So sánh sandisk sd ultra class sandisk micro sd class năm 2024

Our servers are getting hit pretty hard right now. To continue shopping, enter the characters as they are shown in the image below.

Type the characters you see in this image:

Type characters

Try different image

© 1996-2014, Amazon.com, Inc. or its affiliates

MircoSD là định dạng thẻ nhớ phổ biến nhất hiện nay trong các thiết bị công nghệ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại thẻ nhớ này trong điện thoại, máy tính bảng, máy chơi game, máy ảnh hay các loại camera hành trình… Một trong những loại thẻ nhớ phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay đó chính là thẻ nhớ SanDisk 32GB micro SD Ultra Class 10.

Điểm ấn tượng duy nhất khiến đông đảo khách hàng lựa chọn thẻ nhớ SanDisk MicroSD 32gb này đó chính là tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Theo một số bài test, thẻ nhớ microSD Sandisk cho tốc độ lên tới 130MB / s. Điều này giúp SanDisk MicroSD 32gb có thể phù hợp cho các thiết bị ghi hình với chất lượng 4K hay dùng để truyền tải những tập tin lớn.

Bên cạnh đó, với mức giá rất tốt, thẻ nhớ SanDisk MicroSD 32gb dễ dàng tiếp cận với phần đông số lượng khách hàng. Giá thành rẻ, chất lượng tốt, đây chính là chiếc thẻ nhớ đáng lựa chọn dành cho thiết bị của bạn.

Thẻ nhớ đóng vai trò quan trọng là bộ nhớ điện tử cho thiết bị của bạn để lưu trữ những nội dung kỹ thuật số như ảnh, video. Hiện nay, các dòng thẻ nhớ SD và MicroSD thường được sử dụng rộng rãi hơn cả. Chúng vừa vặn và tương thích tốt với điện thoại thông minh và máy ảnh kỹ thuật số. Hãy xem một số hướng dẫn chi tiết về thẻ nhớ SD và MicroSD cùng Nhà An Toàn qua những chia sẻ sau đây.

1. Một số tiêu chuẩn và dung lượng của thẻ nhớ

Một trong những yếu tố quan trọng khi chọn thẻ nhớ là người dùng cần xác nhận xem thiết bị của mình yêu cầu loại thẻ nào? Một cách đơn giản để kiểm tra là xem xem hướng dẫn sử dụng hoặc tìm kiếm trực tiếp trên trang web của nhà sản xuất.

Thông thường, cả thẻ nhớ SD và MicroSD đều có những tiêu chuẩn chung. Cụ thể là: thẻ nhớ SD, SDHC, SDXC, SDUC và MicroSD, MicroSDHC, MicroSDXC và MicroSDUC.

Ở thời điểm hiện tại, SDHC và SDXC là hai tiêu chuẩn phổ biến hơn cả với cả thẻ SD và MicroSD. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các tiêu chuẩn SD là dung lượng của bộ nhớ. Cụ thể, trong trường hợp quay video 4K, thẻ nhớ SDXC dung lượng 2TB sẽ phù hợp và cho hiệu suất video tối đa.

Nếu bạn chỉ sử dụng thẻ nhớ cho những hoạt động lưu trữ bình thường thì thẻ nhớ 32GB đến 64GB sẽ phù hợp và giúp bạn tiết kiệm chi phí. Một chiếc thẻ nhớ có dung lượng tầm trung có thể lưu trữ lên tới hàng nghìn bức ảnh và video.

Xem ngay: Thẻ nhớ MicroSD – Mẹo chọn thẻ nhớ MicroSD cho điện thoại

2. Thẻ SD – Các loại thẻ SD

Thẻ nhớ SD có 4 tiêu chuẩn đại diện cho 4 mức dung lượng bộ nhớ, cụ thể:

  • SD: Từ 2GB trở xuống
  • SDHC: Trên 2GB đến tối đa 32GB
  • SDXC: Trên 32GB đến tối đa 2TB
  • SDUC: Trên 2TB đến tối đa 128TB

Các tiêu chuẩn SD của thẻ nhớ đã đánh dấu những mốc phát triển quan trọng trong sự phát triển về dung lượng và tốc độ của sản phẩm. Một điểm ấn tượng là người dùng có thể sử dụng thẻ nhớ tiêu chuẩn cũ hơn cho các thiết bị hỗ trợ những tiêu chuẩn mới hơn.

Cụ thể, thiết bị tương thích với thẻ SDXC có thể sử dụng các thẻ SDXC, SDHC và SD. Trong khi đó thiết bị tương thích với thẻ SDHC cũng có thể sử dụng thẻ SDHC và SD nhưng không thể tương thích với thẻ SDXC. Và thẻ tiêu chuẩn SD chỉ tương thích với các thiết bị hỗ trợ nó. Nói cách khác, các thiết bị hỗ trợ thẻ nhớ tiêu chuẩn mới có thể tương thích với những thẻ có tiêu chuẩn cũ hơn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn thẻ mới hơn không thể tương thích với các thiết bị có phần cứng hỗ trợ các tiêu chuẩn cũ.

Xem ngay: Cách sử dụng thẻ nhớ MicroSD tối ưu nhất

3. Thẻ MicroSD – Các loại thẻ MicroSD

Thẻ MicroSD cũng có 4 tiêu chuẩn về dung lượng thẻ nhớ, cụ thể như sau:

  • MicroSD: Từ 2GB trở xuống
  • MicroSDHC: Trên 2GB đến tối đa 32GB
  • MicroSDXC: Trên 32GB đến tối đa 2TB
  • MicroSDUC: Trên 2TB đến tối đa 128TB

MicroSD là phiên bản thẻ nhớ có kích thước nhỏ hơn thẻ nhớ SD. Đây cũng là đặc điểm chính để phân biệt hai dòng thẻ nhớ này. Thông thường, thẻ MicroSD sẽ được cung cấp kèm một Adapter, cho phép người dùng sử dụng thẻ MicroSD trong những thiết bị chỉ hỗ trợ thẻ SD. Loại thẻ này thường được sử dụng để tăng cường không gian lưu trữ của điện thoại thông minh, các loại camera hành trình, thiết bị chơi game và máy ảnh.

Quy tắc sử dụng của thẻ nhớ MicroSD cũng tương tự như thẻ nhớ SD. Cụ thể, các thiết bị hỗ trợ những tiêu chuẩn thẻ nhớ mới có thể tương thích lùi với những thẻ microSD tiêu chuẩn cũ hơn. Đồng thời, các dòng tiêu chuẩn mới không thể sử dụng được trong các thiết bị phần cứng chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn cũ hơn.

Chính vì vậy, khi mua bất kỳ sản phẩm thẻ nhớ nào, người dùng cần tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn hỗ trợ thẻ nhớ của thiết bị mà mình đang sử dụng để tránh mua phải sản phẩm không phù hợp.

Tham khảo ngay: Thẻ nhớ giá rẻ chính hãng tại Hà Nội bạn không nên bỏ lỡ

4. Phân biệt các cấp tốc độ giữa thẻ SD và MicroSD

Các chuẩn hóa để xếp hạng cho thẻ nhớ được gọi là cấp tốc độ và biểu thị tốc độ ghi duy trì tối thiểu tuyệt đối. Các chuẩn hóa này hiện được áp dụng cho cả thẻ nhớ SD và thẻ MicroSD. Có ba loại cấp tốc độ là: cấp tốc độ, cấp tốc độ UHS và cấp tốc độ video.

Một cách dễ dàng để phân biệt ba cấp tốc độ này là các con số có biểu tượng chữ “C” bao tròn, biểu tượng chữ “U” và biểu tượng chữ V. Ký hiệu này giúp người dùng dễ dàng chọn được loại thẻ nhớ phù hợp cho thiết bị của mình.

4.1. Cấp tốc độ

Cấp tốc độ là cấp tốc độ ban đầu và được biểu thị bằng biểu tượng chữ “C” bao tròn. Hiện tại có 4 xếp hạng trong cấp tốc độ, cụ thể:

  • C2 [Class 2]: Tốc độ ghi tối thiểu 2MB/s
  • C4 [Class 4]: Tốc độ ghi tối thiểu 4MB/s
  • C6 [Class 6]: Tốc độ ghi tối thiểu 6MB/s
  • C10 [Class 10]: Tốc độ ghi tối thiểu 10MB/s

C2 hiện là cấp tốc độ thấp nhất và chậm nhất trong khi đó C10 là cấp tốc độ tiêu chuẩn ngành. Hiện nay, do các thiết bị yêu cầu các cấp độ cao nên C10 thường là cấp tốc độ tối thiểu cho hầu hết các thiết bị được sản xuất hiện nay. Đồng thời C10 cũng là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường.

4.2. Cấp tốc độ UHS

Sau cấp tốc độ là cấp tốc độ UHS được ký hiệu bằng biểu tượng chữ U. Có hai xếp hạng trong Cấp tốc độ UHS, cụ thể:

  • U1 [Cấp tốc độ UHS 1]: Tốc độ ghi tối thiểu là 10MB/s
  • U3 [Cấp tốc độ UHS 3]: Tốc độ ghi tối thiểu là 30MB/s

Cấp tốc độ UHS được sử dụng rộng rãi hơn cấp tốc độ và thường được sử dụng ở những dòng máy ảnh cao cấp với xếp hạng U3. Xếp hạng cấp tốc độ này giúp quay video mượt hơn, chất lượng 4K, tốc độ ghi nhanh hơn.

Một yếu tố quan trọng khiến thẻ nhớ U1 và U3 cấp tốc độ UHS được ưa chuộng hơn bởi các thẻ nhớ này được sử dụng các giao diện bus UHS hiện đại:

  • UHS-I với tốc độ truyền tối đa lên đến 104MB/s
  • UHS-II với tốc độ truyền tối đa lên đến 312MB/s

4.3. Cấp tốc độ video

Cấp tốc độ video được phát triển để hỗ trợ độ phân giải video cao hơn, đạt chất lượng tốt hơn. Các tính năng chính của cấp tốc độ video như luồng nhiều video, quay chụp 360 độ, thực tế ảo [VR], video chất lượng cao 4K hoặc 8K. Các cấp tốc độ thường được ký hiệu bằng chữ V và có 5 xếp hạng, cụ thể như sau:

  • V6 [tốc độ video 6] với tốc độ ghi tối thiểu là 6MB/s
  • V10 [tốc độ video 10] với tốc độ ghi tối thiểu là 10MB/s
  • V30 [tốc độ video 30] với tốc độ ghi tối thiểu là 30MB/s
  • V60 [tốc độ video 60] với tốc độ ghi tối thiểu là 60MB/s
  • V90 [tốc độ video 90] với tốc độ ghi tối thiểu là 90MB/s

Cấp tốc độ video là cấp tốc độ lý tưởng cho video với độ phân giải cực cao, video chất lượng cùng tính năng quay cùng lúc nhiều tệp và máy ảnh 360 độ. Cấp tốc độ video hỗ trợ định dạng HD lên đến 8K. Một lời khuyên dành cho bạn khi mua thẻ nhớ phù hợp cho thiết bị của mình là chọn các loại có cấp tốc độ và cấp video bằng hoặc cao hơn mức yêu cầu.

Một số thông tin về thẻ SD và MicroSD mà Nhà An Toàn chia sẻ, hy vọng sẽ là những điều hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về hai dòng thẻ nhớ này. Hãy chia sẻ bài viết này và đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm cần hỗ trợ nhé!

Chủ Đề