So sánh huỳnh tấn phát và trần đình long năm 2024

Chủ tịch Hòa Phát bức xúc khi nhà đầu tư nói việc chia cổ phiếu là "giấy lộn" và khẳng định việc giữ quy mô tiền mặt lớn là điều sống còn bởi doanh nghiệp đang rất cần vốn.

Năm nay Tập đoàn Hòa Phát [HPG] kỷ niệm 30 năm thành lập, phiên họp thường niên cũng chọn tựa đề "30 năm khẳng định vị thế". Lần gặp mặt cổ đông với ban lãnh đạo công ty trong một năm có nhiều dấu mốc đáng ra phải diễn ra trong bầu không khí tích cực thì phiên họp sáng nay được tổ chức với sự "căng thẳng".

Trong bối cảnh giá cổ phiếu lao dốc, HPG mở cửa phiên hôm nay tiếp tục giảm hơn 3%, nhiều yếu tố thị trường ảnh hưởng không tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp đứng đầu ngành thép khiến nhiều nhà đầu tư, cổ đông lo lắng.

Một số bài đăng trên các diễn đàn gần đây còn gọi cổ phiếu HPG là "giấy lộn" khi doanh nghiệp này đề xuất trả cổ tức đa phần bằng cổ phiếu. Nhiều cổ đông cho rằng việc giữ lượng tiền mặt lớn là không cần thiết, thay vì thế Hòa Phát nên chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

Ông Trần Đình Long trả lời cổ đông Hòa Phát sáng 24/5. Ảnh: HPG

"Tâm trạng tôi rất buồn, nhiều nhà đầu tư đòi hỏi phải chia hết lợi nhuận, cho rằng việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu là 'giấy lộn'. Tôi cám ơn sự góp ý mang tính chất xây dựng của các cổ đông, còn nếu góp ý như này thì khó cho tôi quá", ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát, chia sẻ.

Ông Long được đánh giá là người cởi mở với cổ đông, không "né" bất kỳ câu hỏi nào trong các phiên họp thường niên trước. Nhà đầu tư cũng ít khi thấy người đứng đầu Hòa Phát tỏ ra bức xúc trước những ý kiến góp ý trái chiều. Nhưng hôm nay là lần hiếm hoi Chủ tịch Hòa Phát tỏ rõ thái độ.

Ông nói, việc nhà đầu tư dùng từ "giấy lộn" để gọi cổ phiếu Hòa Phát là sự xúc phạm vì Hòa Phát hiện nay là một trong những doanh nghiệp sản xuất lớn nhất Việt Nam, doanh thu một năm 150.000 tỷ đồng.

Để giải thích về quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu, người đứng đầu Hòa Phát nhắc tới câu chuyện đầu tư của tập đoàn.

Theo ông, trong nhiều lần họp Hội đồng quản trị ông đã phát biểu rằng: "Nếu dừng lại thì Hòa Phát sẽ chết, đối thủ cạnh tranh sẽ vượt qua".

Ý nghĩa của câu nói này là ngoài những gì đã có, Hòa Phát còn phải vươn tới tầm khu vực, như việc làm dự án Dung Quất giai đoạn 2. Thậm chí, hiện nay Hòa Phát còn tiếp tục nghiên cứu các dự án thép khác. "Chúng ta đang cần rất nhiều vốn", ông Long nói.

Năm nay, Hòa Phát đề xuất chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 35%, trong đó 30% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền. Với nhu cầu vốn cao, việc chia cổ tức bằng tiền, theo Chủ tịch Hòa Phát, sẽ tạo áp lực lớn, ngay cả khi tỷ lệ chỉ là 5%.

"Là cổ đông lớn nhất thì tôi cũng muốn chia nhiều tiền chứ. Nhưng nhu cầu vốn trong thời gian tới là rất lớn, ngay cả với tỷ lệ cổ tức tiền mặt 5% cũng e là hơi nhiều", ông Long chia sẻ.

Nhiều nhà đầu tư "chê" cách Hoà Phát sử dụng tiền khi công ty để lượng tiền và tương đương tiền lên tới hơn 40.000 tỷ đồng. Về việc này, ông Long cho rằng Hòa Phát không thể phiêu lưu, bởi việc duy trì lượng tiền mặt lớn để phát triển dự án là rất quan trọng. Như dự án Dung Quất 2, Hòa Phát vay các ngân hàng 35.000 tỷ đồng, phần còn lại là vốn tự có.

Đối với câu chuyện kinh doanh năm nay, Chủ tịch Hòa Phát cho rằng "ngành thép không thuận lợi".

Năm nay, ban lãnh đạo Hòa Phát đề xuất kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7%. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng, thấp hơn gần 30% so với thực hiện năm 2021.

"Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Khi có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào", ông Long cho biết. Theo ông, có hai nguyên nhân lớn khiến lĩnh vực này gặp khó.

Đầu tiên là giá nguyên liệu tăng cao do căng thẳng Nga - Ukraine. Khi xung đột giữa hai nước mới nổ ra, nhiều người cho rằng ngành thép sẽ hưởng lợi khi Nga và Ukraine đều là hai nhà sản xuất thép lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải màu hồng như vậy. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, như than, đã tăng mạnh ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Nguyên nhân thứ hai là chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến nhu cầu thép giảm.

Dù vậy, ông Long cũng trấn an cổ đông rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào Hòa Phát cũng luôn có kết quả tốt nhất ngành thép, hơn tất cả doanh nghiệp khác.

Với mảng bất động sản, mục tiêu Hoà Phát lọt vào top 3 công ty đứng đầu. Chủ tịch Hòa Phát tin rằng năm ngoái do huy động vốn qua kênh trái phiếu dễ nên giá bất động sản ở mức quá cao, do đó Hòa Phát chưa mua được một dự án nào. Năm nay, triển vọng của lĩnh vực này có thể tích cực hơn. Hòa Phát cho biết sẽ đi các địa phương xin tham gia đấu thầu chương trình phát triển kinh tế.

Tại Đại hội, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT HPG cùng các thành viên trong Đoàn Chủ tịch đã chia sẻ thẳng thắn những khó khăn doanh nghiệp phải đương đầu.

Ngoài các thông tin lý giải lãi ròng kế hoạch 2019 giảm, lãi sau thuế quý I/2019 giảm, cổ đông HPG rất quan tâm tới Dự án Dung Quất, Dự án Nhà máy tôn mạ màu,...

Tại Đại hội, cổ đông HPG đã thông qua tất cả các tờ trình.

Năm 2019 tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận giảm

Doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 56.580 tỷ đồng và 8.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 21% và 7% so với năm 2017, vượt lần lượt 3% và 7% kế hoạch năm 2018.

Cụ thể, trong cơ cấu doanh thu, lĩnh vực thép vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo khi lần lượt chiếm 83% và 89% trong doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Về mặt sản lượng, Hòa Phát đạt 3,18 triệu tấn các loại thép thành phẩm, tăng 10% so với năm 2017. Thị phần thép xây dựng và ống thép Hòa Phát lần lượt là 23,8% và 27,5% thị phần trên toàn quốc. Ngoài ra, Hòa Phát xuất khẩu thép sang 14 quốc gia với sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng 51% so với năm 2017.

Đầu tháng 4/2018, dự án Nhà máy tôn mạ màu, mạ lạnh công suất 400.000 tấn/năm đưa vào vận hành công đoạn sơn – mạ và đã cho ra thị trường các loại sản phẩm tôn mạ kẽm và mạ màu; Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất đã hoàn thành 70% khối lượng công việc các hạng mục giai đoạn I của Dự án tính đến thời điểm cuối năm 2018. Các hạng mục thuộc giai đoạn 2 và cảng biển nước sâu cho phép tàu 200.000 tấn cập bến vẫn đang được triển khai. Hòa Phát đặt mục tiêu đưa Dự án KLH sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất vào hoạt động đồng bộ trong năm 2019.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác của Tập đoàn đóng góp 6% vào tổng doanh thu và 4% vào lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Lĩnh vực bất động sản đóng góp lần lượt 3% và 5% vào Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn, doanh thu tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Các dự án nhà ở và khu đô thị tiêu biểu là Dự án Mandarin 2 đã bán hết 83% số căn hộ, Dự án Nguyễn Đức Cảnh đã bán 80% số căn hộ. Hòa Phát cũng đặt mục tiêu bán hết số căn hộ còn lại tại các dự án chung cư này. Ngoài ra, công ty tập trung nguồn lực đầu tư vào Dự án Khu đô thị Phố Nối A với diện tích 262ha tại Hưng Yên, dự kiến triển khai bắt đầu bán hàng vào cuối năm 2019. Khu công nghiệp Phố Nối A được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương mở rộng thêm 92,5ha nâng tổng diện tích KCN lên 686,5ha. KCN Yên Mỹ II với tổng diện tích 200ha cũng đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, bắt đầu mở cửa đón các nhà đầu tư.

Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp 8% và 2% lần lượt vào doanh thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn. Doanh thu tăng trưởng 57% và lợi nhuận sau thuế tăng gần 4 lần so với 2017.

Trong năm tài chính 2018-2019, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 70.000 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận 6.700 tỷ đồng. So với năm tài chính 2017-2018, doanh thu mục tiêu tăng trưởng 24%, nhưng lợi nhuận lại giảm tới 22%.

Dự kiến trong quý II/2019, Hòa Phát sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%.

Còn sang năm 2019, với căn cứ chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông HPG là 6.689 tỷ đồng và lợi nhuận trên 1 cổ phiếu HPG là 2.422 đồng/cổ phiếu, HĐQT đề nghị mức chi trả cổ tức 2019 với tỷ lệ là 20%.

Tại Đại hội, các cổ đông đã đưa ra nhiều thắc mắc với ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát.

Chi phí đầu tư của dự án Dung Quất thế nào?

Ông Trần Đình Long nhận định, tổng đầu tư ban đầu vào Dung Quất là 40.000 tỷ trung hạn và 12.000 tỷ ngắn hạn, nhưng do áp dụng thành tựu mới nhằm tăng bảo vệ môi trường, tăng mua thiết bị Châu Âu,… tổng đầu tư dù chưa chi hết nhưng dự tính tổng cộng nguồn vốn huy động đạt 65.000 tỷ, trong đó vốn tự có là 25.000 tỷ đồng.

Hiện nay, HPG đã giải ngân 35.000 tỷ đồng và suất đầu tư được đánh giá là thấp [so với Formosa]. Tuy ông, ông Long khẳng định không nghĩ đến [so sánh] với Formosa. “Điều tôi quan tâm là người bạn phương Bắc”, ông chia sẻ.

Với các lo ngại nguồn cầu không đủ hấp thụ nguồn cung, ông Long nói,”Bọn anh chưa nói điều gì mà chưa làm được”.

Ngoài ra, ông cũng chia sẻ giai đoạn 2 của dự án Dung Quất có thể là sản xuất thép cung cấp ô tô.

Lãi suất vay dài hạn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [mã CTG] và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam [mã VCB] để đầu tư vào Dung Quất?

Bà Phạm Thị Kim Oanh – Kế toán trưởng HPG trả lời, khấu hao năm 2019 sẽ tăng, do chấm dứt một phần nhà máy thành phần Dung Quất, khấu hao theo đó tăng 38%. “Tổng khấu hao 2018 là 2.200 tỷ, nhân thêm 1,38 ra số lượng khấu hao năm 2019”, bà Oanh cho biết.

Chủ Đề