Soạn ngữ văn 10 hoạt đông giao tiếp bằng ngôn năm 2024

Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một bài thuộc chương trình Ngữ văn 12. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn luyện tập nhằm giúp các em nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để các em có sự chuẩn bị tốt trước khi đến lớp.

1. Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ phần lý thuyết

  1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người thông qua phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết để nhằm tiến hành, hoàn thành mục đích tác động đến ý thức, tình cảm, nhận thức, hành động. Nhờ vậy mà con người trở nên trưởng thành và ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai quá trình chính như sau:

  • Quá trình tạo lập văn bản chủ yếu là do người viết hoặc người nói thực hiện
  • Quá trình tiếp thu, lĩnh hội văn bản là do người nghe thực hiện

→ Hai quá trình này có mối quan hệ tương tác cho nhau đồng thời diễn ra có thể cùng thời điểm, cùng địa điểm, hay cùng trong cuộc hội thoại..

  1. Ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động giao tiếp ở hai dạng viết và nói. Sự khác nhau giữa hai dạng này là:
  • Điều kiện nhằm tạo lập văn bản và lĩnh hội được thông tin của văn bản.
  • Cách thức giao tiếp, đường kênh sử dụng phương thức giao tiếp.
  • Các loại tín hiệu [ví dụ điển hình như âm thanh, chữ viết,..]
  • Các yếu tố, phương tiện phụ trợ trong hoạt động giao tiếp như nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu nói, ngữ điệu câu văn, ngắt nhịp dấu các câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu trong ngôn ngữ viết.
  • Phương tiện ngôn từ, cách dùng câu và tổ chức văn bản, bố cục văn bản.
  1. Ngữ cảnh giao tiếp là bối cảnh ngôn ngữ là tiền đề cho việc sử dụng ngôn ngữ hay tạo lập văn bản trong hoạt động giao tiếp, cũng là làm cơ sở để lĩnh hội tường tận văn bản. Những nhân tố ảnh hưởng đến ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp, bối cảnh và văn cảnh.
  1. Nhân vật giao tiếp chính là người nói, người nghe, người đọc có tác động không nhỏ tới quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản. Với vị thế, quan hệ, đặc điểm cá nhân, vốn sống, văn hóa,.. đối với nhau luôn chi phối nội dung, hình thức lời nói của nhau.

\>> Mời bạn tham khảo: Soạn Ngữ văn 12

  1. Người giao tiếp dùng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra sản phẩm cụ thể của cá nhân là lời nói.
  1. Các câu trong hoạt động giao tiếp đều có nghĩa. Nghĩa của câu là chủ đích ý muốn diễn đạt, truyền tải trong hoạt động giao tiếp. Mỗi câu thường trong hoạt động giao tiếp thường mang hai thành phần nghĩa một là nghĩa sự việc, hai là nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc mang ý nghĩa sự việc mà câu nói giao tiếp nhắc tới còn nghĩa tình thái ứng với thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận của người nói biểu đạt với người nghe hoặc với sự việc.
  1. Trong hoạt động giao tiếp vẫn phải chú ý và rèn luyện thói quen, kỹ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
  • Bản thân mỗi cá nhân học được cách nắm vững các chuẩn mực ngôn từ để biết cách sử dụng sao cho đúng chuẩn mực.
  • Vận dụng, ứng dụng một cách đa dạng, linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.
  • Có thể mượn từ nước ngoài khi cần thiết với mục đích tiếp cận tích cực, tuy nhiên tránh lạm dụng để giữ gìn được sự trong sáng của Tiếng Việt.

\>>> Combo sổ tay các môn học đã có mặt trên kệ sách nhà bạn chưa? > Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT

2.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181

Câu “Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết” được đề cập tới trên đề bài mang hai thành phần nghĩa tình thái và nghĩa sự việc:

- Nghĩa sự việc: Thông báo việc con chó biết việc nó bị chết. "cu cậu mới biết là cu cậu chết”

- Nghĩa tình thái:

  • Sự xót thương, dằn vặt bộc lộ rõ trong lời nói của lão Hạc [gọi con chó là “cu cậu” thể hiện sự yêu quý, lời thông báo nghẹn ngào như một tiếng khóc].

2.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181

- Sự khác nhau giữa hoạt động giao tiếp giữa các nhân vật và giữa nhà văn và độc giả là:

+ Có sự luân phiên liên tục đổi vai, tức thì trong hoạt động giao tiếp dạng nói giữa hai nhân vật sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, biểu cảm có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể đào sâu để chia sẻ, trao đổi.

+ Hoạt động giao tiếp ở dạng viết hay còn gọi là gián tiếp khi gọi tên hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và người đọc tác phẩm của mình.Hay còn được gọi là giao tiếp một chiều Nhà văn tạo lập văn bản tại thời điểm và không gian cách biệt. Vì thế những thông tin và thông điệp tác giả gửi gắm không phải lúc nào cũng được người đọc có thể lĩnh hội trọn vẹn.

Khóa học PAS THPT giúp xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay để được lên lộ trình càng sớm càng tốt bạn nhé!

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Qua bài tổng hợp này, VUIHOC hy vọng các em có thể nắm bắt được kiến thức về bài học này. Mong rằng Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp ích với các em học sinh lớp 12 trong quá trình học tập. Để học nhiều hơn các kiến thức môn Ngữ Văn và các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Chủ Đề