So sánh thực tế với lý thuyết thực tap

Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy Lợi tự hào là một trong những Khoa đào tạo về khối ngàng xây dựng thuộc top đầu Viêt Nam và khu vực. Chuẩn mực, sáng tạo là những giá trị truyền thống của Khoa, luôn được kế thừa và phát huy. Với những giá trị cốt lõi đó, Khoa Công trình luôn mở rộng cánh cửa chào đón những tân sinh viên, những kỹ sư tương lai, từ đó đóng góp một phần công sức vào quá trình kiến thiết đất nước, với những công trình “của người Việt, do người Việt”.

Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường, Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi đã phối hợp với các đối tác là các Doanh nghiệp- Công ty trong và ngoài nước nhằm tạo việc làm thiết thực, phối hợp đào tạo, thực hành. Tháng 07 năm 2020, được sự nhất trí của BCN Khoa Công trình cùng với Ban Duy tu các công trình Nông nghiệp và PTNT; Công ty cổ phần xây dựng Hùng Linh đã tổ chức khóa “Thực tập Tốt nghiệp” cho các bạn sinh viên trước khi ra trường.

Đào tạo kỹ sư chất lượng cao gắn lý thuyết với thực tiễn công việc chính là sứ mạng của Khoa Công trình- Trường đại học Thủy lợi. Để đi từ sách vở ra ngoài thực tế, tiếp xúc trực tiếp với thực tế công việc, chuyên ngành mình học thì những chuyến thực tập, thực tế, tham quan công trình là vô cùng quan trọng. Qua những đợt thực tập này các bạn sinh viên sẽ có những bài học kinh nghiệm cho bản thân, sự cọ sát của môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đó là hành trang, bước đệm cho công việc trong tương lai. Đặc biệt hơn, đợt thực tập chính là việc áp dụng các kiến thức trên lớp vào công việc thực tế. Học hỏi rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong công việc.

Tại Đại học Thuỷ lợi, Khoa Công trình những chuyến thực tập, thực tế công trình diễn ra hàng kỳ để giúp các bạn sinh viên giỏi chuyên môn và trưởng thành trong cuộc sống.

Khoa Công trình, Trường Đại học Thuỷ lợi chân thành cảm ơn: Ban Duy tu các công trình Nông nghiệp và PTNT; Công ty cổ phần xây dựng Hùng Linh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ các bạn sinh viên trong khoa.

Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định thực tập là gì? Tuy nhiên, có thế giải thích câu hỏi thực tập là gì thông qua câu trả lời sau:

Thực tập là quá trình sinh viên được tham gia làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,... để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Trong quá trình thực tập, sinh viên được giao các công việc, nhiệm vụ cụ thể, tương tự như công việc của một nhân viên chính thức.

Mặt khác, kiến tập là quá trình sinh viên được tham gia học tập, nghiên cứu tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,... để tìm hiểu về một lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Trong quá trình kiến tập, sinh viên được tiếp xúc , quan sát với môi trường làm việc thực tế, các công việc, nhiệm vụ của ngành nghề mà mình đang theo học.

Thực tế, một số trường sẽ cho sinh viên đi kiến tập vào năm 2 hoặc năm 3 nhằm giúp sinh viên nắm bắt kiến thức lý thuyết và nền tảng cơ bản trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề; tạo cơ hội cho sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đối với thực tập, sinh viên sẽ đi vào năm 4 và sẽ làm lại báo cáo thực tập theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, giữa kiến tập và thực tập có sự khác nhau như sau:

Nội dung so sánh

Kiến tập

Thực tập

Mục đích

Giúp sinh viên nắm bắt kiến thức lý thuyết và nền tảng cơ bản

Giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện kỹ năng kinh nghiệm làm việc.

Hoạt động

Sinh viên được tham gia học tập, nghiên cứu, quan sát cách làm việc tại nơi kiến tập

Sinh viên được phân công làm một số công việc tại nơi thực

Thời gian

Ngắn hạn, kéo dài từ khoảng 01-02 tháng, tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi trường

Dài hơn thời gian kiến tập, kéo dài từ khoảng 03-06 tháng, tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi trường

Lương

Phần lớn không

Có thể có hoặc không tùy thuộc vào từng nơi thực tập. Tuy nhiên sẽ không cao, được xem là chi phí hỗ trợ, đi lại cho sinh viên

Nội dung tại bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Thực tập là gì? Kiến tập và thực tập khác nhau như thế nào? [Hình từ Internet]

Thực tập có cần ký hợp đồng lao động không?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Mặt khác theo khoản 6 Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học cụ thể như:

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
....
6. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
......

Thông qua các căn cứ trên, pháp luật lao động không quy về nội dung thực tập và hợp đồng thực tập trong hợp đồng lao động. Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập nhằm tạo điều kiện nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục.

Do đó, không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động đối với thực tập, thay vào đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng thực tập.

Thực tập có được đóng BHXH hay không?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b] Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
....

Như vậy, pháp luật lao động hiện nay không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động đối với thực tập. Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp xác định hợp đồng ký với thực tập sinh trước khi thực tập là hợp động lao động [bao gồm hợp đồng có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng] thì thực tập sinh chính là người lao động và vẫn được đóng BHXH theo như quy định.

Chủ Đề