Soạn thuyết minh về 1 phương pháp cách làm

Dưới đây là tài liệu soạn bài thuyết minh về một phương pháp cách làm đầy đủ. Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo để vận dụng vào bài viết của mình sao cho hiệu quả nhất nhé!

– Trước khi đi vào tìm hiểu phương pháp cách làm, các bạn cần đọc qua nội dung 2 văn bản trong sách trang 24-25.

Câu hỏi

Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may áo quần,…] người ta cần nêu những nội dung nào? Cách làm được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may áo quần,…] người ta cần nêu những nội dung sau:

  • Nguyên liệu
  • Cách làm
  • Yêu cầu về thành phẩm.

– Cách làm được trình bày theo trình tự:

  • Từ trên xuống dưới
  • Từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm
  • Yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.

II- Luyện tập thuyết minh về một phương pháp cách làm

Câu 1: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc?

Gợi ý đáp án:

Đề tài: Giới thiệu cách làm phong bao lì xì đón Tết

Nguyên liệu:

+ Giấy màu, giấy A4, keo dán, kéo

+ Bút chì, bút màu, thước kẻ

Cách thực hiện

  • Bước 1: Sử dụng tờ giấy A4, cắt làm đôi hoặc cắt thành hình chữ nhật với kích thước 9×20 cm.
  • Bước 2: Lấy tờ giấy và gấp lại chừa mép trên khoảng 3 cm như hình.
  • Bước 3: Phần giấy gập lại thấp hơn, cắt bỏ rìa 2 bên khoảng 1 cm như hình.
  • Bước 4: Cắt bo nhẹ ở phần góc nơi giao nhau giữa 2 mép gấp.
  • Bước 5: Cắt hở 2 đường ở hai mép giấy
  • Bước 6: Gấp 2 viền bo theo hình chữ nhật nhỏ phía trong
  • Bước 7, 8: Bôi keo dán 2 mép gấp vừa gấp lại. Dán phần hình chữ nhật nhỏ phía trong lên để hoàn thiện bao lì xì.
  • Bước 9: Cắt bo tròn góc nắp bao lì xì
  • Bước 10: Hoàn thiện cơ bản bao lì xì.
  • Bước 11,12: Trang trí theo sở thích.

Yêu cầu thành phẩm

  • Phong bao lì xì kín đáo, chắc chắn, trang trí đáng yêu, sáng tạo.

Câu 2: Đọc bài giới thiệu sau đây. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Gợi ý trả lời:

Cách đặt vấn đề: Đó là văn bản đã khẳng định được vai trò của việc đọc nhanh thông qua việc nêu phản đề. Cụ thể, như mặc dù công nghệ thông tin máy móc rất phát triển nhưng nó không thể thay thế được việc đọc sách. Đồng thời, văn bản cũng trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc sách của con người với khối lượng thông tin khổng lồ của nhân loại. Cho thấy, việc đọc nhanh sẽ mang lại lợi ích to lớn như thế nào.

Cách đọc: tác giả đã trình bày cách đọc từ thấp đến cao. Bắt đầu là ở mức thấp có thể đọc thành tiếng. Thứ hai là ở mức cao có thể đọc thầm [đọc theo dòng và theo ý].Thứ ba là đọc lướt từ trên xuống dưới. Tiếp theo, người viết trình bày cách để có thể đọc sách hiệu quả như là không bám sát các từ mà nắm chắc các ý; Nên đọc từ từ, không quá nhiều một lúc; phân chia thời gian ngắn để có thể thu nhận đầy đủ thông tin chính của cuốn sách hay trang sách. Việc đọc nhanh không khó, vì vậy ai cũng có thể vận dụng được. Tuy nhiên khi đọc cần phải tập trung cao độ và có ý chí quyết tâm lớn.

Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh trong bài: Nội dung nêu ra rất tỉ mỉ và chi tiết. Đó là tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể như khi đọc theo phương pháp theo dòng thì nhiều người có thể đọc với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút. Với cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý, tác giả đã chỉ ra hiệu quả của phương pháp này đó là giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin cần thiết trong một đoạn, một trang sách và có thể lọc bỏ được những thông tin không cần thiết. Hiệu quả của việc đọc này còn thể hiện qua số liệu cụ thể là chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6 -7 dòng, và đôi khi cả trang mà không tốn nhiều thời gian.

*** Có thể nói, trong văn bản, tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể để giúp người đọc thêm phần tin tưởng. Ví dụ như tác giả đưa ra những tấm gương đọc nhanh như Na-pô-lê-ông, Ban-zắc, Mac-xim Goroki… Hoặc những gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.

Với cách đặt vấn đề rồi giải quyết như trên đã giúp người đọc dễ dàng hiểu được nội dung văn bản. Đồng thời, với cách trình bày khoa học, logic cùng các dẫn chứng sát với thực tế đã khiến văn bản trở nên đáng tin cậy và thuyết phục với người đọc.

Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Các số liệu trong bài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh. Nó mang tính xác thực, cụ thể, giúp người đọc hiểu cảm nhận rõ hơn hiệu quả của việc đọc nhanh.

- Khi thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu một món ăn,.. người ta thường giới thiệu về nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày theo trình tự thời gian: trước sau

II. Luyện tập

Câu 1 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Dàn bài thuyết minh về cách làm diều

a. Nguyên vật liệu

Vật liệu và dụng cụ

- Vài tờ báo

- Một thanh tre, một nan tre

- Một cuộn dây dài, dây cước

- Một hộp keo dán giấy

- Một chiếc kéo cắt giấy

b. Cách làm

- Cắt giấy

      + Gập tờ báo cắt thành hình vuông 40 cm x 40cm làm thân diều

      + Tiếp tục cắt thêm những mảnh giấy có kích thước 3cm x 25cm

      + Cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cm x 60cm.

- Cắt thanh tre

      + Chuẩn bị một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm, uốn cong 1 phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.

      + Dùng một sợi dây cước căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong của nó sẽ nhìn thấy thanh tre và sợi dây hình cánh cung.

- Dán đuôi diều và dây diều

      + Lấy những mẩu giấy nhỏ đã cắt ở bước 1, dán ở phía góc dưới của con diều sao cho mỗi đuôi khoảng 60cm, đuôi ở giữa có thể 80cm.

      + Xuyên sợi dây ở phía trên nan của con diều [giao giữa nan và cánh cung] rồi kéo thẳng dây ra là xong.

c. Thành phẩm

- Diều phải lành, chắc chắn, không bị rách hay méo mó

- Thử kéo dây và thả diều, diều bay cao được mới đạt chất lượng.

Câu 2 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Phương pháp đọc nhanh

a. Cách đặt vấn đề

- Khẳng định vai trò của việc đọc sách bằng cách:

      + Nêu sự phát triển của khoa học thông tin nhưng khẳng định máy móc không thể thay thế được việc đọc.

      + Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

b. Giải quyết vấn đề [các cách đọc và phương pháp đọc nhanh]

Trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:

- Ở mức thấp có đọc thành tiếng [quá chậm, mất nhiều thời gian]

- Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm 2 loại: đọc theo dòng và đọc theo ý:

      + Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, đọc từng câu, từng chữ.

      + Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh.

Ưu điểm: lướt từ trên xuống dưới, không bám sát các từ mà nắm chắc các ý, trong một thời gian ngắn có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một cuốn sách, trang sách, ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.

c. Kết luận

- Những tấm gương đọc nhanh

- Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh: mở các lớp dạy đọc nhanh



Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP [CÁCH LÀM]

Trả lời câu hỏi [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may quần áo ...] người ta thường nêu những nội dung sau:

   + Nguyên vật liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

- Cách chơi:

    + Địa điểm: trong nhà, ngoài sân

    + Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm

    + Hướng dẫn: quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người là một.

  Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc "dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi", khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xuống, sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người

- Luật chơi:

+ Trong 1 khoảng thời gian bạn nào không có vòng thì bị thua.

+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2

Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp, lần lượt các ý sau:

+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.

+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.

+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.

+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.

- Các cách đọc:

+ Đọc thành tiếng.

+ Đọc thầm [gồm đọc theo dòng và đọc ý].

- Nội dung và hiệu quả

+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.

+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.

- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Loigiaihay.com


Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề