So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất đã đầy đủ, đảm bảo việc thực thi có hiệu quả. Nhưng các biện pháp quản lý đối với loại hình này vẫn cần được tăng cường để đảm bảo hàng hóa tạm nhập tái xuất được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khi tạm nhập đến khi thực tái xuất.

Hướng dẫn cụ thể, kịp thời

Theo đánh giá của cơ quan Hải quan, cơ bản hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã tương đối ổn định, không phát sinh vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan địa phương. Cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan, theo dõi lượng hàng, thời gian tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hoạt động này. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, bao gồm cả thời gian khi hàng hóa được vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.

So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng có nhiều chính sách hướng dẫn DN thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý hàng tạm nhập tái xuất. Một trong những vấn đề được DN quan tâm là việc quản lý chuyển phương tiện vận tải đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện như thế nào. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 83 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát hải quan. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành không có quy định về các địa điểm thực hiện việc thay đổi phương tiện vận tải hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời gian vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.

Liên quan đến các trường hợp doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn việc chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, Tổng cục Hải quan đã có các văn bản số 6472/TCHQ-GSQL ngày 03/10/2017,số 4633/TCHQ-GSQL ngày 07/8/2018, số 1002/TCHQ-GSQL ngày 20/2/2019 và hướng dẫn thực hiện, theo đó đảm bảo hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời gian thực hiện việc chuyển đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đều đảm bảo công tác giám sát hải quan theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 83 Thông tư số 38/2015/TT-BTC dẫn trên.

Về vấn đề chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ Khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương, Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Căn cứ quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì hàng hóa tạm nhập tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Như vậy, đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, không được chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, và phải thực hiện đầy đủ về giấy phép quản lý chuyên ngành cũng như kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa tạm nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa.

Chủ động phòng ngừa gian lận

Bên cạnh việc kịp thời hướng dẫn DN thực hiện đúng chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa hành vi gian lận thương mại. Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng đề xuất có cơ quan quản lý có liên quan sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm theo hướng tăng nặng mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất như: Hành vi tự ý tiêu thụ nội địa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu không đúng quy định...

Đồng thời, nghiên cứu sớm vận hành và đưa vào hoạt động hệ thống niêm phong điện tử trong việc giám sát việc vận chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất để đảm bảo hiệu quả quản lý đối với loại hình này.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm bắt các thông tin thay đổi trong chính sách biên mậu của phía đối tác Trung Quốc để đưa ra những khuyến cáo cho các doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh, tránh gây thiệt hại về kinh tế, tạo cơ hội cho hàng thẩm lậu vào nội địa. UBND các tỉnh biên giới quản lý chặt chẽ các đường mòn, lối mở, không để hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, khu vực quy định hoặc thẩm lậu vào nội địa.

Theo: Haiquanonline

  • Tạm nhập tái xuất được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
  • Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
     

So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu

Cửa khẩu Quốc Tế Lao Bảo
 

II. CHUYỂN KHẨU:

     Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:

  • Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có quan cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
  • Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

     Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
     Nếu căn cứ như qui định trên thì hàng của công ty bạn mua về rồi sau đó lại bán cho thương nhân khác ở ngoài Việt Nam sẽ thuộc diện " hàng tạm nhập tái xuất".

Quý khách hàng hoàn toàn hài lòng về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đảm bảo đúng tiến độ về thời gian, về địa điểm. Chúng tôi hướng tới dịch vụ mà vượt lên cả sự mong đợi của khách hàng với triết lí vì đối tác. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp lành nghề trong hoạt động chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất giúp khách hàng và đối tác hài lòng.Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật như kho bãi, nhà xưởng, cảng dịch vụ, hệ thống phương tiện vận chuyển đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu.

Hồ sơ tạm nhập tái xuất bao gồm báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...Nếu doanh nghiệp bạn đang tiến hành tạm nhập một số hàng hóa nào đó rồi tái xuất lại thì cần phải có giấy phép tạm nhập tái xuất. Dịch vụ cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của VINASHIP sẽ tư vấn giúp bạn.

So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu

Cửa khẩu Quốc Tế Lào Cai

1. Tài liệu cần cung cấp khi xin giấy phép tạm nhập tái xuất:

  • Bản sao công chứng hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng.
  • Danh sách sản phẩm xin giấy phép tạm nhập tái xuất.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao công chứng
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

2. Hồ sơ xin giấy phép tạm nhập tái xuất gồm:

  • Văn bản đề nghị gửi về Bộ Thương mại theo mẫu;
  • Báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu theo mẫu; (đối với doanh nghiệp đã thực hiện tạm nhập tái xuất)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
  • Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng

Khách hàng tư vấn xin giấy phép tạm nhập tái xuất tại VINASHIP sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Giấy phép tạm nhập tái xuất gồm:

  • Tư vấn những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn các thủ tục xin giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin giấy phép tạm nhập tái xuất;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:

  • Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  • Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin Giấy phép tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
  • Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
  • Đại diện hoàn tất các thủ tục xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng, cụ thể:
  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, công ty chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng;
  • Đại diện lên Bộ Công Thương để nộp hồ sơ xin giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ Công Thương, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Đại diện nhận giấy phép tạm nhập tái xuất cho khách hàng.
  • Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có). 

3. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ công ty chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng dịch vụ ưu đãi giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng.

So sánh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu

Vận tải đường biển