thực hiện việc xem xét, giải quyết tranh chấp
mà chỉ thành lập các cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp và thông qua quyết
định của của các cơ quan đó. Vì vậy mà vai trò của các cơ quan trong giải quyết
tranh chấp không thật sự rõ ràng. Như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
[AEM], cơ quan này chỉ có vai trò trong việc thành lập Cơ quan phúc thẩm. Mọi
hoạt động trong việc xem xét các kháng cáo đều do Cơ quan phúc thẩm thực
hiện. AEM hoàn toàn không tham gia vào quá trình giải quyết kháng cáo.
Phạm vi hoạt động của Cơ quan phúc thẩm còn hẹp và chưa rõ ràng. Chức
năng chính của Cơ quan phúc thẩm chỉ là xem xét việc áp dụng và giải thích pháp
luật của Ban hội thẩm chứ không xem xét toàn bộ vấn đề liên quan đến vụ tranh
chấp. Vì vậy, khi phát hiện ra các tình tiết phát sinh mà chưa được Ban hội thẩm
xem xét mà tình tiết này liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hoặc khi phát
hiện kết luận của Ban hội thẩm chưa thật sự chính xác và đủ căn cứ thì Cơ quan
phúc thẩm không có đủ thẩm quyền để xử lý.
Về trình tự, thủ tục và thi hành phán quyết :
Ưu điểm :
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN vừa mang
tính hòa giải vừa mang tính tài phán. Thủ tục được ghi nhận trong nghị định thư
về cơ chế giải quyết tranh chấp có nhiều điểm giống với thủ tục tố tụng của cơ
quan tài phán quốc tế, nhưng ASEAN luôn khuyến khích các bên liên quan tự
dàn xếp thỏa thuận để có thể đi đến một giải pháp mà các bên đều chấp nhận
được. Vì vậy, giai đoạn đầu tiên của quy trình giải quyết tranh chấp là tham vấn
và trong giai đoạn tiếp theo các bên vẫn có khả năng áp dụng các biện pháp trung
gian, môi giới, hòa giải để giải quyết tranh chấp. Điều này cũng cho thấy sự linh
hoạt trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong lĩnh vực kinh tếthương mại, cho phép các quốc gia khác có thể lựa chọn cơ chế giải quyết tranh
chấp phù hợp với yêu cầu của mình.
Trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của ASEAN tại Ban hội thẩm
hay Cơ quan phúc thẩm, SEOM sử dụng cơ chế đồng thuận phủ quyết, với cơ

chế này thì báo cáo của cơ quan hội thẩm [trong trường hợp không có kháng cáo
của một trong các bên tranh chấp] hoặc báo cáo của cơ quan phúc thẩm coi như
đương nhiên được thông qua, đảm bảo cho kết luận và khuyến nghị giả quyết
8


tranh chấp dễ dàng được thực hiện trên thực tế, vụ tranh chấp nhanh chóng được
giải quyết và bảo đảm kịp thời cho bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm, yêu cầu
này là rất cần thiết trong việc giải quyết các tranh chấp lien quan đến kinh tế thương mại vì nó liên quan đến chính sách kinh tế của cả một quốc gia và thiệt
hại lớn và thường mang tính dây chuyền.
Nhược điểm:
Phạm vi giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định tại nghị định thư
2004 là những tranh chấp kinh tế thương mại giữa các quốc gia thành viên
ASEAN có nghĩa là ở đây chỉ giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ, không áp
dụng đối với các doanh nghiệp có tranh chấp với chính phủ. Như vậy, nếu như
các doanh nghiệp, dù có quyền và lợi ích trực tiếp bị xâm hại, không thể tự khởi
động thủ tục giải quyết tranh chấp mà phải thông qua Chính phủ của mình, đây là
một hạn chế, như vậy sẽ không tạo được sự thuận lợi để doanh nghiệp có thể trực
tiếp nhanh chóng bảo vệ quyền lợi của mình.
Như đã nói ở trên, tính linh hoạt trong việc cho phép các quốc gia thành
viên có thể lựa chọn nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp chứ không bắt buộc
thông qua các cơ quan của ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết nhah
chóng vấn đề, chẳng hạn như trong trường hợp các tranh cãi liên quan đến vấn đề
thực tế và các vấn đề có thể xác định rõ ràng của các bên. Tuy nhiên, tính linh
hoạt đôi khi có thể làm suy yếu thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp
của ASEAN vì nó không phải là cơ chế độc quyền cho giải quyết tranh chấp phát
sinh trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, vì vậy các bên thường chọn giải pháp
tiến hành tham vấn, sau đó cùng nhau xây dựng thêm các cơ chế nhằm hạn chế
việc vi phạm các hiệp định mà không đưa vụ việc ra giải quyết theo quy trình của
Nghị định thư. Điều này lý giải tại sao cho đến này cơ chế này rất ít được các

quốc gia thành viên sử dụng trong giải quyết các tranh chấp.
Mặt khác, mô hình giải quyết tranh chấp kinh tế – thương mại của ASEAN
là mô hình được mô phỏng gần như hoàn toàn và có một số thay đổi nên cơ chế
giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN cũng mang những hạn
chế mà WTO mắc phải cụ thể như: quy định về thời gian giải quyêt tranh chấp
quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp lên tới 445 ngày như vậy sẽ khiến
cho tình trạng vi phạm pháp luật theo các hiệp định được kí kết trong khuôn khổ
9


ASEAN sẽ bị duy trì, điều này có thể gây ra thiệt hại cho nước thành viên là bên
bị vi phạm, cũng khiến cho các bên tốn kém về tài chính khi theo đuổi việc giải
quyết tranh chấp.
Về vấn đề chi phí cho các cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế
thương mại, Nghị định thư cũng đã quy định về việc thành lập Quỹ để trang trải
chi phí với đóng góp ban đầu có giá trị như nhau của tất cả các quốc gia thành
viên, sau khi đóng góp ban đầu như vậy, đối với các nước thành viên với nền
kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển hơn, thì họ sẽ có xu hướng lựa chọn một cơ
chế khác mà không thông qua các cơ quan của ASEAN khi mà chưa có bất kỳ
hướng dẫn nào ở Nghị định thư về việc phân bổ chi phí này như thế nào. Chính vì
vậy mà cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của ASEAN từ khi ra đời
cho đến nay được rất ít các quốc gia thành viên xem xét sử dụng.
* Đối với WTO
Ưu điểm :
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có tính chuyên nghiệp cao, được tổ
chức quy củ và chặt chẽ. Trình tự và thủ tục giải quyết được quy định rõ ràng
trong các văn bản pháp luật - các hiệp định của các quốc gia thành viên.
Ở góc độ là một nước đang phát triển như việc áp dụng linh hoạt cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO sẽ mang đến cơ hội tiếp cận thị trường Tây Âu, Mỹ...
đặc biệt các nước đang phát triển có những ưu tiên nhất định như :

- Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm
trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với nước phát triển;
- Trong thành phần của nhóm chuyên gia nhất thiết phải có một thành viên là
công dân của một nước đang phát triển, trừ khi nước đang phát triển có liên quan
không yêu cầu như vậy;
- Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa
với bên thua kiện là nước đang phát triển;
- Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối
với bên thua kiện là nước phát triển;
Hạn chế :
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các nước đang phát triển gặp không ít
những khó khăn, bất lợi. Những khó khăn phải kể đến là: chi phi luật sư, kinh
10


nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp còn hạn chế, vai trò luật sư trong nước bị
hạn chế, các thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT/WTO phức tạp, không có
chế tài thực hiện đối với các nước khi có phán quyết nên thường dẫn đến trì hoãn,
kéo dài thời gian thực hiện. Việc kiện tụng và giải quyết tranh chấp trong WTO
chỉ là giải pháp cuối cùng và điều tốt nhất đối với các nước đang phát triển là
phải tìm hiểu thật kỹ luật pháp của các nước đối tác trong quan hệ thương mại để
tránh tranh chấp. Nếu bên thắng kiện là các nước đang phát triển thì khó có thể
thực hiện các biện pháp trả đũa theo quy định bởi lẽ ngay biện pháp trả đũa này
cũng có thể gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.
Các vụ việc doanh nghiệp Việt Nam bị cho là bán phá giá hàng hoá vào thị
trường Mỹ, EU và bị áp thuế chống bán phá giá hoặc các vụ việc doanh nghiệp
Việt Nam bị cho là vi phạm các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản... khi xuất khẩu thủy sản vào Mỹ thời gian qua
chính là các tranh chấp điển hình của WTO.
IV. Kiến nghị chung nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh

chấp trong ASEAN và WTO.
"Các nước đang phát triển chiếm đa số trong WTO và ASEAN. Với các ngành
thương mại trong các lĩnh vực từ dệt may và nông nghiệp, y tế và an toàn tiêu
chuẩn vững chắc hơn theo hệ thống WTO và ASEAN, các câu hỏi về việc làm thế
nào để cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và ASEAN có lợi cho tất cả các
nước thành viên mà đặc biệt là các quốc gia đang phát triển? Làm thế nào các
quốc gia đang phát triển huy động các nguồn lực hợp pháp để bảo vệ quyền lợi
của họ thông qua giải quyết tranh chấp của WTO và ASEAN?" 1
Thứ nhất là các nước đang phát triển có thể đưa ra sự quan tâm của mình
đối với các vấn đề pháp lý và thực tiễn ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Thứ hai, "các nước đang phát triển có thể sử dụng tốt hơn của Trung tâm
tư vấn luật của WTO và ASEAN. Là một cơ quan hỗ trợ để giải quyết tranh chấp
Developing countries have a great deal at stake in the WTO and its legal system. With trade
disciplines in areas from textiles and agriculture to health and safety standards taking firmer root
under the WTO system, questions regarding how the WTO legal system works in practice and how
it can be improved for developing countries’ benefit beg careful attention: How can developing
countries mobilize legal resources to defend their rights through WTO dispute settlement? If they
participate, will they find the system efficacious? How could the DSU be modified to enhance the
system’s effectiveness for developing countries?
11
1


trong WTO và ASEAN, Trung tâm Tư vấn có thể phát triển chuyên môn và bảo vệ
lợi ích quốc gia nhiều hơn nữa với chi phí hợp lý. Các nước đang phát triển có
thể yêu cầu sự giúp đỡ từ Trung tâm Tư vấn, hoặc tổng hợp các nguồn lực của
họ". [1].
.Thứ ba, các nước bị xâm hại quyền lợi trong WTO có thể liên minh với nhau,
cùng nhau hỗ trợ thông qua áp lực chính trị trong nước [như vụ chống lại áp lực
về bảo vệ bằng sáng chế dược phẩm Hoa Kỳ và EU] và thông qua việc cung cấp

hỗ trợ miễn phí trong việc phát triển các đối tác thực tế và pháp lý trong WTO và
ASEAN [như thực hiện trong vụ kiện EU - cá mòi].
KẾT LUẬN
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN luôn mang tính linh hoạt, mềm dẻo
trong từng bối cảnh cụ thể nhằm hướng tới đích cuối cùng là đảm bảo hiệu quả
các quan hệ hợp tác trong khối. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại
của ASEAN vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả như các quốc gia thành viên
mong muốn, với một sự thật là hầu hết các cơ chế giải quyết tranh chấp này mới
chỉ dừng lại ở mặt văn bản pháp lý mà hầu hết chưa được áp dụng trên thực tế.
Việc học hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hứa hẹn sẽ mang lại những
dấu hiệu khả quan trong việc xây dựng một cơ chế hiệu quả.
[1] First, developing countries could develop better coordination with the private sector to assist in

bringing cases to their attention and in developing factual and legal arguments. Second,
developing countries could make better use of the Advisory Centre on WTO Law. As a repeat
player in WTO litigation, the Advisory Centre can develop expertise and defend developing
country interests more cost-effectively. Developing countries could explore expanding the Advisory
Centre, or pooling their resources through regional WTO centres that could complement it. Third,
developing countries and the Advisory Centre could forge alliances with constituencies within
developed countries, such as northern consumer and other non-governmental groups.

12


MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASEAN Protocol on Enhanced Dispute Settlement Mechanism
2. How to Make the WTO Dispute Settlement System Work for Developing
Countries - Gregory Shaffer.

3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà
Nội _ 2011
4. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb CAND, Hà Nội,
2007
5. Chuyên đề kỷ niệm 40 năm thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁASEAN, Tạp chí luật học, số 9/2007.
13


6. www.asean.org
7. www.wto.org

14



01[62]/2011

Mục lục

  • 1. Giới thiệu
  • 2.Quá trình phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
  • 3.Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo nghị định thư năm 2004
  • 4.Kết luận
  • 5.Tài liệu tham khảo

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam sau 26 năm phát triển

09/06/2021

THS. NGUYỄN MAI LINH

Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Tóm tắt: Sau 26 năm hình thành và phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới [Word Trade Orgnaization – WTO] đã đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi WTO cần sớm hoàn thiện cơ chế này.
Từ khóa: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Tổ chức Thương mại thế giới [WTO];quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp [DSU].
Abstract: After 26 years of establishment and development, the WTO's international trade dispute settlement mechanism has achieved many successes. In addition, the practice of WTO’s dispute settlement mechanism has faced with several challenges that require WTO to improve this mechanism.
Keywords: Dispute settlement, WTO, DSU
1. Tình hình sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Năm 2020, khi WTO tròn 25 năm ra đời và phát triển, Tổng giám đốc WTO khẳng định: “Trong một phần tư thế kỷ qua, WTO đã giúp thay đổi quan hệ kinh tế quốc tế”. Thật vậy, WTO ra đời đã mang lại nhiều giá trị kinh tế cho tất cả các quốc gia thành viên[1] và tạo ra một sự ủng hộ về chủ nghĩa thương mại đa phương. Để có thể duy trì được các thoả thuận thương mại và sự cân bằng hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đóng một vai trò cốt lõi và thiết yếu đối với hiệu quả hoạt động của WTO. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, WTO được xem là một cơ chế tích cực nhất với 595 vụ tranh chấp được đưa ra và hơn 350 phán quyết được ban hành[2]. Việc các quốc gia thành viên tin tưởng và sử dụng rộng rãi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã phản ánh sự thành công của cơ chế này so với những cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác[3].
-Xét ở góc độ quy trình giải quyết tranh chấp
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được quy định tại Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp [Understanding on rules and procedures governing the settlement of dispute – DSU]. Theo đó, tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO muốn giải quyết bởi Ban hội thẩm [Panel] và Cơ quan phúc thẩm [AB] thì các bên phải tiến hành thủ tục tham vấn[4]. Đến tháng 11/2020, trong tất cả 595 vụ tranh chấp tại WTO thì 100% các vụ tranh chấp có yêu cầu tham vấn[5]; trong đó, có 51 thành viên WTO đã yêu cầu tham vấn ít nhất một tranh chấp và 60 thành viên đã trả lời tham vấn trong ít nhất một tranh chấp, 88 thành viên đã tham gia với tư cách là bên thứ ba trong quá trình tham vấn hoặc trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO[6]. Trong trường hợp các bên tranh chấp thực hiện không thành công bước tham vấn thì một bên có quyền yêu cầu thành lập Panel để tiếp tục các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo[7]. Trong khuổn khổ các tranh chấp tại WTO, có 60% tranh chấp đã trải qua bước thành lập Panel, với 349 tranh chấp, trong đó có 261 tranh chấp đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp [Dispute Settlement Body – DSB] thành lập Panel, 195 báo cáo của Panel đã được thông qua và trở thành phán quyết của DSB [chiếm 66% tranh chấp]. Tiếp đó, khi các bên tranh chấp không đồng ý với báo cáo của Panel thì có thể kháng cáo để AB xem xét theo Điều 17 DSU. Theo đó, có 137 thông báo kháng cáo được gửi tới AB và 122 báo cáo của AB được thông qua và trở thành phán quyết cuối cùng của DSB[8]. Đây cũng là một trong những thành tựu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 1995 so với GATT 1947[9]. Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO thông qua DSB, DSU cũng cho phép các bên có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như Trọng tài [Điều 25 DSU] và Hòa giải [Điều 5 DSU]. Các phương thức này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong các tranh chấp tại WTO, khi chỉ có 1 vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục Trọng tài; 3 vụ tranh chấp được giải quyết [năm 2002, 2009] bằng phương thức Hòa giải và thiện chí[10]. Ngoài ra, trong tổng số 595 vụ tranh chấp được đưa ra trước WTO thì có 118 vụ tranh chấp đã được tự hai bên giải quyết hoặc bên vi phạm có thể rút bỏ biện pháp vi phạm[11].
-Xét ở góc độ các quốc gia cụ thể và nhóm các quốc gia sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tích cực nhất
Hoa Kỳ là thành viên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhiều nhất [434 vụ], Liên minh châu Âu [EU] đứng thứ hai [396 vụ], tiếp đó là Nhật Bản [254 vụ], Trung Quốc [244 vụ], Ấn Độ [218 vụ], Canada [217 vụ], Brazil [196 vụ], Hàn Quốc [167 vụ], Mexico [146 vụ][12]. Trong đa số các vụ tranh chấp, các quốc gia tham gia với tư cách bên thứ ba; Hoa Kỳ và EU tham gia với tư cách nguyên đơn và bị đơn chiếm tỷ lệ tranh chấp lớn nhất. Điều này cũng dễ hiểu khi Hoa Kỳ và EU đều là hai chủ thể có tỷ trọng thương mại lớn trên thế giới[13]; trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia nhập siêu lớn nhất trên thế giới.
Trong số thành viên WTO, các quốc gia phát triển, đang phát triển là những chủ thể sử dụng tích cực nhất cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là người khởi xướng các giai đoạn khác nhau như: thủ tục tham vấn, yêu cầu thành lập Panel, báo cáo của Panel và AB. Cụ thể, các quốc gia phát triển chiếm 25% tổng số các thành viên WTO nhưng chiếm 57% yêu cầu tham vấn, 56,7% yêu cầu thành lập Panel, 58,5% báo cáo Panel và 62,7% báo cáo AB. Các nước đang phát triển chiếm khoảng 53% số thành viên WTO nhưng chiếm 42,7% yêu cầu tham vấn, 43,3% yêu cầu thành lập Panel, 41,5% báo cáo Panel và 37,3% báo cáo AB[14]. Sự không cân xứng lớn nhất là các thành viên kém phát triển chiếm khoảng 22% tất cả các quốc gia thành viên WTO, nhưng chỉ chiếm khoảng 0,17% yêu cầu tham vấn và 0% yêu cầu thành lập Panel, báo cáo Panel và AB, mặc dù tỷ trọng thương mại của các nước kém phát triển chiếm 0.5%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO[15].
-Xét ở góc độ thực thi phán quyết của DSB
Theo thống kê của WTO có 38 yêu cầu thủ tục trọng tài theo Điều 21.3 về việc xác định khoảng thời gian hợp lý để thực thi phán quyết của DSB, 36[16] yêu cầu “compliance panel” theo thủ tục tại Điều 21.5 và 43 yêu cầu xem xét mức độ trả đũa theo Điều 22.6 khi bên thua kiện không đồng ý về mức độ tạm hoãn thi hành các nhượng bộ mà bên thắng kiện đưa ra[17]. Ba thủ tục này có thể đánh giá mức độ thực thi phán quyết của DSB của các bên tranh chấp; theo đó, sau khi có phán quyết của DSB, bên thua kiện phải gửi cho DSB về dự định của mình về việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB và về nguyên tắc các bên sẽ phải tuân thủ phán quyết của DSB ngay lập tức. Tuy nhiên, DSB cho phép các bên tranh chấp có thể thực thi phán quyết trong một khoảng thời gian hợp lý[18]. Tiếp đó, khi một bên tranh chấp đã thực thi phán quyết của DSB nhưng nguyên đơn cho rằng, những biện pháp này là không thỏa đáng hoặc không phù hợp với các nghĩa vụ khác trong các hiệp định có liên quan thì nguyên đơn có thể yêu cầu thủ tục “Compliance Panel” do chính Panel ban đầu xem xét theo điều 21.5. Nếu bên thua kiện vẫn không thực hiện các biện pháp khuyến nghị của DSB, sau khi hết khoảng thời gian hợp lý, nguyên đơn có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ theo Điều 22 DSU. Ba thủ tục này cũng được xem là những thủ tục có thể trì hoãn việc thực thi phán quyết của DSB. Bởi lẽ, cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO không tồn tại yêu cầu bắt buộc bên vi phạm nghĩa vụ của WTO phải bồi thường bằng một biện pháp tài chính cho bên thắng kiện về những tổn thất mà họ đang phải gánh chịu[19]. Thủ tục bồi thường quy định tại Điều 22.1 DSU là một thủ tục tạm thời, tự nguyện và đòi hỏi sự thỏa thuận của 2 bên tranh chấp. Sự trì hoãn thực thi đầy đủ phán quyết của DSB có thể mang lại lợi ích cho bên vi phạm cả về chính trị hay kinh tế và ngược lại bên có lợi ích bị xâm phạm thì tiếp tục chịu tổn thất cho đến khi bên vi phạm tuân thủ đầy đủ khuyến nghị của DSB.
2. Thách thức của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
Mặc dù có những thành tựu đáng kể, nhưng sau 26 năm áp dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đang gặp phải những thách thức sau đây:
Thứ nhất, thời gian giải quyết tranh chấp càng ngày càng kéo dài so với quy định tại DSU.
Sự thành công của một cơ chế giải quyết tranh chấp có thể được đánh giá thông qua tiến độ giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những yêu cầu thiết yếu đối với hiệu quả giải quyết tranh chấp của WTO. Căn cứ vào quy định của DSU, thời gian để tiến hành tất cả các bước giải quyết tranh chấp của WTO [từ thủ tục tham vấn đầu tiên đến khi DSB thông qua báo cáo Panel] khoảng từ 12 đến 15 tháng [trong trường hợp có kháng cáo thì thời gian có thể kéo dài từ 15 đến 19 tháng]. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy, các tranh chấp tại WTO đã không thể được giải quyết trong khung thời gian của DSU. Cụ thể, giai đoạn 1995 – 1999, thời gian trung bình từ khi có yêu cầu tham vấn đến khi báo cáo được thông qua là 705,89 ngày [23,21 tháng]; giai đoạn 2007-2011 là 851,34 ngày [28 tháng].[20] Kể từ năm 2011, tình hình giải quyết tranh chấp kéo dài đang tiếp tục diễn ra và sự chậm trễ ngày càng dài khi trung bình thời gian giải quyết tranh chấp là 33,83 tháng[21]. Sự chậm trễ xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ sau khi tham vấn không thành công đến thời điểm DSB ra quyết định thành lập Panel. Sau khi Panel được thành lập, việc ra báo cáo của Panel cũng không đúng thời hạn quy định của DSU[22]; thủ tục kháng cáo và đưa ra báo cáo của AB[23] cũng vượt quá 90 ngày theo quy định; giai đoạn 2012 – 2017, thời gian trung bình để AB đưa ra được báo cáo là 133 ngày. Sự chậm trễ trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO có thể xuất phát từ hai lý do: [i] Sự gia tăng số lượng, quy mô và mức độ phức tạp của tranh chấp và [ii] Ban thư ký hạn chế về nguồn lực luật sư giàu kinh nghiệm[24].
Thứ hai, Hoa Kỳ phản đối việc bổ nhiệm thành viên Cơ quan phúc thẩm.
Ở thời điểm hiện tại, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lịch sử thương mại quốc tế khi cuối năm 2019 là thời điểm một trong số các thành viên còn lại của AB hết nhiệm kỳ mà không có khả năng được bổ nhiệm lại khi Hoa Kỳ và một số các quốc gia thành viên khác phản đối việc tiếp tục bổ nhiệm thành viên của AB[25]. Điều này dẫn đến hệ quả là, sau thời điểm tháng 12/2019, AB không còn đủ 3 thành viên để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm. Việc không duy trì được AB có ảnh hưởng đến cơ chế giải quyết tranh chấp hai cấp xét xử của WTO.
Từ năm 2016, Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố về việc ngăn chặn tái bổ nhiệm một thành viên AB trong nhiệm kỳ thứ hai bởi một loạt các tranh chấp của AB mang lại nhiều bất lợi cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cho rằng, AB đã không thực hiện đúng chức năng của mình khi nhiều lần không áp dụng các quy tắc được quy định trong các hiệp định của WTO mà các thành viên đã đàm phán thỏa thuận, AB đã vượt quá thẩm quyền của mình, các biện pháp khuyến nghị của AB đưa ra không phù hợp với quy định của WTO để yêu cầu các bên tranh chấp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại WTO[26]… Hoa Kỳ đã đưa một loạt các bằng chứng về sự lạm quyền của AB và không thực hiện đúng vai trò, thẩm quyền của mình ở giai đoạn phúc thẩm và tất cả những hành vi này của AB đều gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với lợi ích thương mại và chính trị của Hoa Kỳ trong WTO. Hậu quả nghiêm trọng này thể hiện ở số liệu các tranh chấp mà Hoa Kỳ là bị đơn là 155 vụ, trong đó, 90% vụ tranh chấp đều dẫn đến một báo cáo nhận định rằng, pháp luật Hoa Kỳ hoặc các biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng không phù hợp với các hiệp định của WTO[27].
Thứ ba, các vấn đề pháp lý khác trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Sau 26 năm áp dụng, ngay trong chính cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đã bộc lộ những hạn chế sau:
[i] Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không thể cung cấp một giải pháp cuối cùng cho tranh chấp. Theo quy định của Điều 16.4 DSU, AB không có khả năng trả lại hồ sơ cho Panel. Thẩm quyền của AB sẽ bị giới hạn trong các vấn đề pháp lý được nêu ra trong báo cáo của Panel và những giải thích pháp luật của Panel[28]. Điều này có nghĩa là, AB là cơ quan duy nhất có thể xem xét và đưa ra các đánh giá khách quan về các vấn đề của vụ tranh chấp sau khi có báo cáo của Panel. Đây cũng là mô hình khá phổ biến trong tư pháp. Tuy nhiên, trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, AB không có quyền trả lại hồ sơ vụ việc cho Panel; AB chỉ có thể đưa ra 3 quyết định là giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại với các kết luận của Panel[29].
[ii] Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không có biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời để bảo vệ lợi ích thương mại cho bên thắng kiện. Hiện nay, DSU đang thiếu một biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời khi đã có quyết định của DSB và đang trong giai đoạn chờ bên thua kiện thực thi phán quyết. Trên thực tế, hai biện pháp bồi thường và tạm hoãn thi hành nhượng bộ tại Điều 22 DSU là những biện pháp chính thức khi một bên không thực thi được phán quyết của DSB sau khi hết khoảng thời gian hợp lý. Như vậy, trong khoảng thời gian hợp lý để thực thi phán quyết của DSB thì bên thắng kiện vẫn phải chịu những hậu quả về kinh tế khi bên thua kiện chưa dừng các biện pháp vi phạm quy định của WTO.
3. Giải pháp tạm thời của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
Trước những thách thức đang đặt ra, các quốc gia thành viên WTO đang trong quá trình thảo luận về các giải pháp để tiếp tục duy trì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Bởi lẽ, các quốc gia thành viên vẫn đặt niềm tin vào cơ chế này. Trong số rất nhiều giải pháp được đưa ra, một số giải pháp mang tính tạm thời, tức là hướng các bên sử dụng các giải pháp có sẵn tại DSU:
Một là, sử dụng thủ tục kháng cáo bằng cơ chế Trọng tài theo Điều 25 DSU.
Giải pháp sử dụng thủ tục kháng cáo bằng cơ chế Trọng tài theo Điều 25 DSU do EU đề xuất vào ngày 16/5/2019. EU đã ban hành một văn bản dự thảo quy định về xét xử phúc thẩm tạm thời theo Điều 25 DSU[30]. Đây là biện pháp duy nhất có thể duy trì cả giai đoạn phúc thẩm và vấn đề ràng buộc tự động của phán quyết giải quyết tranh chấp[31]. Cụ thể, bản thân cơ chế Trọng tài theo Điều 25 đã cho phép các bên có thể giải quyết những tranh chấp nhất định có liên quan đến những vấn đề đã được hai bên xác định rõ[32]. Nghĩa là, trong trường hợp sau khi có báo cáo của Panel mà 2 bên không đồng ý, thì trước hết, các bên phải đồng ý từ bỏ thủ tục kháng cáo theo Điều 16.4 và 17 DSU và thay vào đó, hai bên đồng ý đưa ra Trọng tài theo Điều 25 để xem xét báo cáo của Panel. Việc áp dụng cơ chế này vào thủ tục phúc thẩm là khá phù hợp khi Điều 25.3 cũng quy định, phán quyết của Trọng tài sẽ được thông báo cho DSB mà không cần DSB thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Sau đó, phán quyết sẽ chịu sự giám sát và áp dụng các biện pháp nếu như bên thua kiện không thực thi theo Điều 21, 22 DSU như thông thường. Do Điều 25 không quy định tương tự đối với Trọng tài viên, vì vậy, để đảm bảo giải pháp này có thể diễn ra, mô hình trọng tài vụ việc sẽ được áp dụng. Theo đó, Tổng Giám đốc WTO có thể chọn theo cách ngẫu nhiên từ một danh sách kín của các AB trước đây. Tuy nhiên, một số quốc gia cho rằng, nếu giải pháp tạm thời này có thể trở thành thông lệ sẽ lấy đi sự cấp bách liên quan đến việc bổ nhiệm các thành viên của AB mới[33]. Ngoài ra, để đề xuất này thành hiện thực thì phụ thuộc vào số lượng quốc gia thành viên ủng hộ. Hoa Kỳ, quốc gia có sức ảnh hưởng lớn trong WT0, chưa thể hiện quan điểm sẽ ủng hộ việc sử dụng phương án này.
Hai là, không sử dụng thủ tục kháng cáo.
Giải pháp không sử dụng thủ tục kháng cáo có thể diễn ra theo 2 cách sau:
[i] Không thông qua báo cáo của Panel[34]. Phương án này được đưa ra trong lúc chờ Hoa kỳ có một động thái nào đó hoặc WTO mạnh mẽ đưa ra các quyết định mang tính lâu dài. Cụ thể, sau khi có báo cáo của Panel, nhưng báo cáo này sẽ không được DSB thông qua, cũng như không kháng cáo. Bởi vì, bản chất của báo cáo Panel dù là tạm thời hay cuối cùng, dù có được thông qua hay không thông qua thì báo cáo của Panel chỉ đóng vài trò như là một ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp. Nếu như các bên đồng ý với nội dung trong báo cáo của Panel thì họ sẽ tự nguyện thực thi; nếu các bên không đồng ý thì phụ thuộc vào các cuộc đàm phán tiếp tục giữa các bên tranh chấp. Phương án này có ưu điểm là phát huy được tiềm năng của hai bên trong quá trình đàm phán, nhưng có mặt trái là có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”.
[ii] Cam kết không kháng cáo trước khi tranh chấp xảy ra hoặc trước thời điểm Panel đưa ra báo cáo. Lý giải cho biện pháp này là tại thời điểm mà chưa rõ bên nào thắng kiện và bên nào thua kiện thì việc từ bỏ quyền kháng cáo có thể dễ dàng hơn. Nhưng biện pháp xét đến cùng sẽ bất lợi cho bên thua kiện.
Hiện nay, các quốc gia thành viên trong WTO vẫn đang còn trong giai đoạn thảo luận và chưa đi đến việc lựa chọn một biện pháp nào cụ thể. Vẫn rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong tương lai gần.
4. Thực tiễn Việt nam áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
Việt Nam đã gia nhập WTO được 14 năm[35]. Việt Nam nằm trong 15 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất trong thương mại toàn cầu, cùng với 14 nền kinh tế khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mexico, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ, Thái Lan, Ả Rập Saudi, Malaysia, Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi[36]. Xuất khẩu tích lũy của 15 nền kinh tế này đã tăng từ 1.458,1 tỷ USD năm 2000 lên 6,305 tỷ USD năm 2017, chiếm 35,6% xuất khẩu hàng hóa toàn cầu năm 2017, tăng từ 22,6% năm 2000, 15 nền kinh tế này chiếm khoảng 3/4 xuất khẩu hàng hóa tất cả các nước đang phát triển[37]. Cùng với hiệu quả thương mại tăng nhanh, tiềm năng xảy ra xung đột, tranh chấp của các quốc gia nêu trên cũng cao. Từ năm 1995 đến tháng 10 năm 2019, các nước đang phát triển đã tham gia 45% tổng số vụ tranh chấp với tư cách nguyên đơn và 43% tranh chấp với tư cách bị đơn[38]. Xét về kết quả tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, khi các quốc gia đang phát triển tham gia với tư cách nguyên đơn thì có tỷ lệ thắng kiện cao hơn so với khi họ là bị đơn[39].
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia 05 vụ kiện với tư cách nguyên đơn, không có vụ kiện nào với tư cách bị đơn và 33 vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba[40]. Việt Nam đều thắng kiện 3/5 vụ tranh chấp đã được giải quyết và không cần sử dụng đến hai biện pháp bồi thường và tạm hoãn thi hành nhượng bộ theo Điều 22 DSU[41]. Số liệu này cho thấy, Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ mình trên thương mại quốc tế. Cụ thể, với 05 tranh chấp với tư cách nguyên đơn là: [i] DS404 Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm từ Việt Nam[42], [ii] DS429 Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm từ Việt Nam[43], [iii] DS496 Indonesia – Tự vệ một số sản phẩm sắt hoặc thép[44], [iv] DS536 Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá đối với philê cá từ Việt Nam[45], [v] DS540 Hoa Kỳ - Một số biện pháp liên quan đến sản phẩm hải sản cá tra từ Việt Nam[46]. Trong đó, 03 tranh chấp đã giải quyết xong và 02 tranh chấp đang trong quá trình giải quyết tranh chấp [DS536 đang trong quá trình làm việc của Ban hội thẩm, DS540 mới chỉ dừng lại việc Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn cho Hoa Kỳ].
Có thể nói rằng, Việt Nam đang tham gia và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO một cách chủ động nên đạt được những thắng lợi nhất định. Việt Nam cũng đã nắm bắt được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của quốc gia và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên, trước những biến động hiện tại của cơ chế giải quyết tranh chấp này, Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị cho những diễn biến khó lường tiếp theo trong hai vụ đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với Hoa Kỳ.
5. Kết luận
Đối với các quốc gia đang phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang lại nhiều lợi ích vì đây có thể là công cụ duy nhất để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia này trong khuôn khổ của WTO. Tuy nhiên, trước sức ép của sự tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu nói chung và của quốc gia thành viên WTO nói riêng đòi hỏi cần sớm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích của mọi quốc gia thành viên./.

[1] Kể từ năm 1995, giá trị đồng đô la của thương mại thế giới đã tăng gần gấp bốn lần, trong khi khối lượng thương mại thế giới thực sự đã tăng gấp 2,7 lần; thuế quan trung bình đã giảm gần một nửa, từ 10,5% đến 6,4%; Xem thêm, Alan Wolff, The WTO and the Future of the Global Trading System, speech at the Council on Foreign Relations, October 15, 2019, < speech at the Council on Foreign Relations, October 15, 2019>, truy cập ngày 19/12/2020.
[2] Số liệu các vụ tranh chấp được WTO, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_e.htm, truy cập ngày 19/12/2020.
[3] Tòa án Hình sự quốc tế tồn tại khoảng 15 năm, chỉ giải quyết 27 vụ tranh chấp và đưa ra sáu phán quyết. Tòa án Quốc tế về luật biển giải quyết 25 vụ tranh chấp. Xem thêm: //www.icc-cpi.int/about, truy cập ngày 19/12/2020.
[4] Điều 4.2 DSU.
[5] Theo Báo cáo số liệu của WTO, từ 1/1/1995 – 31/12/2018 có tổng 573 yêu cầu tham vấn đã được tiến hành, cộng với 11 yêu cầu tham vấn năm 2019 và 02 yêu cầu tham vấn năm 2020, Xem //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispustats_e.htm; //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 20/12/2020.
[6] //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispustats_e.htm, truy cập ngày 20/12/2020.
[7] Điều 6 DSU.
[8] Chiếm 40% tổng tranh chấp có yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Theo Báo cáo số liệu của WTO từ 1/1/1995 – 30/4/2020, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispustats_e.htm, truy cập ngày 20/12/2020.
[9] Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947.
[10] For a complete list of the numbers of dispute by stage in the proceedings, on a yearly basic, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispustats_e.htm, truy cập ngày 20/12/2020.
[11] Như trên.
[12] Hoa Kỳ đã tham gia tổng 434 vụ tranh chấp, trong đó 124 vụ tranh chấp với tư cách nguyên đơn, 155 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 155 vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. EU đã tham gia tổng 396 vụ tranh chấp, trong đó có 104 vụ với tư cách nguyên đơn, 87 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 205 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Nhật Bản đã tham gia tổng 254 vụ tranh chấp, trong đó có 27 vụ với tư cách nguyên đơn, 16 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 211 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Trung Quốc đã tham gia tổng 244 vụ tranh chấp, trong đó có 21 vụ với tư cách nguyên đơn, 44 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 179 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Ấn Độ,đã tham gia tổng 218 vụ tranh chấp, trong đó có 24 vụ với tư cách nguyên đơn, 32 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 162 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Canada đã tham gia tổng 217 vụ tranh chấp, trong đó có 40 vụ với tư cách nguyên đơn, 23 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 154 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Brazil đã tham gia tổng 196 vụ tranh chấp, trong đó có 33 vụ với tư cách nguyên đơn, 16 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 147 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Hàn Quốc đã tham gia tổng 167 vụ tranh chấp, trong đó có 21 vụ với tư cách nguyên đơn, 19 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 127 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Mexico đã tham gia tổng 146 vụ tranh chấp, trong đó có 25 vụ với tư cách nguyên đơn, 15 vụ tranh chấp với tư cách bị đơn và 106 vụ tranh chấp là bên thứ ba. Xem thêm: //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm, truy cập ngày 22/12/2020.
[13] //ec.europa.eu/trade/policy/countries-and-regions/countries/united-states/, truy cập ngày 22/12/2020.
[14] Arie Reich, The effectiveness of the WTO dispute settlementsystem: A statistical analysis, Department of Law, European University Institute, EUI Working Paper LAW 2017/11, p.17.
[15] Arie Reich, The effectiveness of the WTO dispute settlementsystem: A statistical analysis, Department of Law, European University Institute, EUI Working Paper LAW 2017/11, p. 17.
[16] 36 yêu cầu “compliance panels” từ 1995 – 2016, Xem thêm: Arie Reich, The effectiveness of the WTO dispute settlement system: A statistical analysis, Department of Law, European University Institute, EUI Working Paper LAW 2017/11, p. 5.
[17] //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispustats_e.htm, truy cập ngày 20/5/2020.
[18] Khoản 3 Điều 21 DSU.
[19] Arie Reich, The effectiveness of the WTO dispute settlementsystem: A statistical analysis, Department of Law, European University Institute, EUI Working Paper LAW 2017/11, pp. 16-17.
[20] Arie Reich, The effectiveness of the WTO dispute settlementsystem: A statistical analysis, Department of Law, European University Institute, EUI Working Paper LAW 2017/11, p. 22.
[21] Năm 2013 có 20 yêu cầu tham vấn và tính đến năm 2017 thì mới chỉ có 8 báo cáo của Panel và 7 yêu cầu kháng cáo được đưa ra.
[22] Điều 12.8 DSU quy định Ban hội thẩm có 6 tháng để đưa ra báo cáo cuối cùng và không có trường hợp nào, sẽ vượt quá chín tháng [270 ngày] kể từ ngày thành lập ban hội thẩm [Điều 12.9]. Trên thực tiễn, thời gian này bị kéo dài trung bình 400-500 ngày, cụ thể 5 Ban hội thẩm được thành lập năm 2012 đã đưa ra các báo cáo cuối cùng trung bình trong 17,4 tháng [523 ngày]. Xem thêm: Scott S. Lincicome & Davida L. Connon,WTO Dispute Settlement— Long Delays Hit the System, //www.whitecase.com/sites/whitecase/files/files/download/publications/wto-dispute-settlement-long-delays-hit-the-system.pdf, truy cập ngày 23/12/2020.
[23] Điều 17.5 DSU quy định kể từ ngày kháng cáo trong vòng 60 ngày AB phải ra báo cáo cuối cùng và trong mọi trường hợp không quá 90 ngày. Xem thêm: United States Trade Representative, Report on the Appellate Body of the world trade Organization, 2/2020, tr. 30,//ustr.gov/sites/default/files/Report_on_the_Appellate_Body_of_the_World_Trade_Organization.pdf, truy cập ngày 23/12/2020.
[24] Scott S. Lincicome & Davida L. Connon, WTO Dispute Settlement— Long Delays Hit the System, //www.whitecase.com/sites/whitecase/files/files/download/publications/wto-dispute-settlement-long-delays-hit-the-system.pdf, truy cập ngày 23/12/2020.
[25] Alan Wolff, The WTO and the Future of the Global Trading System, speech at the Council on Foreign Relations, October 15, 2019, < speech at the Council on Foreign Relations, October 15, 2019>, truy cập ngày 23/12/2020.
[26] United States Trade Representative, Report on the Appellate Body of the world trade Organization, 2/2020, //ustr.gov/sites/default/files/Report_on_the_Appellate_Body_of_the_World_Trade_Organization.pdf, truy cập ngày 24/12/2020.
[27] United States Trade Representative, Report on the Appellate Body of the world trade Organization, 2/2020, p. 2-3, //ustr.gov/sites/default/files/Report_on_the_Appellate_Body_of_the_World_Trade_Organization.pdf, truy cập ngày 24/12/2020.
[28] Điều 17.6 DSU.
[29] Điều 17.18 DSU.
[30] //worldtradelaw.typepad.com/files/eu-ab-proposal.pdf, truy cập ngày 24/12/2020.
[31]Joost Pauwelyn, WTO Dispute Settlement Post 2019: What to
Expect?, Journal of International Economic Law, 2019, Volume 22, Issue 3, p. 313.
[32] Khoản 1 Điều 25 DSU.
[33] Joost Pauwelyn, WTO Dispute Settlement Post 2019: What to Expect?, Journal of International Economic Law, 2019, Volume 22, Issue 3, p. 315.
[34] ‘floating’ panel reports.
[35] Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 11/1/2007.
[36] Anabel González, Euijin Jung, Developing countries can help restore the WTO’s dispute settlement system, 27 January 2020, //voxeu.org/content/developing-countries-can-help-restore-wto-s-dispute-settlement-system, truy cập ngày 24/12/2020.
[37] Anabel González, Euijin Jung, Developing countries can help restore the WTO’s dispute settlement system, 27 January 2020, //voxeu.org/content/developing-countries-can-help-restore-wto-s-dispute-settlement-system, truy cập ngày 24/12/2020.
[38] Disputes by member, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm, truy cập ngày 24/12/2020.
[39] Anabel González, Euijin Jung, Developing countries can help restore the WTO’s dispute settlement system, 27 January 2020, //voxeu.org/content/developing-countries-can-help-restore-wto-s-dispute-settlement-system, truy cập ngày 24/12/2020
[40] Disputes by member, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm, truy cập ngày 24/12/2020.
[41] Việt Nam thắng 03 vụ kiện là DS404, DS429, DS496, Xem //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm, truy cập ngày 24/12/2020.
[42]DS404, United States — Anti-dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds404_e.htm.
[43] DS429 United States — Anti-Dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds429_e.htm.
[44] DS496 Indonesia — Safeguard on Certain Iron or Steel Products, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds496_e.htm
[45] DS 536 United States — Anti-Dumping Measures on Fish Fillets from Viet Nam, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds536_e.htm.
[46] DS540 United States — Certain Measures Concerning Pangasius Seafood Products from Viet Nam, //www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds540_e.htm.

[Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 03+04 [427+428], tháng 2/2021.]

Quy trình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư ASEAN và nước nhận đầu tư được thực hiện như thế nào?

22 tháng 12. 2016 0 Lượt xem

Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN [ACIA] có quy định chi tiết về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước nơi tiếp nhận đầu tư [cơ chế ISDS]. Theo cơ chế này, nhà đầu tư nước ngoài đến từ khu vực ASEAN có thể kiện Chính phủ nước nhận đầu tư ra một cơ chế trọng tài độc lập nếu nước này vi phạm các nghĩa vụ của mình theo ACIA.

Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế ISDS được quy định khá cụ thể và rõ ràng trong Hiệp định. Phạm vi giải quyết tranh chấp là các tranh chấp liên quan đến các nghĩa vụ về Đối xử Quốc gia [Điều 5], Đối xử Tối Huệ quốc [Điều 6], Quản lý cấp cao và Ban giám đốc [Điều 8], Đối xử đầu tư [Điều 11], Bồi thường trong trường hợp xung đột [Điều 12], Chuyển tiền [Điều 13], Trưng dụng và Bồi thường [Điều 14]

Quy trình giải quyết tranh chấp theo Cơ chế ISDS


Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội:

NHẬP BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Họ tên:
Email:
Nội dung:
Gửi

[*] Tất cả câu hỏi thắc mắc của bạn đọc sẽ được Ban quản trị kiểm duyệt trước khi đăng tải. Xin bạn đọc vui lòng thông cảm.

Video liên quan

Chủ Đề