Sốt xuất huyết dengue bộ y tế 2023

Bộ Y tế dự báo ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống dịch, kiên quyết không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế mới đây đã tiếp tục có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố huy động các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản và cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, khu vực có ổ dịch cũ. Đồng thời triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng [bọ gậy] trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng [bọ gậy] cao và 1 tháng/lần tại các khu vực còn lại; vận động toàn thể người dân cùng tham gia.

Sở Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch trong cộng đồng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong; có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế chuyển tuyến khi không cần thiết, tránh quá tải bệnh viện. Bên cạnh đó tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở...

Theo các chuyên gia y tế, trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, với số lượng người mắc bệnh tăng cao, thậm chí phải nhập viện, tử vong, người dân cần nhận biết các triệu chứng, cách dùng thuốc đúng và các biện pháp phòng ngừa có thể dễ dàng chống lại căn bệnh này.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi truyền, đôi khi biến chứng có thể gây chết người được gọi là sốt xuất huyết nặng.

Tại Việt Nam, tình hình nhiễm sốt xuất huyết thường diễn biến phức tạp và đạt đỉnh từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. Hiện số ca sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng.

Theo Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ: 

Mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue [phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời].

Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo [người bệnh được cho nhập viện điều trị].

Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng [người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu], mức độ này bao gồm: Sốc sốt xuất huyết Dengue; sốc sốt xuất huyết Dengue nặng; xuất huyết nặng; suy tạng nặng.

THÁI SƠN

Thứ Năm, 05/09/2019, 08:10

Tăng giảm cỡ chữ:

Đây là nội dung nổi bật nêu tại Quyết định 3705/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 22/8/2019.

Theo đó, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút này truyền từ người bệnh sang người khác do muỗi đốt, xảy ra quanh năm, thường tăng vào mùa mưa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới 2009, bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 03 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, người bệnh có thể chết.


Bộ Y tế hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết Dengue [Ảnh minh họa]

Trong trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue, cần lưu ý những điểm sau:

- Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sô cô la…

- Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây như nước dừa, cam, chanh… hoặc nước cháo loãng với muối; Nên uống theo nhu cầu cơ bản, khuyến khích uống nhiều;

- Nếu sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm;

- Không dùng aspirin, analgin… để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu;

- Phải đến khám lại ngay nếu có một trong các dấu hiệu: Khó chịu mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; Không ăn, uống được; Nôn ói nhiều; Đau bụng nhiều; Tay chân lạnh, ẩm; Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/8/2019.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Chủ Đề