So sánh shopee và lazada

Trong thời Covid - 19 thì mua hàng online chính là cầu nối an toàn giúp người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Chính bởi thế, trong năm vừa qua Lazada và Shopee đã đua tranh khốc liệt và cũng đã có những thành công nhất định và hứa hẹn cuộc chiến giữa Lazada và Shopee năm 2021 sẽ không dừng lại, thậm chí có thể “điên cuồng” hơn.

Vậy cụ thể cuộc chiến giữa 2 ông lớn diễn ra như thế nào, mỗi sàn có chính sách ưu ái người bán hàng ra sao và bạn có nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử [TMĐT] trong năm 2021 hay không? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Blog Bego nhé!

I. Cuộc chiến giữa Lazada và Shopee năm 2021

1. Kinh doanh TMĐT gặt hái nhiều thành công ở năm 2020 và Shopee tạm thời nắm ưu thế.


Shopee tạm thời nắm ưu thế 

Dù chào làng TMĐT vào tháng 7/2015 sau Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 nhưng trong cuộc chiến giữa Lazada và Shopee năm 2020 thì Shopee tạm thời thắng thế. Suốt 9 quý liên tiếp Shopee đứng đầu về lượng truy cập, chiếm hơn 50% tổng số lượt truy cập của tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. 

Theo số liệu bản đồ thương mại điện tử Việt Nam mới được iPrice Group công bố gần nhất, lượng người dùng truy cập vào website của Shopee trong quý III/2020 vừa qua đạt 62,7 triệu lượt, tăng tới hơn 10 triệu lượt so với quý II/2020 và là quý tăng mạnh nhất từ trước tới nay. Lazada tạm thời đứng sau Shopee và Tiki với 20,2 triệu lượt truy cập, tăng 9% so với trước đây. 

2. Chiến lược nhập cuộc của Shopee


Chiến lược nhập cuộc của Shopee

Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán nhằm thu hút lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau. 

Thị trường người tiêu dùng Việt Nam cực thích mã giảm giá và miễn phí giao hàng chính vì thế việc đều đặn tặng mã giảm giá và mã giao hàng miễn phí của Shopee đã phát huy tối đa hiệu quả. Đây cũng là một ưu thế giúp Shopee “nhỉnh” hơn trong cuộc chiến giữa Lazada và Shopee trong năm 2021 này.

Những mặt hàng bán tại Shopee luôn được hỗ trợ và có giá bán chênh lệch hơn so với các kênh thương mại điện tử khác. Việc để chênh giá cả chục đến trăm nghìn dĩ nhiên ghi điểm trong mắt người tiêu dùng Việt.

Hơn nữa, trên sàn Shopee vô cùng đa dạng mặt hàng, giá cả, mẫu mã, thương hiệu, việc bạn cần làm là lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tài chính của bạn mà thôi.

Có thể trao đổi trực tiếp với người bán cũng là một yếu tố giúp Shopee thắng thế trong cuộc đua tranh giữa Lazada và Shopee. Đây là một điểm rất nổi bật giúp người bán có thể giải đáp kịp thời những thắc mắc để người mua hàng dễ dàng mua bán hơn.

3. Chiến lược nhập cuộc của Lazada


Chiến lược nhập cuộc của Lazada 

Trong năm 2020, ngoài việc tập trung phát triển các ngành hàng mới như thực phẩm tươi sống và đa dạng hóa các mặt hàng, Lazada Việt Nam cũng ghi nhận nhiều dấu ấn đáng nhớ với nỗ lực đồng hành cùng người tiêu dùng, nhà bán hàng, các thương hiệu đối tác.

Về nền tảng, Lazada đi theo hướng mua sắm kết hợp giải trí với các chương trình livestream của nghệ sĩ, người nổi tiếng và các minigame. Để chuẩn bị cho cuộc chiến giữa Lazada và Shopee trong năm 2021, Lazada cho ra mắt tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh và công bố hoàn tất việc tích hợp cơ sở hạ tầng công nghệ từ Alibaba.

Nếu để so sánh giữa 2 ông lớn trong ngành TMĐT này, Lazada được lòng khách hàng hơn ở yếu tố được kiểm tra hàng khi nhận còn Shopee thì không. Với những mặt hàng đồ điện tử người mua luôn muốn được kiểm tra hàng trước khi nhận và Lazada qua mặt Shopee về độ uy tín và cho phép kiểm tra hàng.

II. Bạn có nên kinh doanh trên sàn TMĐT trong năm 2021 không?

Thời điểm kinh doanh online bùng nổ như hiện nay thì sàn thương mại điện tử được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho tất cả các chủ kinh doanh. Bán hàng qua các sàn thương mại điện tử đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng có thể tiết kiệm khá nhiều các chi phí về mặt bằng, thuê nhân sự..

Cuộc chiến giữa Lazada và Shopee trong năm 2021 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho những ai có ý định kinh doanh trên sàn TMĐT. Hãy nghiên cứu và xây dựng cửa hàng số độc lập trên các nền tảng khác nhau sẽ giúp bạn có hướng đi bền vững bất chấp các biến động.

Mặc dù thương mại điện tử vẫn được đánh giá là nơi "anh tài hội tụ" với doanh thu khổng lồ, tuy nhiên không một shop kinh doanh nào chỉ lệ thuộc vào một kênh của bên thứ 3. Đã đến lúc các chủ shop nên tự cập nhật công nghệ và ứng dụng vào chính ngôi nhà của mình để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thu - giảm chi, tự mình quản lý và sử dụng dữ liệu khách hàng để có các chiến lược phát triển mạnh dạn hơn.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng giúp chủ shop quản lý đơn hàng, số liệu tồn kho, thu - chi,... vô cùng hiệu quả, thúc đẩy gia tăng doanh số vượt bậc. Bego là một trong nhiều phần mềm miễn phí được các chủ shop online sử dụng để đồng bộ các bài toán từ kinh doanh cho đến vận hành [quản lý kho, thống kê đơn hàng, báo cáo doanh thu lãi lỗ…] chỉ trên với một bộ giải pháp duy nhất.

Phía trên là những chia sẻ của Blog Bego về cuộc chiến giữa Lazada và Shopee năm 2021. Nếu có thắc mắc nào liên quan tới kinh doanh online bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.
 

Ngày nay việc mua hàng online đã và đang trở nên phổ biến bởi những tiện lợi mà nó mang lại như tiết kiệm thời gian mua sắm, giá rẻ hơn ở các cửa hàng, siêu thị hoặc ở chỗ bạn không có mặt hàng này thì có thể mua online.

Nhưng không phải mua ở đâu cũng tốt, có 3 sàn thương mại điện tử mà hoangclick muốn giới thiệu đến bạn đó là Tiki, Shopee và Lazada, đây là những sàn thương mại điện tử uy tín.

Vậy thì trong số 3 sàn đó nên mua hàng ở Shopee Lazada hay Tiki? chúng ta cùng đi vào giải quyết thắc mắc này nhé, let’s go!

Xem thêm: Hướng dẫn mua rau củ quả online mùa dịch tại HN và TP HCM

Hàng hóa trên Shopee rất đa dạng, và rất nhiều mặt hàng mà ở các sàn thương mại điện tử khác không có.

Bởi các shop khi đăng ký bán hàng trên Shopee thì được duyệt rất nhanh, chỉ cần 5 phút đăng ký là bạn có thể có một shop online trên Shopee rồi.

Do đó bên cạnh những mặt hàng chất lượng thì trên Shopee có cả những mặt hàng kém chất lượng và hàng giả cũng có.

Các Shop chất lượng thì họ có thể đăng ký bán hàng trên Shopee Lazada hay Tiki, do đó nếu bạn chọn được shop uy tín thì việc mua hàng được yên tâm phần nào.

Tóm lại là nên mua hàng trên Shopee khi bạn đã chọn được sản phẩm tốt cũng như là shop uy tín bởi mức giá trên Shopee thường rẻ hơn các sàn khác.

Ở Shopee cũng có bán hàng nước ngoài về, và thời gian ship do đó cũng rất lâu, khoảng trên dưới 7 ngày.

Ưu điểm:

  • Đa dạng hàng hóa
  • Giá rẻ
  • Chính sách đổi trả 3 ngày
  • Hàng tháng đều có mã giảm giá

Nhược điểm:

  • Vẫn có hàng kém chất lượng

Lazada

Lần đầu tiên mình mua hàng ở Lazada là bắt đầu từ năm 2015, và suốt 2 đến 3 năm sau đó mình toàn mua trên Lazada và hàng cũng ổn, có trường hợp mình đổi trả thì Lazada cũng hỗ trợ hết mình và mình cũng hài lòng.

Hàng trên Lazada cũng rất nhiều, thật cũng có, giả cũng có, kém chất lượng cũng có.

Để được bán hàng trên Lazada thì quy trình đăng ký và kiểm duyệt có lâu hơn Shopee nhưng cũng khá dễ dàng để tạo được một Shop trên Lazada, có thể vì điểm này mà một số kẻ xấu đã lợi dụng uy tín của Lazada để chuộc lợi bất chính.

Trên Lazada cũng có bán hàng từ nước ngoài.

Ưu điểm:

  • Hàng hóa nhiều chủng loại
  • Giá rẻ
  • Chính sách đổi trả tốt

Nhược điểm:

  • Vẫn còn tồn tại hàng kém chất lượng
  • Các shop chưa được kiểm duyệt kỹ

Hàng ở Tiki được đánh giá là có chất lượng mặt bằng chung tốt nhất trong tất cả các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam bởi các shop được kiểm định rất kỹ trước khi bán hàng trên Tiki.

Theo mình bạn nên mua hàng trên Tiki đối với các loại mặt hàng điện tử như Tivi, tủ lạnh, máy ảnh, điện thoại, các thiết bị công nghệ …. thì sẽ đảm bảo chất lượng hơn.

Hoặc nếu bạn biết shop nào đó trên Tiki cũng bán trên Shopee hay Lazada thì có thể ghé qua Shopee hay Lazada để mua nếu tiện cho bạn, bởi vì cùng một shop thì chất lượng sẽ như nhau thôi, còn các sàn TMĐT khác nhau thì có chính sách khác nhau, giá cũng khác nhau.

Ngoài ra Tiki cũng bán hàng từ nước ngoài.

Ưu điểm:

  • Hàng chất lượng tốt
  • Giao hàng nhanh

Nhược điểm:

  • Hàng hóa chưa được đa dạng
  • Giá cao hơn các sàn khác
  • Quy trình đổi trả còn hơi chậm

Shopee: 

  • Shopee là sàn thương mại điện tử có lượt truy cập nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại, do đó họ có tập khách hàng lớn nhất trong tất cả các sàn thương mại điện tử.
  • Các mặt hàng trên Shopee rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà ở Tiki hay thậm chí ở Lazada không có.
  • Trên shopee thì bạn nên mua những đơn hàng nhỏ lẻ và có giá trị không cao. Nhưng bạn cũng có thể chọn những sản phẩm chất lượng ở shop mall hoặc shop yêu thích để mua.
  • Ưu điểm của Shopee đó là hàng giá rẻ. Nên với những mặt hàng giá rẻ từ vài trăm nghìn trở xuống thì mình vẫn ưu tiên mua ở Shopee cho gọn lẹ và giá rất rẻ, đôi khi còn được free ship.

Lazada: 

  • Lazada cũng rất đa dạng về mặt hàng hóa, chỉ sau Shopee.
  • Bạn có thể mua các loại hàng giá rẻ ở Lazada, còn nếu muốn mua hàng có giá trị lớn ở đây thì phải nghiên cứu thật kỹ sản phẩm đó, tìm hiểu về shop đó thật cẩn thận.
  • Các sản phẩm ở Lazada chất lượng ở các shop uy tín.

Một số gian hàng chính hãng mà hoangclick gợi ý ra đây cho bạn tham khảo, hoàn toàn uy tín trên Lazada:

Thế Giới Di Động official 

Panasonic Chính hãng

Samsung Flagship Store

La Roche-Posay

Innisfree

Lock&Lock

VinMart

HighLands Coffee

Tiki: 

  • Do chính sách kiểm duyệt chặt chẽ nên các shop ở Tiki bán hàng chất lượng hơn các sàn thương mại điện tử khác ở mặt bằng chung.
  • Khi mua các mặt hàng điện tử hoặc các sản phẩm về sách thì mình khuyên bạn nên chọn Tiki.
  • Hàng ở Tiki có cao hơn các sàn khác nhưng đa số là hàng chất lượng, nhưng nếu bạn nhìn rộng ra so với các nơi khác hoặc so với các cửa hàng truyền thống thì giá thành trên Tiki cũng không phải là đắt.

Luôn tâm niệm một điều là không có sản phẩm gì là hoàn hảo.

  • Đầu tiên là bạn phải chọn thương hiệu của sản phẩm, ưu tiên chọn các thương hiệu có tên tuổi vì dù sao sản phẩm của họ cũng đảm bảo hơn, không nên thấy rẻ hơn mà chọn những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Nên chọn shop uy tín, các shopee mall hoặc lazmall, trên tiki thì ưu tiên chọn Tiki Trading để mua hàng chính hãng.
  • Đọc kỹ các bài đánh giá, review của người đã mua và sử dụng sản phẩm đó, từ đó đưa ra quyết định.

Chú ý đến thời gian bảo hành của từng sản phẩm.

Theo dõi hành trình đơn hàng: 

  • Khi bạn đã đặt hàng thì thường đơn hàng sẽ ở các trạng thái: Đang xác nhận hàng – Đã lấy hàng – Đang giao hàng – Giao hàng thành công.
  • Nếu bạn thấy có người gọi điện để báo lấy hàng thì bạn kiểm tra ngay tình trạng hàng mình trên sàn thương mại điện tử đó đang ở giai đoạn nào.
  • Nếu đang ở giai đoạn đang lấy hàng mà có người gọi điện đến thì đó là lừa đảo rồi bạn nhé. Còn đang giao hàng thì bạn kiểm tra kỹ mã đơn hàng trên sàn thương mại điện tử và mã đơn hàng mình nhận.

Quay video lại quá trình mở hàng: 

  • Nếu được bạn nên quay video mở hàng để bảo đảm quyền lợi cho bạn nếu chẳng may xảy ra sự cố không mong muốn.

Lúc này bạn sẽ có bằng chứng.

Tóm lại thì nên mua hàng ở Shopee Lazada hay Tiki, bạn có thể mua ở đâu cũng được miễn là bạn chọn được sản phẩm tốt, shop uy tín và có chế độ bảo hành đổi trả rõ ràng.

Nhưng nhìn chung với cá nhân hoangclick thì hàng nhiều tiền [trên 10 triệu] thì nên mua ở Tiki mặc dù có đắt hơn chút hoặc chọn các shop của chính hãng đó trên Shopee hay Lazada, còn hàng rẻ tiền hơn và mặt hàng khó tìm hơn thì có thể chọn Shopee hoặc Lazada để mua sắm.

Và một điều khó kiểm soát nữa đó là ở đâu cũng có hàng tốt xấu, và một điều mà các cụ hay nói đó là may hơn khôn cũng có phần đúng trong hoàn cảnh này, nhưng nếu bạn là người tiêu dùng thông thái thì xác suất gặp hàng rởm sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy hãy trang bị cho mình một số kiến thức để mua hàng online chất lượng nhé.

Chúc bạn mua được sản phẩm ưng ý, nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.

Video liên quan

Chủ Đề