Sóc Trăng có bao nhiêu người?

      Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng.v.v... tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt, trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành. Đó là bản tính truyền thống của người dân Nam bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng./.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định số 496/QĐ-TTg công nhận TP Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Tối 20.4, ông Nguyễn Văn Quận - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 496/QĐ-TTg công nhận TP Sóc Trăng đạt đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng là một tin vui cho địa phương.

Được công nhận đô thị loại  II, là một tin vui cho bà con TP.Sóc Trăng.

Theo ông Quận, năm 2005, TP Sóc Trăng đã được công nhận là đô thị loại III, với quy mô 10 phường. Tính đến cuối năm 2020, dân số TP Sóc Trăng đạt hơn 203.000 người, mật độ dân số 2.672 người/km2; tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 15,81% [giai đoạn 2019 - 2020].

Tính đến cuối năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TP Sóc Trăng đạt hơn 28.352 tỉ đồng [tăng 1,3% so cùng kỳ], chiếm tỷ trọng trên 54% của toàn tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 14.650 tỷ đồng [tăng 12,6% so với cùng kỳ], chiếm tỷ trọng trên 53% toàn tỉnh.

Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm trên 70% giá trị công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 91,5 triệu đồng/người/năm [tăng 3% so với năm 2020]; hộ nghèo trên địa bàn TP chỉ còn 49 hộ…

TP Sóc Trăng được xác định sẽ từng bước tiến tới là trung tâm kinh tế của tiểu vùng ven biển Đông; trung tâm nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản; trung tâm chế biến công nghiệp nông - thủy sản, công nghiệp năng lượng sạch; trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử và trở thành 1 trong 6 đô thị loại I của ĐBSCL trong thời gian tới. Đến năm 2025, TP sẽ hoàn thành mức cao của các tiêu chí đô thị loại II, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và xây dựng cơ sở dữ liệu chủ yếu để hướng đến đô thị thông minh.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã tiến hành thẩm định Đề án đề nghị công nhận TP Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Hội đồng thẩm định đã thống nhất chấm Đề án đề nghị công nhận TP Sóc Trăng là đô thị loại II với tổng số điểm là 88,72.

    Với đặc điểm địa lý thuận tiện về giao thông thủy bộ, cùng với nét văn hóa đặc sắc riêng, thành phố Sóc Trăng luôn tạo ra môi trường đầu tư thu hút các doanh nghiệp đến để khai thác tiềm năng kinh tế, thương mại - dịch vụ và du lịch. Một đô thị trẻ văn minh, tiện nghi, hiện đại, mến khách; một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Sóc Trăng trong tương lai.

STO - Chiều ngày 8-10, đồng chí Trần Văn Chuyện – Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Sóc Trăng.

Dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh; trưởng, phó ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là một cuộc tổng điều tra có quy mô lớn nhất trong các cuộc điều tra và được thực hiện 10 năm một lần. Trong quá trình thực hiện, cuộc tổng điều tra đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; của cấp ủy, UBND các các cấp, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành đã góp phần vào sự thành công của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, toàn tỉnh điều tra 321.586 hộ, tăng 3,55% so với tổng điều tra 2009, trong đó số hộ thành thị 101.396 hộ, nông thôn 220.190 hộ, quy mô bình quân là 3,6 người/hộ; tổng số nhân khẩu điều tra toàn tỉnh là 1.199.653 người [giảm 93.200 người so với tổng điều tra năm 2009], trong đó có 597.992 nam và 601.731 nữ, tỷ lệ nữ chiếm 50,16% tổng dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 362 người/km2; dân tộc Kinh là 774.807 người, dân tộc khác là 424.864 người.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chuyện phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết. Ảnh: Quang Bình

Sau 10 năm, dân số tỉnh Sóc Trăng đã giảm 93.200 người, bình quân giảm mỗi năm trong kỳ khoảng 9.320 người, tỷ lệ giảm bình quân 0,75% năm; trong đó, khu vực thành thị tăng 4,39% năm, khu vực nông thôn giảm 2,51% năm. Tuy nhiên, kết quả số liệu dân số của từng huyện sau 10 năm thì dân số và tỷ lệ tăng, giảm dân số bình quân hàng năm của các huyện không đồng đều, tỷ lệ giảm nhiều nhất là huyện Long Phú [-15,95%], huyện Trần Đề [-15,05%], huyện Mỹ Tú [-14,88%], huyện Thạnh Trị [-13,98%]... riêng TP. Sóc Trăng tăng 0,94% và TX. Vĩnh Châu tăng 0,53%.

Nguyên nhân việc giảm dân số bình quân/năm mang tính chất xã hội, do di cư thuần ở hầu hết các địa phương trong tỉnh nói riêng và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn và việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung đã tác động đến việc di cư thuần của dân số; việc hình thành các thị trấn trong tỉnh đã làm thay đổi tỷ trọng dân số khu vực thành thị và nông thôn theo hướng tích cực.

Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1-4-2019 vừa qua được nhân dân trong tỉnh nhiệt tình hưởng ứng; hầu hết cán bộ ban chỉ đạo, văn phòng ban chỉ đạo các cấp, điều tra viên, tổ trưởng tham gia vào công tác tổng điều tra hưởng ứng tích cực, nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, các nội dung công việc được triển khai và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, đúng theo kế hoạch đề ra... Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tham luận của các địa phương: Kế Sách, Long Phú, Châu Thành và một số sở, ban ngành tham dự hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Văn Chuyện nhấn mạnh: “Kết quả từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh là nguồn thông tin quan trọng. Theo đó, những thông tin về dân số và nhà ở thu thập được từ tổng điều tra này rất có ý nghĩa, vừa phục vụ việc đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, vừa là cơ sở để xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương ban chỉ đạo, thành viên tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 các cấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời yêu cầu Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương làm tốt các khâu còn lại của cuộc tổng điều tra; kịp thời báo cáo các số liệu điều tra đến UBND tỉnh, đặc biệc là tình hình dân số, nhà ở…”.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 14 tập thể và 23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổng điều tra dân số năm 2019. Đối với cấp huyện, có 11/11 huyện, thị, thành phố đã khen thưởng cho 31 tập thể và 151 cá nhân; Cục trưởng Cục Thống kê đã khen thưởng cho 26 tập thể và 179 cá nhân; Ban Chỉ đạo tỉnh đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổng điều tra dân số năm 2019.

Sóc Trăng bao nhiêu dân?

Dân số trung bình của tỉnh Sóc Trăng vào năm 2022 ước tính là 1.197.823 người, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 33,87%.

Thành phố Sóc Trăng có bao nhiêu huyện?

Hành chính. Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.

Sóc Trăng có người gì?

Diện tích tự nhiên là 7.599,15 ha, dân số trên 203.000 người; trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65,54%, dân tộc Khmer chiếm 22,58 % và dân tộc Hoa chiếm 11,82%, các dân tộc khác chiếm 0,06%. Cuối năm 2021, thành phố Sóc Trăng đã hoàn thành tiêu chí nâng cấp đô thị đạt chuẩn đô thị loại II.

Sóc Trăng có biệt danh là gì?

Theo trang tin điện tử của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer tạo thành. Chữ Srok nghĩa là "xứ", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang do đó có ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua.

Chủ Đề